Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre luận văn ths du lịch (Trang 52 - 58)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Tài nguyên du lịch

Mỗi tỉnh thành, mỗi vùng miền có nét đẹp khác nhau, có sự đa dạng văn hóa và có sự đặc trưng riêng về văn hóa – lịch sử. Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, không nằm ngoài nét văn hóa sông nước miệt vườn vùng Tây Nam Bộ nhưng có nhiều điểm đặc trưng riêng so với các tỉnh khác trong khu vực.

2.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thì Bến Tre có bốn nhánh sông Tiền(Mỹ Tho), Ba Lai, Hàm Luông và sông Cổ Chiên chia đất Bến Tre lần lượt thành ba dải cù lao lớn là Cù lao An Hóa (gồm một phần huyện Châu Thành, huyện Bình Đại), Cù lao Bảo (gồm một phần huyện Châu Thành, thành phố Bến Tre, các huyện Giồng Trôm, Ba Tri), Cù lao Minh (gồm các huyện Chợ Lách, Mỏ Cày bắc, Mỏ cày nam, Thạnh Phú).

Nhiều kênh, rạch: kênh Thêm, Tân Hương, Tiền Thủy, rạch Cầu Mây, Vũng Luông, Bàng Cùng,…Bờ biển Bến Tre dài 60km, rất thuận lợi cho việc đánh cá. Bến Tre có 2 mùa rõ rệt, mưa thuận gió hòa với hệ thống sông nước, kênh rạch chằng chịt tạo nên cảnh quan sông nước hữu tình. Tiềm năng du lịch sinh thái mang đậm tính văn hóa miệt vườn Nam bộ với những rừng dừa bao phủ (43 nghìn ha), những vườn cây ăn trái sum suê, trĩu quả quanh năm(33 nghìn ha), đồng thời cũng là nơi sản xuất các loại cây giống cung cấp cho cả nước và các nước lân cận.

51

Hình 2.2: Bản đồ thủy văn Bến Tre

Bến Tre là vùng đất được mệnh danh là “Xứ sở dừa Việt Nam”. Dừa Bến Tre không chỉ bị hấp dẫn bởi hương vị ngọt, thơm của trái dừa, mà nó còn tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm từ cây dừa để mọi người được chiêm ngưỡng. Cây dừa, từ thân, cọng, bẹ dừa, lá,… đều có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, làm ra nhiều loại sản phẩm cho người tiêu dùng và xuất khẩu.

Bến Tre còn được biết đến với làng hoa kiểng và vườn cây ăn trái mà nhiều người hay gọi là “vương quốc” cây giống. Tại đây cung cấp phần lớn các loại cây giống, hoa kiểng cho cả nước, tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Thành, Vĩnh Hòa, Phú Sơn,… thuộc huyện Chợ Lách [50].

Bên cạnh đó còn có làng du lịch chạy dài 8 xã ven sông thuộc huyện Châu Thành và trên các cồn nổi giữa sông Tiền: Cồn Phụng, Cồn Qui, Cồn Tiên. Với các dịch vụ tham quan vườn cây ăn quả, nghe ca nhạc tài tử, đi xe ngựa, chèo xuồng; tham quan lò kẹo dừa, nấu rượu, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

52

từ nguyên liệu cây dừa với những sản phẩm độc đáo rất được khách ưa chuộng,… [36].

Bến Tre có nhiều điểm du lịch sinh thái miệt vườn, trong đó các điểm tiêu biểu nhất cho loại hình này:

- Điểm du lịch sinh thái Cồn Phụng: nằm trên phần đất đầu cồn, trong quần thể mà dân gian thường gọi là tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) và nổi lên giữa sông Tiền thuộc ấp Tân Vinh, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Một địa danh quen thuộc, hấp dẫn với du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước và dấu ấn tâm linh “Đạo Dừa Bến Tre”. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn những kiến trúc thờ tự độc đáo của Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam còn lưu lại như: sân Rồng, tháp Hòa Bình...; tham quan phòng truyền thống giới thiệu hình ảnh và các hoạt động của tiền nhân đất và người Bến Tre...; khám phá, trải nghiệm nét đặc sắc của nghề truyền thống làm kẹo dừa, bánh tráng,… - Các điểm du lịch sinh thái miệt vườn vùng ven TP Bến Tre:

