Định hướng khách du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre luận văn ths du lịch (Trang 84 - 85)

2 5 Năng lực cộng đồng

3.1.1.Định hướng khách du lịch

Phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch của các tỉnh, thành lân cận và trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh tạo thị trường khách du lịch bền vững.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thu hút và phân phối khách du lịch quốc tế lớn nhất ở phía Nam. Bến Tre, với vị trí cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, là điều kiện thuận lợi để thu hút khách quốc tế đến Bến Tre; tiếp đến là nguồn khách quốc tế từ thành phố Cần Thơ. Các doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh bước đầu tiếp nhận nguồn khách từ thành phố, các tỉnh; hướng tới nâng cao năng lực ký kết trực tiếp thu hút khách quốc tế từ nước ngoài.

- Thành phần khách hướng tới:

+ Khách quốc tế: nhóm khách chất lượng cao, có thời gian lưu trú dài ngày, có khả năng chi tiêu cao.

+ Khách nội địa: chủ yếu khách du lịch từ các đô thị, thành phố lớn, công nhân các khu công nghiệp trong cả nước. Đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, với điều kiện cơ sở vật chất ngành còn hạn chế, tập trung chủ yếu vào lứa tuổi từ 18 đến 55, trình độ văn hóa trung bình, thu nhập trung bình. Thời gian tới, khi cơ sở vật chất ngành du lịch nâng lên, hướng đến loại khách tuổi trên 55, trình độ văn hóa cao, có thu nhập cao.

- Định hướng thị trường khách: khách quốc tế từ các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á; tiếp đến thị trường các nước Tây Âu, Bắc Mỹ. Khách nội địa cần duy trì thị trường trong khu vực; phát triển thị trường khách các tỉnh Trung bộ, Bắc bộ.

83

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre luận văn ths du lịch (Trang 84 - 85)