Tỷ lệ huy động vốn/GDP

Một phần của tài liệu hoàn thiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 64 - 68)

Năm 2004 2005 2006 2007 2008* 2020*

Tiền gửi/GDP 60% 68% 70% 72.5% 74.2% 100%

Tiền mặt/Tiền gửi 26% 23% 22.2% 21% 20.1%

GDP(tỷ USD) 52 56 60 70 84.5 90

(Nguồn: NHNN, Tổng cục thống kê và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF do tác giả tự tổng hợp)

Nhƣ vậy nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng của doanh nghiệp và đặc biệt là của dân cƣ sẽ lên tăng mạnh trong thời gian tới.

Tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.541 km2 và dân số hơn 1 triệu ngƣời, với 8 dân tộc anh em với sinh sống đó là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mơng, Sán Chay, Hoa và Dao. Thái Nguyên là nơi hội tụ nền văn hoá của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Tỉnh Thái Ngun có di tích lịch sử An tồn khu (ATK) ở huyện Định Hố, có di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai, có Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam tại trung tâm Thành phố Thái Ngun, có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phƣơng trong tỉnh. Tỉnh Thái Nguyên có nhiều khu thiên nhiên phong cảnh sơn thuỷ hữu tình nhƣ khu du lịch Hồ Núi Cốc, Hang Phƣợng Hoàng, suối Mỏ Gà…

Thái Nguyên hiện có 6 trƣờng Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên là Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Y, Đại học Sƣ phạm, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Nông Lâm, Đại học Khoa học, Đại học CNTT và Truyền thơng. Ngồi ra cịn có hai khoa trực thuộc Đại học Thái Nguyên là khoa Ngoại ngữ và khoa Quan hệ quốc tế và một trung tâm giáo dục quốc phịng. Bên cạnh đó cịn có 18 trƣờng Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề thu hút số lƣợng lớn học sinh, sinh viên ở các tỉnh lân cận, đáp ứng yêu cầu về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề không chỉ riêng cho tỉnh mà còn cung cấp cho cả các tỉnh khác.

Dân số trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh có khoảng 550.000 lao động. Đây là một lợi thế lớn cho tỉnh trong việc đảm bảo nguồn lao động cho việc phát triển nền kinh tế của tỉnh.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự thay đổi lớn về cơ cấu ngành nghề của các tầng lớp dân cƣ, nhu cầu giao tiếp quan hệ giữa các tầng lớp dân cƣ tăng lên thúc đẩy yêu cầu phát triển các dịch vụ Viễn thông, công nghệ thông tin. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ, thƣơng mại, công nghiệp tăng lên, tỷ lệ lao động sản xuất nông nghiệp giảm đi. Theo số liệu tổng hợp của Sở Kế hoạch & Đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên thì trong 2 năm qua cơ cấu thực hiện cụ thể là: Công nghiệp, xây dựng đạt 39,78%, thƣơng mại và dịch vụ đạt 36,24%, nông, lâm, ngƣ nghiệp đạt 23,98%.

Tâm lý xã hội có xu hƣớng chọn sản phẩm mới lạ, sử dụng những dịch vụ tiện ích, nhanh gọn và có hiệu quả. Dịch vụ Ngân hàng hiện đại có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu của những nhà kinh doanh, ngƣời lao động trẻ tuổi.

Nền kinh tế xã hội càng phát triển thì nhu cầu đối với các dịch vụ tài chính ngân hàng càng lớn và ngƣợc lại. Mặc dù trong những năm gần đây, khoảng cách giữa mức sống của ngƣời dân nông thôn và ngƣời dân thành thị đang dần dần đƣợc thu hẹp. Điều đó tạo ra sự khác biệt về nhu cầu ở thị trƣờng thành thị và thị trƣờng nông thôn, đặc biệt là những dịch vụ ngân hàng hiện đại… Nhu cầu đối với các dịch vụ trên ở khu vực thành thị là rất lớn so với khu vực nông thôn, đồng thời cũng có sự khác nhau giữa các đối tƣợng sử dụng do việc sử dụng địi hỏi phải có mức thu nhập và trình độ nhất định.