Điểm du lịch sinh thái miệt vườn Dừa Xanh Nam Bộ là một trong những điểm du lịch mang tính miền quê Nam Bộ. Với không khí mát mẻ, yên tĩnh, với chất hồn quê từ mái nhà lá, xung quanh là vườn dừa xanh ngát. Đến đây du khách sẽ được thưởng thức các món ăn dân dã do chính tay các đầu bếp miệt vườn chế biến như: súp rau củ tôm thịt, cá tai tượng chiên xù, tôm hấp nước dừa, bánh xèo tôm thịt, gà vườn (kho xả, nấu cháo, chiên bơ,…), cá ba sa kho tộ, trái cây các loại,…

Điểm du lịch sinh thái miệt vườn Lan Vương là khu du lịch có cây xanh, bóng mát, hoa kiểng, xuồng chèo, đặc biệt là chòi lá nằm trên những bờ dừa được dựng bằng nguyên liệu cây dừa, nơi đây phục vụ ăn uống, giải khát, sân khấu biểu diễn, trái cây đặc sản như bưởi da xanh, mận An Phước, xoài cát Hòa Lộc, dừa xiêm xanh,…Ngoài ra còn các điểm như: Mười Nở, Hai Hồ, làng nghề dệt chiêu Nhơn Thạnh, điểm du lịch Bảo Quyên, …

Nói chung, sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố tự nhiên đã tạo cho tỉnh Bến Tre ưu thế vượt trội về phát triển các loại hình du lịch sông nước, sinh thái miệt

53

vườn, Homestay… mang lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp to lớn vào doanh thu du lịch của toàn tỉnh. Bên cạnh tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn ở miệt vườn cũng mang sắc thái riêng góp phần hỗ trợ cho sự phát triển du lịch sinh thái miệt vườn.

2.2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa

Tài nguyên du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre, ngoài những vườn cây ăn trái trĩu quả, cùng với nguồn thuỷ sản nước ngọt, lợ, mặn, dãy rừng ngập mặn ven biển,… còn một hệ thống các giá trị văn hoá truyền thống và các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tuy số lượng còn hạn chế, nhưng ở Bến Tre có đủ các loại tài nguyên du lịch nhân văn như: di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc nghệ thuật, lễ hội, làng nghề truyền thống,… tạo cho Bến Tre có nguồn tài nguyên nhân văn khác biệt so với các tỉnh khác của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là điều kiện để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Sản phẩm từ dừa

Ở Bến Tre, dừa là loại cây trồng chủ lực, ngoài việc mang lại nguồn lợi to lớn cho kinh tế nó còn đóng góp tích cực cho sự phát triển ngành du lịch. Các vườn dừa mẫu lớn là môi trường thích hợp cho các hoạt động du lịch sinh thái miệt vườn, góp phần hình thành các sản phẩm du lịch đặc sắc như tham quan vườn dừa, tát mương bắt cá,… hấp dẫn cả du khách nội địa lẫn khách quốc tế.

Các sản phẩm như: kẹo dừa, rượu dừa, các mặt hàng thủ công mĩ nghệ, quà lưu niệm từ dừa góp phần đáp ứng các nhu cầu đa dạng của du khách trong du lịch mua sắm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cũng như tạo nên dấu ấn, nét đặc sắc riêng của du lịch miệt vườn Bến Tre [5].

Ẩm thực miệt vườn

Vùng rừng dừa – sông nước có những nguồn lợi đặc sản khiến cho cách ăn của người Bến Tre cũng mang một sắc thái rất riêng: ăn nhiều tôm cá và các thủy hải sản tự nhiên, tận dụng nhiều loại rau thiên nhiên có sẵn. Trong rất nhiều món ăn của người xứ dừa đều có mặt các dạng nguyên liệu từ cây dừa. Ẩm thực từ dừa rất đa dạng với hơn 500 món ăn có các nguyên liệu từ dừa trên thế giới

54

rất phù hợp cho du khách lựa chọn theo thực đơn có hình ảnh và nguyên liệu chế biến để minh họa cho du khách, để tạo nên sự khác biệt cần khai thác những đặc sản từ dừa mà không phải địa phương nào cũng có được như đuông dừa, củ hủ dừa...

Từ lâu, dừa đã trở thành đặc trưng của ẩm thực Bến Tre. Festival Dừa Bến Tre lần III – 2012 với chủ đề “Cây dừa Bến Tre trên đường hội nhập và phát triển vừa qua cũng góp phần quảng bá để mọi người hiểu biết sâu sắc hơn về cây dừa trong đời sống văn hóa, ẩm thực và hoạt động thương mại du lịch của Bến Tre.

