Tác động tới cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre luận văn ths du lịch (Trang 75 - 144)

2 5 Năng lực cộng đồng

2.4.3. Tác động tới cộng đồng địa phương

Du lịch sinh thái miệt vườn phát triển đem lại nguồn thu nhập cho người dân trong tỉnh. Bên cạnh việc bán các sản phẩm làm ra cho du khách để thu lợi nhuận thì cũng có rất nhiều dịch vụ khác được mở ra để phục vụ du khách mà chủ yếu là dịch vụ ăn uống. Góp phần làm tăng thu nhập cho người dân, đời sống cả về vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, nhà cửa khang trang sạch sẽ với đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt.

74

Hoạt động du lịch sinh thái miệt vườn được phát triển rộng rãi người dân sẽ có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với nhiều du khách khác nhau trên thế giới tạo điều kiện học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Chính vì thế, mà khi du lịch sinh thái miệt vườn phát triển sẽ làm tăng thu nhập cho người dân, đời sống cả về vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, nhà cửa khang trang sạch sẽ với đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt.

Bảng 2.9: Tác động từ du lịch tới cộng đồng địa phương

STT Nguồn lợi % Tác động từ du lịch %

1 Việc làm nhiều 66,2 Cải thiện cảnh quan tốt hơn 60,81 2 Việc làm ít 33,08 Nâng cao hiểu biết về xã hội 43,24 3 Thu nhập nhiều 33,78 Gây ô nhiễm môi trường 21,62 4 Thu nhập ít 62,16 Phá vỡ cảnh quan tự nhiên 24,32 5 Có hiểu biết 85,14 Kinh tế được cải thiện 75,68 6 Không hiểu biết 4,05

Không có tác động gì 4,05

7 Khác 1

Nguồn: Kết quả điều tra ở địa phương của tác giả tại Bến Tre 8/2014

Theo bảng thống kê cho thấy, sự phát triển của du lịch sinh thái miệt vườn mang nhiều việc làm (71,6 %), hiểu biết (90.5%). Tuy nhiên, về thu nhập của các hộ kinh doanh du lịch nơi đây vẫn còn tương thấp (67,7%). Và để trả lời cho câu hỏi “ Sự phát triển của du lịch có tác động gì đến đời sống của cư dân địa phương không?” thì 100% số người được hỏi chọn đáp án kinh tế được cải thiện. Điều đó cho thấy rằng du lịch phát triển sẽ mang lại rất nhiều nguồn lợi cho cộng đồng địa phương.

Bên cạnh đó, cần tôn trọng văn hóa địa phương, du lịch sinh thái miệt vườn không chỉ có nghĩa là “xanh hơn”, mà những tác động, ảnh hưởng xấu tới văn hóa cũng phải ít hơn so với những hình thức du lịch thông thường.Vì trong khi mại dâm, chợ đen và nghiện hút thường là tác dụng phụ của một nền du lịch

75

lớn, du lịch sinh thái miệt vườn cố gắng được tôn trọng một cách văn hoá và hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới cả môi trường tự nhiên và dân số của quốc gia, khu vực đó. Điều này thật không dễ dàng, đặc biệt là khi du lịch sinh thái miệt vườn thường bao gồm việc du lịch tới những vùng sâu vùng xa, nơi những cộng đồng nhỏ và biệt lập có ít kinh nghiệm trong việc giao lưu với người nước ngoài.

Cũng như du lịch truyền thống, du lịch sinh thái miệt vườn bao gồm những mối quan hệ không bình đẳng giữa người du lịch với “chủ nhà”, và các mối quan hệ trong việc trao đồi tiền tệ. Để trở thành một hướng dẫn viên du lịch sinh thái có trách nhiệm thì phải học cách tôn trọng những phong tục địa phương, không tự ý xâm nhập vào cộng đồng khi chưa có sự cho phép.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng du lịch sinh thái miệt vƣờn Bến Tre

2.5.1. Điểm mạnh

Bến Tre có vị trí địa lý thuận lợi, trung tâm cách thành phố Hồ Chí Minh 87km về phía Tây qua tỉnh Tiền Giang và Long An, có thể dễ dàng liên kết với các tỉnh Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Cần Thơ…

