Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre luận văn ths du lịch (Trang 93 - 94)

2 5 Năng lực cộng đồng

3.2.3.Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng

3.2.3.1. Cơ sở hạ tầng xã hội

Đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội (giao thông, điện, nước sạch, viễn thông,…) đến các vùng quy hoạch phát triển du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông. Tập trung đầu tư về cầu, đường đảm bảo xe 50 chỗ vận chuyển khách du lịch đến được. Tuyến Châu Thành: tỉnh lộ 883, tỉnh lộ 884 (Tiên Thủy – phà Tân Phú); Tuyến Chợ Lách: hệ thống cầu, đường quốc lộ 57; Tuyến Mỏ Cày Nam: Cầu, đường từ thị trấn đến Định Thủy; Tuyến Giồng Trôm - Ba Tri: nâng cấp tỉnh lộ 885; Tuyến Bình Đại: tỉnh lộ 886; Tuyến Thạnh Phú: quốc lộ 57 đến di tích “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến tre”; các huyện lộ đến các vùng quy hoạch du lịch và di tích văn hóa – lịch sử, đảm bảo nhà đầu tư và du khách có thể tiếp cận.

92

3.2.3.2. Cơ sở hạ tầng du lịch

Đầu tư dự án cơ sở hạ tầng du lịch, ngoài việc tranh thủ nguồn vốn Trung ương; đồng thời, ngân sách địa phương dành nguồn vốn đối ứng, hỗ trợ các dự án hạ tầng du lịch, để các dự án sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Tỉnh cần tập trung hoàn thành và nâng cấpcác công trình giao thông phục vụ du lịch như.

- Cơ sở hạ tầng giao thông du lịch sinh thái Hưng Phong - Giồng Trôm. - Cơ sở hạ tầng giao thông du lịch sinh thái Cái Mơn - Chợ Lách.

- Cơ sở hạ tầng giao thông du lịch các xã ven sông Tiền huyện Châu Thành đến năm 2015, vốn đầu tư: 62 tỉ đồng.

- Cơ sở hạ tầng giao thông du lịch xã Thạnh Phong, xã Thạnh Hải huyện Thạnh Phú đến năm 2015, vốn đầu tư: 30 tỉ đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre luận văn ths du lịch (Trang 93 - 94)