Định hướng liên kết, quản lý về du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre luận văn ths du lịch (Trang 88 - 90)

2 5 Năng lực cộng đồng

3.1.4.Định hướng liên kết, quản lý về du lịch

3.1.4.1. Liên kết phát triển giữa các tỉnh trong khu vực

Phát triển du lịch Bến Tre cần được đặt trong mối quan hệ với các tỉnh lân cận, cụ thể là Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Cần Thơ, do những nguyên nhân sau: - Về sản phẩm: các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh có sản phẩm du lịch tương đối tương đồng, vì vậy cần có sự kết hợp chặt chẽ nhằm khai thác thế mạnh nổi trội của từng địa phương, đóng góp vào sự phát triển du lịch chung của khu vực.

- Xây dựng định hướng chiến lược phát triển du lịch các tỉnh thuộc khu vực đông bắc của Tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh.

- Nghiên cứu kết nối các tuyến du lịch nội vùng với các điểm gửi khách chính là TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ, trung tâm của khu vực là trục TP. Bến Tre – TP. Mỹ Tho.

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược marketing chung cho cả khu vực với một hình ảnh du lịch thống nhất. Với đặc điểm địa lý tự nhiên và các tài nguyên du lịch tương đồng, chiến lược marketing kết hợp giữa các địa phương sẽ góp phần tăng cường phối kết hợp, nâng cao hiệu quả, giảm chi phí cho nhiệm vụ này. Để thực hiện có hiệu quả việc phối kết hợp giữa các tỉnh trong khu vực trong phát triển du lịch, một số biện pháp sau có thể được nghiên cứu thực hiện:

- Có kế hoạch phối kết hợp trong việc đào tạo nguồn nhân lực, tham quan, trao đổi kinh nghiệm.

87

- Phối kết hợp trong việc xây dựng dự án và đầu tư giữa các địa phương trong khu vực nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư, tránh đầu tư trùng lắp, tập trung nguồn lực đầu tư của cả khu vực theo các định hướng đã được thống nhất xác định giữa các tỉnh.

- Tổ chức các phiên họp định kỳ hàng quý giữa các Sở Thương mại – Du lịch và hàng năm giữa UBND các tỉnh trong khu vực để thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển chung.

- Hướng tiếp cận: Thị trường chính và hướng tiếp cận chủ yếu đối với Bến Tre hiện nay là TP. Hồ Chí Minh, qua tỉnh Tiền Giang. Ngoài ra trong tương lai, khi giao thông đường thủy, đường bộ và đặc biệt với sự hoàn thành của sân bay Trà Nóc (Cần Thơ), hướng tiếp cận của khách từ Cần Thơ qua Vĩnh Long (hoặc Trà Vinh) cũng sẽ trở nên ngày càng quan trọng.

3.1.4.2. Quản lý du lịch

Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân và UBND tỉnh rất quan tâm chú trọng phát triển ngành kinh tế đối ngoại, thương mại – dịch vụ và du lịch.Đây là những ngành kinh tế quan trọng có khả năng góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Chính vì vậy đã có những chính sách và sự đầu tư thích đáng cho phát triển du lịch.

- Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt chú trọng nguồn vốn trong dân, vì biện pháp này phù hợp với các tiềm năng du lịch của địa phương. Nhằm phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái miệt vườn và dịch vụ sẽ mang lại các lợi ích thiết thực như:

+Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

+ Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế. - Phối kết hợp trong việc xây dựng dự án và đầu tư giữa các địa phương trong khu vực nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư, tránh đầu tư trùng lắp. Kêu gọi

88

nguồn vốn đầu tư từ dân để nhà nước và dân cùng kết hợp phát triển kinh tế - xã hội.

- Gắn mô hình đổi mới tổ chức quản lý với yêu cầu bảo đảm tính hiệu quả, đồng bộ, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ trong nhiệm vụ chung về phát triển bền vững, không làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa.

- Từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi trường du lịch trên cơ sở triển khai Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Bảo vệ Di sản và Luật Du lịch (có hiệu lực từ 1/1/2006).

3.2. Giải pháp phát triển du lịch miệt vƣờn ở tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre luận văn ths du lịch (Trang 88 - 90)