Du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre, thế mạnh ở đặc trưng tài nguyên du lịch ở địa phương bao gồm :

- Nét hấp dẫn của phong cảnh nông thôn và môi trường sông nước của vùng đồng bằng sông Mekong nói chung. Nét đặc trưng riêng của tài nguyên du lịch Bến Tre đa dạng phong phú về cả tự nhiên và nhân văn. Bến Tre được hình thành trên ba dải cù lao: Bảo, Minh và An Hóa, bao bọc bởi bốn nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành gồm sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, với môi trường sinh thái ngọt, mặn và lợ nên nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng dồi dào, đất đai màu mỡ, thuận lợi trồng các loại cây ăn trái ngon. Bến Tre với hệ thống nhiều cồn nổi như: Cồn Phụng, cồn Quy (Tân Thạch - Châu Thành), cồn Phú Đa (Chợ Lách), cồn Ốc (Hưng Phong – Giồng Trôm), cồn Nhàn, cồn Hố (Ba Tri mỗi cồn nổi có một vẻ đẹp riêng và những hào sản độc đáo khác nhau, tiêu biểu là Cồn Phụng (cù lao Đạo Dừa) nổi giữa sông

76

Tiền, thuộc xã Tân Thạch được hình thành do phù sa của sông Tiền bồi đắp nên thổ nhưỡng rất thích hợp để các loại cây ăn trái, nhất là dừa sinh sôi, phát triển. Ngoài ra, Cồn Phụng còn cuốn hút du khách bởi công trình kiến trúc, tín ngưỡng của khu di tích Đạo Dừa và những nét sinh hoạt đời thường của người dân dịa phương gắn liền với các nghề thủ công được chế tác từ dừa, như kẹo dừa, đồ lưu niệm từ cây, vỏ trái dừa.

Trong số các điểm du lịch được đầu tư quy mô, đa dạng và thoáng mát là khu du lịch văn hóa, thể thao Lan Vương thích hợp cho các buổi cắm trại của thanh thiếu niên. Các điểm du lịch như: Hai Hồ, Mười Nở, Dừa Xanh, Xứ Dừa… nằm trên tour du lịch sinh thái đường thủy và đường bộ nên thích hợp cho việc phát triển các loại hình dịch vụ ăn uống, sinh thái miệt vườn và homestay.

- Bên cạnh đó, Bến Tre hiện có hệ thống khách sạn, nhà hàng phong phú. Khu nghỉ dưỡng cao cấp Forever Green Resort được hình thành từ chính những nét đặc trưng sẵn có nơi đây, đã tạo nên sự khác biệt vô cùng ấn tượng và độc đáo so với các vùng khác.

Các khu du lịch, điểm du lịch, hệ thống nhà hàng – khách sạn không ngừng tăng về số lượng và chất lượng. Địa bàn TP. Bến Tre có 7 cơ sở dừng chân hoạt động du lịch, 15 công ty du lịch lữ hành, 56 cơ sở lưu trú, 9 nhà hàng - khách sạn đạt chuẩn 3 sao, 3 nhà hàng khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao đã phần nào đáp ứng được nhu cầu du lịch cho khách quốc tế và nội địa.

- Vườn cây ăn quả và các cơ sở sản xuất đặc sản địa phương hấp dẫn. Một quê hương xứ dừa mang đậm tính Nam bộ, vùng sông nước hữu tình và quyến rũ với vườn cây trái sum suê, hoa kiểng phong phú, đa dạng những vườn dừa xanh mượt đa dạng chủng loại cùng cảnh quan sinh thái – miệt vườn hấp dẫn mang đặc trưng Bến Tre của miền sông nước đồng bằng.

- Ngoài ra, với hệ thống sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước ngọt, phù sa, các loài thủy sinh nước ngọt từ nhánh sông Tiền thuộc hệ thống sông Mekông. Đường bờ biển dài 65 km chạy dọc 3 huyện biển (Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú) tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giống loài thủy sản lợ, mặn

77

đã góp phần hình thành hệ sinh thái đa dạng, phong phú cho tỉnh Bến Tre với ba vùng nuôi thủy sản ngọt, lợ, mặn.

