PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG GIÁ TRỊ KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY XI MĂNG NGHI SƠN
2.1 Khái quát về ngành xi măng Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành xi măng Việt Nam
Ngành xi măng Việt Nam hình thành khá sớm với cơ sở đầu tiên là nhà máy xi măng Hải Phòng, xây dựng năm 1899, và sau năm 1954 được khôi phục để phục vụ cho các công trình quốc phòng và phát triển kinh tế miền Bắc. Sau năm 1975, ngành xi măng tiếp quản nhà máy xi măng Hà Tiên ở miền Nam (Thủ Đức, TPHCM) với công suất 300.000 tấn/năm được xây dựng từ những năm 1960.
Ngày 7/9/1979 Hội đồng Chính phủ có quyết định số 308/CP thành lập Liên hiệp các xí nghiệp xi măng. Ngày 05/10/1993 Bộ Xây dựng có quyết định số 456/BXD-TCL đổi tên thành Tổng Công ty xi măng Việt Nam (VNCC). Sau nhiều lần thay đổi tên, mô hình hoạt động, ngày 6/12/2007 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 189/2007/QĐ-TTg: đổi tên gọi thành Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM).
Thập niên 80, Việt Nam (VN) xây dựng hai nhà máy hiện đại, công suất lớn là Bỉm Sơn (tại Thanh Hóa, 1,2 triệu tấn/năm, từ 1981) và Hoàng Thạch (tại Hải Dương, 1,1 triệu tấn/năm, từ 1983). Tại Kiên Giang, nhà máy Hà Tiên được khôi phục sản xuất (1,4 triệu tấn/năm) phục vụ thị trường phía nam và chuyển clinker về trạm nghiền Thủ Đức phục vụ thị trường Tp. HCM.
Từ năm 1990 nhu cầu xi măng tăng khoảng 20%/năm, VNCC đã mở rộng sản xuất, đầu tư, liên doanh để nâng dần sản lượng xi măng lên đáp ứng thị trường.
Tháng 7/1996 dây chuyền 2 nhà máy Hoàng Thạch đi vào sản xuất. Năm 1998 nhà máy Bút Sơn hoạt động. VNCC liên doanh với tập đoàn Chinfon xây dựng nhà máy xi măng Chinfon (1,4 triệu tấn/năm), liên doanh với Hoderbank Financial Glaris (Thụy Sỹ) xây dựng nhà máy xi măng Sao Mai (nay là Holcim) 1,76 triệu tấn/năm,
liên doanh với Nihon Cement Corporation và Mitsubishi Materials Corporation (Nhật) xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn công suất 2,2 triệu tấn/ năm.
Sau năm 2000, hàng loạt dự án xi măng mới được triển khai và đi vào hoạt động và đến hết năm 2010 VN sẽ có khoảng 45 nhà máy xi măng lò quay với tổng công suất thiết kế hơn 60 triệu tấn. Chính Phủ đã có chủ trương không cấp phép xây dựng thêm các dự án xi măng mới, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tìm thị trường xuất khẩu xi măng.
Đến nay, bên cạnh những thương hiệu quen thuộc như Hà Tiên, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, ngành xi măng Việt Nam đã có thêm hàng loạt những thương hiệu xi măng nổi tiếng như: Cẩm Phả, Chinfon, Hạ Long, Hoàng Mai, Holcim, Nghi Sơn, Phúc Sơn, Tam Điệp…và rất nhiều thương hiệu xi măng địa phương khác.
2.1.2 Đặc điểm thị trường xi măng Việt Nam 2.1.2.1 Cơ cấu
Thị trường xi măng VN hiện nay cơ cấu theo ba thành phần
Vicem, nắm vai trò chủ đạo, điều tiết, chi phối nguồn cung và giá cả trên thị trường xi măng VN, chiếm khoảng 37,7% thị phần (năm 2009).
Các công ty xi măng liên doanh chiếm khoảng 30,7% thị phần (năm 2009), là các nhà sản xuất mạnh về xi măng công nghiệp.
Các nhà máy xi măng ngoài Vicem và xi măng địa phương chiếm 31,6 % thị phần (năm 2009), chủ yếu là dòng xi măng phục vụ xây dựng dân dụng.