Làng nghề truyền thống

Các làng nghề được phân bố đều tại các huyện, thành phố Bến Tre dựa trên những đặc điểm vốn có của từng địa phương, được nhân rộng ra nhưng vẫn giữ được nét nguyên thủy ban đầu vốn có của nó.

Theo thống kê, Tỉnh Bến Tre có 20 làng nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng thuộc huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Chợ Lách. 31 làng nghề và nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp được công nhận. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù chỉ một số làng nghề được đưa vào phục vụ khách tham quan du lịch [32].

- Nghề nuôi ong lấy mật: Bến Tre với khí hậu ôn hoà, ít gió bão và những vườn cây trái quanh năm, là nơi thích hợp với nghề nuôi ong lấy mật. Đi dọc theo một số tuyến đường bộ ở huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Chợ Lách,… du khách sẽ bắt gặp cảnh buôn bán mật ong, đây là món quà bổ dưỡng và rất có ích cho người thân.

- Nghề chế biến sản phẩm từ dừa: Nghề này được xem như là nghề đặc trưng nhất của Bến Tre. Từ các thành phần của cây dừa, những người thợ đã tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ rất được du khách ưa chuộng như: giỏ xách, thảm sơ dừa, hàng lưu niệm,…tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành và Giồng Trôm. Đặc biệt là kẹo dừa đã được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước.

- Nghề làm bánh tráng, bánh phồng: Nổi tiếng ở vùng Nam Bộ vẫn là “bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc”. Ở huyện Giồng Trôm, người dân nơi

55

đây đã gìn giữ và phát huy những bí quyết của mình để cho ra đời một thứ bánh mang đậm sắc thái mà không phải nơi nào cũng có được.

- Nghề kiểng Cái Mơn: Nơi đây không chỉ ươm mầm, chiết cây, giâm cành, lai tạo giống mới cho cây, nơi đây còn phát triển cả nghề hoa kiểng, một nghề làm đẹp thêm cho cuộc sống. Với kinh nghiệm cha truyền con nối, họ trở thành bậc thầy trong việc tạo dáng cho cây. Những con long, lân, hươu, nai,… được tạo dáng từ cành lá cây, mang được vẻ thanh thoát, được bàn tay nghệ nhân thổi hồn vào càng thêm sống động. Hàng năm cứ vào dịp tết, làng kiểng Cái Mơn – xã Vĩnh Thành – Chợ Lách luôn nhộn nhịp du khách và ghe thuyền.

Làng nghề truyền thống hỗ trợ gắn kết với phát triển du lịch; các điểm du lịch, tour du lịch thường gắn liền cảnh quan sông nước và làng nghề truyền thống, đặc biệt là mặt hàng kẹo dừa, thủ công mỹ nghệ từ dừa, đan đát, bánh tráng, bánh phồng, hoa kiểng, cây giống, dệt chiếu,…Do vậy, việc phát triển làng nghề truyền thống sẽ làm đa dạng loại hình du lịch, phong phú chương trình tham quan du lịch, tạo sức hút và giữ chân du khách.

Văn hóa các dân tộc

Bến Tre có bốn dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Hoa, Khơ me, Tày, trong đó người Kinh chiếm hơn 87%. Mỗi dân tộc có những đặc trưng văn hoá riêng, bên cạnh đó lại có sự giao lưu – hòa hợp với nhau tạo nên một sắc thái đa dạng và hấp dẫn du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Hoạt động đàn ca tài tử có mặt ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Bến Tre. Đây là một loại hình sinh hoạt mang tính dân tộc sâu sắc nó được kết hợp chặt chẽ với những điểm tham quan du lịch, nhất là du lịch sinh thái miệt vườn. Ở đây du khách có thể vừa ngắm nhìn cảnh vật thơ mộng vừa nghe những khúc nhạc trầm bổng du dương, nét riêng cho du lịch Bến Tre, một vùng quê giàu truyền thống văn hoá.

Bên cạnh đó hệ thống các di tich lịch sử văn hóa, lễ hội cũng là nguồn tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú ở Bến Tre đã tạo động lực để thu hút du

56

khách về với du lịch sinh thái miệt vườn vào dịp tổ chức lễ hội truyền thống và kết hợp tham quan các di tích lịch sử văn hóa tại địa phương.

Tóm lại, với đặc điểm tự nhiên và văn hóa đa dạng của Bến Tre đã tạo nên cho nơi đây tài nguyên du lịch thật độc đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái miệt vườn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre luận văn ths du lịch (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)