Các cửa hàng kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, hàng đặc sản phát triển mạnh để phục vụ du khách đến Bến Tre. Các Trường cao đẳng, trung học nghề quan tâm mở các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch tại tỉnh, tạo điều kiện thuận tiện cho lao động địa phương theo học.

Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên và người dân địa phương thân thiện, nhiệt tình. Lối sống, nét sinh hoạt văn hóa sinh động của cư dân bản địa.

Nói chung, với thế mạnh ở đặc trưng tài nguyên du lịch gần gũi với thiên nhiên, sông ngòi dày đặc, không khí trong lành, mát mẻ. Bến Tre rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái miệt vườn.

2.5.2. Điểm yếu

Sản phẩm du lịch miệt vườn còn trùng lặp, rời rạc sự đầu tư còn yếu kém nên vấn đề xây dựng sản phẩm đặc trưng chưa đạt hiệu quả cao. Công tác phát triển du lịch vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như ngân sách đầu tư cho du lịch, chưa tạo được điểm nhấn, công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, địa phương chưa nhịp nhàng.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Bến Tre còn nhỏ lẻ, sức cạnh tranh chưa cao, chưa chủ động trong việc tìm kiếm nguồn khách cũng như nghiên cứu thị trường mới.

Thế nên, dịch vụ du lịch tỉnh mắc phải những hạn chế cần cải thiện như:

- Công tác xã hội hóa du lịch ở địa phương còn chưa cao, người dân chưa sống được bằng nghề du lịch.

- Hướng dẫn viên địa phương còn thiếu và trình độ chuyên môn, ngoại ngữ còn hạn chế. Ngành du lịch cũng như doanh nghiệp chưa có sự liên kết phối hợp cùng phát triển.

- Tình trạng vệ sinh môi trường và an toàn trên sông vẫn còn hạn chế, cơ sở hạ tầng kém, hoạt động kinh doanh du lịch còn đơn điệu, chất lượng dịch vụ

78

không, các hoạt động lưu trú, vui chơi giải trí chưa được đầu tư đúng mức, buôn bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn mang tính cá nhân, sự quản lý thống nhất của ban quản lý du lịch chưa cao nên sản phẩm du lịch còn nghèo nàn.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch chưa được chú trọng đúng mức, còn bị động. Thiếu sự liên kết, hợp tác trong quản lý và hoạt động du lịch giữa các tỉnh, thành trong khu vực và cả vùng với các tỉnh, thành trong cả nước Điều này đã tác động đến việc quản lý sử dụng tài nguyên du lịch, định hướng phát triển du lịch của địa phương chưa xứng với tiềm năng.

2.5.3. Cơ hội

Bến Tre có vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa hai thành phố lớn là Thành Phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Ở trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, vị trí của Bến Tre tương đối thuận lợi trong giao lưu kinh tế, thương mại và du lịch. Từ đây, có thể nối các tuyến du lịch liên hoàn trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và xa hơn là nối với các tuyến du lịch quốc gia. Mặt khác Bến Tre còn nằm trong khu vực của dự án Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, nằm gần tuyến du lịch xuyên Á,... đây là những yếu tố rất quan trọng để Bến Tre phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch.

Tiềm năng du lịch của Bến Tre tương đối đa dạng và phong phú cả về tài nguyên tự nhiên và nhân văn (đặc biệt là những tài nguyên sinh thái sông nước, miệt vườn) cho phép Bến Tre phát triển nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Năm 2014, UBND TP. Bến Tre đã có kế hoạch phát triển du lịch nhằm thu hút du khách nhiều hơn, trong đó mục tiêu hàng đầu được đề ra là: đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch sinh thái miệt vườn, nghỉ dưỡng, homestay và du lịch vui chơi giải trí bằng hình thức xã hội hóa.