Nhìn chung, với đặc điểm là trung tâm giao lƣu kinh tế văn hoá của các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc, tỉnh Thái Ngun có cơ hội xây dựng và phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu xã hội. Mặc dù các vấn đề về văn hố xã hội đã nêu trên có ảnh hƣởng một cách chậm chạp đến môi trƣờng kinh doanh song lại có ảnh hƣởng rất sâu sắc đến cơ cấu của cầu trên thị trƣờng.

d) Khách hàng

Sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng

Sự tín nhiệm, tin tƣởng của khách hàng thƣờng đƣợc tập trung đối với các NHTM Quốc doanh, và các NHTM CP danh tiếng nhƣ ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Sài Gịn thƣơng tín, Techcombank… Đối với BIDV, mức độ tín nhiệm của khách hàng khá cao do BIDV là thƣơng hiệu lớn và cung cấp các danh mục dịch vụ cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng.

Năng lực thƣơng lƣợng và trả giá

Các khách hàng Việt Nam thơng thƣờng có khả năng trả giá tƣơng đối tốt, đặc biệt trong cơ chế thỏa thuận lãi suất tiền gửi và cho vay, thậm chí thỏa thuận cả các mức phí dịch vụ.

Mức độ trung thành đối với ngân hàng, sự nhạy cảm đối với lãi suất và chất lƣợng dịch vụ

Khách hàng Việt Nam có mức độ trung thành chƣa cao, một phần do họ quá nhạy cảm với lãi suất và các mức phí của ngân hàng. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong thời kì bùng nổ lãi suất huy động. Thƣờng xun có sự di chuyển nguồn vốn huy động từ ngân hàng này sang ngân hàng khác khi các ngân hàng thực hiện chạy đua lãi suất. Cũng nhƣ vậy đối với khách hàng vay vốn, tình trạng vay ngân hàng này với lãi suất thấp để đáo hạn món vay với lãi suất cao hơn diễn ra một cách thƣờng xuyên.

Thói quen sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Khi q trình tiền tệ hóa trong nền kinh tế diễn ra sâu rộng hơn thì thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng trở nên thƣờng xuyên hơn, đặc biệt tại các thành phố lớn và trong thời kỳ hội nhập nhƣ hiện nay. Đây sẽ là một cơ hội lớn cho các nhà ngân hàng bởi lẽ nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của dân cƣ ngày càng lớn và đa dạng.

Khách hàng có một quyền năng đặc biệt đối với bất kì một doanh nghiệp nào và BIDV cũng ko nằm ngoài ngoại lệ đó. Họ có thể là ngƣời sử dụng cuối cùng nhƣng cũng có thể là các doanh nghiệp khách có nhu cầu về sản phẩm của ngân hàng và có khả năng thanh tốn. Khách hàng đóng một vai trị trung tâm trong việc phân tích chiến lƣợc của ngân hàng. Họ là ngƣời mang lợi nhuận cho ngân hàng. Có thể coi họ là một phần của ngân hàng. Sự trung thành của khách hàng mang đến cho ngân hàng một lợi thế lớn. Nhìn chung, đó là kết quả của một chiến lƣợc cạnh tranh khác biệt hóa sản phẩm thành cơng, làm thỏa mãn đƣợc nhu cầu của khách hàng thậm chí hơn cả sự mong muốn của họ. Mục tiêu của chiến lƣợc cạnh tranh khác biệt hóa sản phẩm là thơng qua chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ, hình thức cũng nhƣ giá trị tăng thêm của sản phẩm để kéo độ co dãn của cầu theo giá xuống, nhằm tạo ra một không gian giá tựa độc quyền cho ngân hàng. Khi sản phẩm đã đƣợc khác biệt hóa sẽ làm tăng vị thế của ngân hàng, bởi vì khách hàng sẽ rất tốn kém cho việc chuyển sang mua sản phẩm của ngân hàng khác;

Khách hàng không thật nhạy cảm đối với chất lƣợng dịch vụ mà họ sử dụng, họ sẽ không sẵn sàng trả giá cao hơn cho dịch vụ đó dù dịch vụ đƣợc coi là có chất lƣợng tốt hơn. Do vậy cần thiết phải có những biện pháp quảng bá, tiếp thị, hội thảo, thuyết trình, giới thiệu sản phẩm theo hƣớng đào tạo cung cấp những thông tin

cập nhật về chất lƣợng trong nƣớc và quốc tế cho khách hàng. Gây dựng lòng tin cho khách hàng là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng. Ngân hàng cần có những mối liên hệ sau bán hàng với khách hàng thông qua nhiều hình thức khác nhau nhƣ: Hội nghị khách hàng, nhóm khách hàng trọng điểm, chăm sóc khách hàng… Tuy nhiên việc coi “khách hàng là thƣợng đế” chỉ có nghĩa khi nó mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

e) Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh thƣờng là mối đe dọa chủ yếu đến sự phát triển của ngân hàng. Vì vậy, việc phân tích các đối thủ cạnh tranh là hết sức quan trọng. Ngân hàng phải biết số lƣợng các đối thủ cạnh tranh, cƣờng độ cạnh tranh cũng nhƣ tốc độ tăng trƣởng ngành kinh doanh, tỷ trọng vốn cố định của các đối thủ cạnh tranh, các mục tiêu và chiến lƣợc kinh doanh cũng nhƣ các đối sách mà các đối thủ cạnh tranh đang sử dụng, khả năng các đối thủ cạnh tranh thay đổi chiến lƣợc nhƣ thế nào? Kết quả tài chính và vị trí trên thị trƣờng cũng nhƣ tiềm năng tài chính của họ. Nên chọn ra một số đối thủ cạnh tranh quan trọng nhất rồi so sánh với khả năng cạnh tranh của mình theo các tiêu thức nhƣ : Khả năng cung cấp, nghệ thuật và kỹ thuật phục vụ khách hàng, mật độ phân phối, giá cả sản phẩm, quảng cáo, trợ giúp bán hàng, sự thi đua của các giao dịch viên, chất lƣợng dịch vụ, tiềm năng phát triển, sự linh hoạt, doanh thu, lợi nhuận, thị phần... Khi đánh giá cần lƣu ý rằng những điểm kém hơn vẫn có thể tạo ra các chiến lƣợc kinh doanh khác nhau và không đƣợc gộp tất cả chúng lại thành điểm yếu của doanh nghiệp.

f) Các đối thủ tiềm ẩn mới

Đối thủ tiềm ẩn chính là các ngân hàng mới tham gia kinh doanh trong ngành hoặc có ý định xâm nhập thị trƣờng, mặc dù chƣa có đe dọa trực tiếp đến lợi ích kinh doanh của ngân hàng nhƣng có khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh làm cản trở đến lợi ích của ngân hàng trong tƣơng lai. Một vấn đề ngân hàng cần quan tâm là điểm mạnh của đối thủ tiềm ẩn mới, ở chỗ họ thƣờng có tiềm năng mạnh về tài chính và cơng nghệ mới. Tuy ngân hàng có vị thế cạnh tranh hơn họ nhƣng cũng cần có các biện pháp đối phó nhƣ: tạo rào cản sự xâm nhập của họ từ bên ngoài: các lợi thế do sản xuất trên quy mơ lớn, chi phí chuyển đổi mua hàng của khách hàng cao do việc chuyên biệt hóa sản phẩm, các ƣu thế tạo ra giá thành thấp do nguồn cung ứng thuận lợi;

Trong trƣờng hợp cần thiết có thể quay trở lại liên kết với đối thủ cạnh tranh để bảo vệ thị trƣờng của mình.

g) Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là các sản phẩm của thị trƣờng khác nhƣng có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng nhƣ sản phẩm chính. Sự tồn tại của sản phẩm thay thế làm

hạn chế tiềm năng gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng đang cạnh tranh nhau rất khốc liệt để chiếm lĩnh thị phần, mở rộng danh tiếng. Chính vì lẽ đó mà các ngân hàng thƣờng đƣa ra các sản phẩm ngân hàng có những tính năng và ƣu việt mới để cạnh tranh. Do đó, phân tích sản phẩm thay thế là một phần rất quan trọng trong việc phân tích các thế lực cạnh tranh.

3.2.2.2 Phân tích hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2013

Xu hƣớng chung thƣờng thấy ở các Ngân hàng hiện nay là mở rộng hoạt động của mình sang các dịch vụ phi tín dụng nhằm mục đích đa dạng hóa, giảm thiểu rủi ro cũng nhƣ tăng thêm lợi nhuận. Từ chỗ kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm tín dụng, Chi nhánh BIDV Thái Nguyên đã mở rộng và phát triển nhiều dịch vụ phi tín dụng nhƣ chuyển tiền, phát hành thẻ ATM, thẻ VISA, dịch vụ chuyển tiền nhanh, kiều hối, thanh toán quốc tế, dịch vụ nhắn tin BSMS, dịch vụ thanh toán hoá đơn, dịch vụ nạp tiền điện thoại …Nhờ vậy, ngồi nguồn thu chính từ hoạt động tín dụng, đến nay nguồn thu từ dịch vụ của Chi nhánh không ngừng đƣợc tăng lên và chiếm trên 17% trong tổng lợi nhuận của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)