CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG Cể TÀI SẢN
1.4. Kinh nghiệm về hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm
1.4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Để giải quyết tình hình khủng hoảng và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống Ngân hàng, giải quyết các khó khăn và hạn chế rủi ro trong toàn hệ thống tài chính, hai giải pháp hàng đầu được Chính phủ Thái Lan đưa ra là cải thiện khuôn khổ pháp lý bảo đảm an toàn hoạt động ngành tài chính ngân hàng và tiến hành các bước tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Củng cố khuôn khổ quy định quản lý:
- Áp dụng phương pháp phân loại nợ khắt khe hơn và áp dụng quy định dừng lãi lũy kế (đối với nợ xấu).
- Xõy dựng lộ trỡnh rừ ràng để cỏc ngõn hàng trớch lập dự phũng rủi ro đầy đủ, đồng thời các yêu cầu về trích lập dự phòng sẽ được gia tăng sáu tháng một lần.
- Ban hành quy định mới về định giá tài sản đảm bảo cho các khoản vay lớn bắt buộc phải được định giá bởi bên độc lập.
20
Tái cấu trúc toàn diện ngành tài chính - ngân hàng:
- Thành lập Ủy ban Tư vấn tái cấu trúc tài chính cấp cao tham mưu cho Thống đốc và Bộ trưởng Tài chính.
- Sự cam kết của các quỹ công chúng trong việc hỗ trợ tái cấp vốn cho các ngân hàng và công ty tài chính còn hoạt động tốt.
- Tái cơ cấu tín dụng doanh nghiệp.
- Quản lý nợ xấu và đề xuất giải pháp cấp thiết để thu hồi và xử lý trong thời gian sớm nhất.
- Đóng cửa, sáp nhập hoặc bán các NHTM và công ty tài chính yếu kém.
- Gia tăng giám sát bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng, đồng thời tích cực áp dụng các thông lệ quốc tế trong quản trị ngân hàng.
- Tái cơ cấu hoạt động các ngân hàng quốc doanh và chuẩn bị cho cổ phần hóa các ngân hàng này.
1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Từ một số nguyên nhân chính gây ra các khoản nợ xấu tại Trung Quốc, là một nước gần gũi và có các điều kiện tương tự - Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm để hạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn gây ra rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo.
Nguyên nhân các khoản nợ xấu xuất phát từ:
- Dư nợ tín dụng tăng quá nhanh trong khi trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng chưa đạt tiêu chuẩn.
- Tài sản thế chấp: Cho vay dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng mà không đánh giá nguồn trả nợ chính. Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao; Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu của ngân hàng mình; Cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao, tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng gần đây đã làm cho trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn.
- Thông tin khách hàng: Không thu thập đầy đủ thông tin KH vay, hồ sơ pháp
21
lý không đầy đủ; không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt thời hạn hiệu lực khoản vay.
- Không văn bản hóa thỏa thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.
- Giám sát sau giải ngân kém: không giám sát các khoản cho vay xây dựng như kiểm tra tình hình thực tế, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,... Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.
Từ một số nguyên nhân trong vô vàn các nguyên nhân gia tăng nợ quá hạn tại Trung Quốc, là một nước nằm trong khu vực và có các điều kiện tương tự, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm nhằm hạn chế rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động cấp tín dụng trong giai đoạn hiện nay.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Vietinbank trong việc hạn chế rủi ro hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo
Các NHTM nên hoàn toàn chủ động xử lý các khoản nợ xấu có đảm bảo bằng tài sản của mình. Vấn đề là phải xây dựng cơ chế hợp lý. Cơ chế phải đảm bảo được 5 nguyên tắc:
- Hỗ trợ các NHTM thu hồi được vốn đã đầu tư vào nợ xấu nhanh chóng nhưng không gây ra tổn thất quá lớn cho các NHTM;
- Việc thu hồi nợ xấu không làm trầm trọng thêm tình hình thị trường bất động sản;
- Giảm thiểu tối đa thiệt hại của các nhà đầu tư;
- Giảm thiểu tối đa chi phí của Chính phủ;
- Tách biệt hoạt động xử lý nợ xấu và hoạt động kinh doanh của NHTM.
Việc xử lý nợ xấu của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia. Tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản trong khi thị trường bất động sản chỉ có thể phục hồi trong trung hạn, xử lý nợ xấu không được gây tổn thất quá lớn cho Chính phủ và
22
bản thân các NHTM.
Kết luận Chương 1
Lý luận về tài sản đảm bảo và rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản bảo đảm tại ngân hàng, Cách thức phân loại, ảnh hưởng của rủi ro đến hệ thống NH và nền kinh tế. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro, một số chỉ tiêu xác định rủi ro, nghiên cứu kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.