Cở sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nhà đầu tư và du khách về với Bến Tre.Từ năm 2006 đến nay, Bến Tre đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội với tốc độ nhanh và thông qua các sự kiện, lễ hội, thị xã được công nhận là thành phố; đặc biệt là khánh thành cầu Rạch

79

Miễu, cầu Hàm Luông, phà Cổ Chiên, đầu tư nâng cấp hệ thống cầu đường thuộc quốc lộ 57, quốc lộ 60 và khai thông tuyến du lịch với tỉnh Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Long, từ thành phố Hồ Chí Minh thẳng đến Bến Tre mà không phải trung chuyển qua bờ sông Tiền phía Tiền Giang.

Hơn nữa, nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng phát triển, du lịch sinh thái là một thị trường đang được nhiều du khách lựa chọn. Việc Việt Nam gia nhập WTO nên thuận lợi trong việc quảng bá và xúc tiến du lịch Việt Nam, du lịch ĐBSCL và du lịch sinh thái miệt vườn nói riêng nhu cầu đi du lịch của người dân.

Do vậy, tốc độ phát triển về doanh thu, lượng khách tăng nhanh do Bến Tre có nhiều sự kiện quan trọng như khánh thành cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, Lễ hội Dừa lần I (19/1/2009), Lễ hội Dừa lần II (21/1/2010), Lễ hội Dừa lần III (10/4/2012).

2.5.4. Thách thức

Bên cạnh đó cũng có khá nhiều những thách thức như:

- Do có nhiều loại hình du lịch sinh thái miệt vườn ở các tỉnh lân cận trong vùng ĐBSCL, các sản phẩm du lịch quá nghèo nàn, lại “na ná” giống nhau, nên du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre sẽ gặp khá nhiều khó khăn, thách thức trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, khác lạ để thu hút sự quan tâm chú ý của du khách.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam còn yếu kém gây ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ nhân sự cho Bến Tre nói riêng và toàn vùng ĐBSCL nói chung.

- Cơ sở hạ tầng giao thông, du lịch đã từng bước được cải thiện nhưng nói chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

- Hoạt động thương mại hóa du lịch sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, các giá trị văn hóa.

80

Bên cạnh đó, từ năm 2007 đến nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước đã có tác động mạnh mẽ đến ngành du lịch. Trên thế giới, vấn đề bất ổn về chính trị và an ninh đã xảy ra ở một số nước; giá cả tăng cao; nạn dịch bệnh cúm A/H1N1 xảy ra trên diện rộng khiến nhiều nước cấm công dân đi du lịch nước ngoài; cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2008 đã tác động rất lớn không chỉ đến các nền kinh tế mà còn liên quan trực tiếp đến ngành du lịch. Gần đây nhất việc Trung Quốc đặt giàn khoan ở bờ biển Việt Nam. Du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre cũng chịu ảnh hưởng sự suy giảm chung lượng khách trong nước và quốc tế của cả nước.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương này đã giới thiệu khái quát tỉnh Bến Tre, về các đặc điểm tự nhiên như vị trí, khí hậu, địa hình, thủy văn, sinh vật và đặc điểm kinh tế - xã hội như lao động và hạ tầng kỹ thuật, trong đó chú trọng nêu lên những tiềm năng về du lịch sinh thái miệt vườn. Từ những phân tích về nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn tỉnh Bến Tre. Có thể thấy tỉnh Bến Tre có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn. Tuy nhiên thực trạng khai thác tiềm năng tự nhiên và nhân văn phục vụ cho hoạt động du lịch mang lại lợi ích cho người dân địa phương chưa tương xứng với tiềm năng.

Chương 2 cũng đã phân tích thực trạng du lịch sinh thái miệt vườn tại Bến Tre dựa trên các chỉ số về doanh thu, số lượng khách, khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch, khả năng tiếp cận của tác giả, công tác xúc tiến quảng bá du lịch, chính sách phát triển du lịch của địa phương Luận văn. Đánh giá các tác động của hoạt động du lịch sinh thái miệt vườntới môi trường, trong công tác bảo tồn và cộng đồng địa phương. Chương này cũng đã đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hội của hoạt động du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Bến Tre.

Hoạt động du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Bến Tre có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và không ít những khó khăn. Để phát triển du sinh thái miệt vườn tỉnh Bến Tre đạt hiệu quả cao hơn nữa cần tạo cho mình một phong thái riêng, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ và cần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre luận văn ths du lịch (Trang 75 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)