2 5 Năng lực cộng đồng
3.2.2. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch
Trước mắt tỉnh có chính sách ưu tiên hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nhân lực và xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu, có chính sách liên kết, huy động nguồn lực để tập trung đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch. Tập trung đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (cả
90
Trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm trên địa bàn toàn tỉnh cụ thể:
- Trang bị các phương tiện cung cấp thông tin du lịch cho du khách đến tham quan như Trung tâm thông tin Du lịch (trung tâm hướng dẫn) có bố trí nhân viên, các bảng giới thiệu các điểm du lịch, bảng hướng dẫn chung, bảng hướng dẫn tại các điểm tham quan,…
- Trang bị nhà hàng đáp ứng nhu cầu ăn uống của du khách và trang bị điểm dừng nghỉ chân (có bán đồ ăn nhẹ và nước uống hợp vệ sinh).
- Trang bị nơi lưu trú cho du khách muốn trải nghiệm cuộc sống làng quê sông nước miệt vườn, đồng thời hoàn chỉnh trang thiết bị và dịch vụ đối với khách lưu trú.
- Hướng tới môi trường lưu lại an toàn, vệ sinh: xây dựng khu vệ sinh (theo quyết định của Tổng cục Du lịch số 225/QD-TCDL, 08/05/2012) và cung cấp nước sạch để du khách an tâm, thoải mái trong quá trình lưu trú của mình. - Cải thiện việc đi lại để đón du khách đến với miệt vườn thuận tiện, trang bị đường xá, cầu cống. Ngoài ra, phải đảm bảo không gian đỗ xe cho xe máy, xe ô tô và xe bus cỡ lớn.
- Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước. Để đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động du lịch, có thể nghiên cứu áp dụng giải pháp hỗ trợ lãi xuất vay 3 năm đối với một số hoạt động đầu tư phát triển du lịch của tỉnh.
91
- Có chính sách và giải pháp tạo nguồn vốn phát triển du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch theo tính toán dự báo, bao gồm:
+ Vốn từ nguồn tích lũy của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh; vốn vay ngân hàng; thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong cả nước, vốn trong dân thông qua Luật khuyến khích đầu tư; vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trước, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian v.v...
+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi (có thể xây dựng các cơ chế ưu đãi về thuế, về thủ tục hành chính) để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh, liên kết với nước ngoài,... Với nguồn vốn này cần ưu tiên cho các nhà đầu tư có đủ năng lực để đầu tư xây dựng các dự án du lịch trọng điểm của tỉnh. + Vốn ngân sách Nhà nước (cả trung ương và địa phương) ưu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tại các trọng điểm du lịch; vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch,...Đặc biệt chú trọng giải pháp gắn phát triển giao thông nông thôn với phát triển hạ tầng phục vụ khai thác du lịch.