XM khác 33%
Năm 2008
VICEM 37%
XM khác 32%
Năm 2009 VICEM
38%
L.Doanh
30,2% L.Doanh
31%
Hình 2-1: Tương quan thị phần xi măng 2009 so với 2008 (Nguồn: VICEM, 2010)
30
2.1.2.2Tình hình cung cầu, tiêu thụ
Trước năm 2008, nhu cầu tiêu thụ xi măng của Việt Nam tăng nhanh đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giai đoạn 2001 -2008 tốc độ tiêu thụ bình quân tăng 12%-14%/ năm. Nguồn cung trong nước không đủ nên thị trường luôn trong tình trạng thiếu hụt, trầm trọng nhất là thị trường phía nam – nơi tiêu thụ đến 38% - 40% sản lượng xi măng cả nước nhưng chỉ có 4 nhà máy xi măng sản suất được clinker tại chỗ. Năm 2009, ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính thế giới, nhiều dự án xây dựng lớn đã bị hủy bỏ hoặc giãn tiến độ nên tốc độ tăng tiêu thụ chậm lại. Những tháng đầu năm 2010 kinh tế tiếp tục phục hồi và tăng trưởng, nhu cầu tiêu thụ xi măng đã trở lại mức cao, sáu tháng đầu năm cả nước tiêu thụ khoảng 23.3 triệu tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2009 nhưng do nguồn cung toàn xã hội tăng mạnh (tăng 40% so với nhu cầu xi măng 6 tháng đầu năm) nên đã có nơi dư thừa xi măng hoặc sản xuất không hết công suất. Dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng năm 2010 vào khoảng 49-50 triệu tấn (tăng 10% so với năm 2009) trong khi nguồn cung hiện đã đạt đến mức 61 triệu tấn.
Bảng 2-1: Nhu cầu tiêu thụ và sản lượng xi măng Việt Nam giai đoạn 2003 -2009
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tốc độ tăng tiêu thụ (%) 13,9 16,8 9,4 13,8 9,4 10,8 13,3 Nhu cầu tiêu thụ (triệu tấn) 22,6 26,4 28,9 32.9 36.0 39,9 45.3 Sản lượng sản xuất (triệu tấn) 21,1 25,3 22,6 32.7 32.5 36.1 43.3 Chênh lệch cung – cầu (triệu tấn) -1,5 -1,1 -6,3 -0,2 -3,5 -3,8 -2.0
Nguồn: VICEM (2010).
2.1.2.3Cơ cấu thị trường theo vùng địa lý
Do đặc điểm nguồn nguyên liệu phân bổ chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ và các nhà máy xi măng hầu hết cũng được xây dựng gần vùng nguyên liệu, trong khi nhu cầu xây dựng ở miền Nam rất lớn nên về mặt địa lý, thị trường tiêu thụ xi măng không gắn kết tốt với các cơ sở sản xuất, vận chuyển clinker và xi măng vào phía Nam đóng vai trò quan trọng trong việc phân bổ lại thị trường và lợi nhuận của các nhà sản xuất.
Hình 2-2: Tương quan tiêu thụ xi măng ba miền năm 2009.
Nguồn: Vicem (2010), ôBỏo cỏo tổng kết năm 2009ằ
2.1.3 Khả năng cạnh tranh của ngành xi măng Việt Nam khi hội nhập Trước đây, ngành xi măng Việt Nam phần lớn bị chi phối bởi VNCC nơi gần như khống chế việc khai thác nguyên liệu trong nước và nhập khẩu thông qua giấy phép của VNCC. Khi đó thuế suất nhập khẩu xi măng rất cao (30%). Năm 2006 khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế suất nhập khẩu giảm còn 21%. Theo tiến trình hội nhập mở cửa, clinker và xi măng không còn nằm trong danh mục hàng hóa cần có giấy phép nhập khẩu. Trước năm 2008, thuế nhập khẩu clinker trong khối ASEAN là 5%, ngoài khối là 10%. Do có sự khác biệt về thuế, lượng nhập khẩu clinker từ ngoài khối ASEAN bị hạn chế. Việc nhập khẩu trong khối ASEAN gặp khó khăn do bị ép giá, tăng giá.
Giữa năm 2008, thuế suất nhập khẩu clinker xuống 0% từ 26/5/2008 theo quyết định số 29/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Do vậy, khả năng các nhà xuất khẩu clinker và xi măng trong khu vực Đông Nam Á thâm nhập thị trường VN có thể xảy ra. Mặt khác, sau năm 2010 Việt Nam bắt đầu dư thừa xi măng, có thể tính đến xuất khẩu. Chất lượng xi măng Việt Nam ngày được nâng cao, nhất là sản phẩm của các hãng liên doanh và các dây chuyền sản xuất xây dựng sau và áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. Với lợi thế về địa lý, Việt Nam có thể xuất xi măng qua các nước láng giềng như Campuchia, Lào - những thị trường còn tiềm năng lớn. Tuy
nhiên, khi giá xăng dầu thế giới có chiều hướng tăng, clinker và xi măng là mặt hàng nặng và bụi, cước vận chuyển chiếm tỷ trọng cao trong giá bán thì khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam ở thị trường các nước trong khu vực cũng như việc xâm nhập thị trường Việt Nam của xi măng bên ngoài vẫn còn nhiều hạn chế.