0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Tình hình chung

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THS DU LỊCH (Trang 31 -144 )

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Tình hình chung

30

Việt Nam là một quốc gia nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á (một khu vực hiện đang diễn ra những hoạt động du lịch sôi nổi). Với vị trí ranh giới tiếp giáp giữa 2 châu (châu Á và châu Úc) cùng 2 đại dương (Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương), khí hậu nhiệt đới gió mùa, những phong cảnh hữu tình: Đà Lạt, Sapa, Vịnh Hạ Long,… những giá trị nhân văn nổi tiếng như: phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn,…

Chính vì vậy, Việt Nam có vị trí địa lý kinh tế và giao lưu quốc tế thuận lợi để sớm hoà nhập với trào lưu phát triển du lịch của khu vực và thế giới, đây chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển mạnh mẽ ngành Du lịch.

Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn nhất cả nước, có hệ thống sông ngòi chằng chịt, với vùng biển rộng lớn, nhiều hòn đảo đẹp, với các khu rừng ngập mặn nguyên sinh, trái cây 4 mùa… lại nằm liền kề với TP.Hồ Chí Minh. Do vậy, đồng bằng sông Cửu Long nổi bật với xu thế du lịch sinh thái miệt vườn.

Theo thống kê, năm 2011, vùng ĐBSCL đã đón trên 1,2 triệu lượt khách quốc tế và gần 5 triệu lượt khách nội địa. Ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cho biết, về du lịch ĐBSCL có điểm độc đáo và có sự khác biệt so với các vùng, miền của cả nước với cảnh quan sinh thái đặc trưng là đồng bằng phì nhiêu và nhiều biển đảo, với cây trái 4 mùa như xoài Cao Lãnh, dừa, sầu riêng Bến Tre, bưởi Vĩnh long,… môi trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú với bãi bồi cồn cát xanh mát, không gian bao la thoáng đãng của thảm rừng ngập mặn ven biển trải dài các tỉnh: Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau,… Cùng những ngày lễ đặc trưng của vùng sông nước như: Cholthamthmay, Ok Om Bok, đua ghe Ngo, Nghinh Ông,… và những di tích lịch sử – văn hoá: Rạch Rầm – Xoài Mút, thành cổ Óc Eo, chùa Dơi, khu mộ Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Định,… đã và đang là điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước, đây sẽ là động lực để vùng trở thành vùng du lịch.

31

Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất được mệnh danh là “Xứ sở dừa Việt Nam”, nơi đang được nhận ra thế mạnh và bắt đầu được chú ý khai thác tiềm năng du lịch sinh thái miệt vườn. Tuy nhiên, thực trạng chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là sự trùng lắp mô hình du lịch của các nơi trong vùng, sự giảm sút và ô nhiễm của nguồn tài nguyên du lịch và môi trường, cũng như nguy cơ mất dần phong cách Nam Bộ ở một vài nơi, cộng với sự đầu tư chưa thích đáng, đã làm cho việc khai thác thế mạnh du lịch ở ĐBSCL chưa đạt hiệu quả cao. Thực trạng du lịch ở Bến Tre chưa được đầu tư thích đáng, du lịch về đây còn phải kết hợp với các nơi khác, hầu như chưa có chương trình nào dài ngày về đây.

Trong giai đoạn năm 2007 – 2014, tình hình thế giới, khu vực và trong nước đã có tác động mạnh mẽ đến ngành du lịch. Trên thế giới, vấn đề bất ổn về chính trị và an ninh đã xảy ra ở một số nước; giá cả tăng cao; dịch bệnh cúm A/H1N1 xảy ra trên diện rộng khiến nhiều nước cấm công dân đi du lịch nước ngoài; cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2008; vấn đề biển đông hiện nay đã tác động rất lớn không chỉ đến các nền kinh tế mà còn liên quan trực tiếp đến ngành du lịch.

Bên cạnh khó khăn thách thức trên, Bến Tre cũng chịu ảnh hưởng sự suy giảm chung của cả nước. Tuy nhiên, Bến Tre đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội với tốc độ nhanh và thông qua các sự kiện, lễ hội, thị xã được công nhận là thành phố; đặc biệt là khánh thành cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, phà Cổ Chiên, đầu tư nâng cấp hệ thống cầu đường thuộc quốc lộ 57, quốc lộ 60 và khai thông tuyến du lịch với tỉnh Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Long, từ thành phố Hồ Chí Minh thẳng đến Bến Tre mà không phải trung chuyển qua bờ sông Tiền phía Tiền Giang. Đồng thời, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã tham gia hưởng ứng chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2007 – 2014; chương trình “Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn”, “Việt Nam – điểm đến của bạn”; chương trình “Ấn tượng Việt Nam”, liên kết với các doanh nghiệp du lịch trong nước thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mãi thu hút du khách.

32

Sản phẩm du lịch đặc trưng của ĐBSCL nổi bật với xu thế du lịch sinh thái miệt vườn

1.2.2.1. Du lịch sinh thái miệt vườn Tiền Giang

Tiền Giang nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, có 32km bờ biển, cách TP. Hồ Chí Minh 70km. Thiên nhiên và con người Tiền Giang mang đặc trưng của văn hóa sông nước Nam Bộ. Hệ thống giao thông thuận lợi cho du lịch sinh thái và văn hóa.

Tiền Giang được thiên nhiên ưu đãi với 2 con sông lớn chảy qua là sông Vàm Cỏ ở phía Bắc và sông Tiền ở phía Nam. Dọc các bờ sông là những vườn cây ăn trái bạt ngàn với hơn 67.000 ha, sản lượng gần 1 triệu tấn mỗi năm.Tiền Giang đã biết tận dụng thế mạnh của mình để kết hợp với những tỉnh lân cận để khai thác hiệu quả những tiềm năng du lịch sinh thái. Gần thì có Tp Hồ Chí Minh, Bến Tre, Vĩnh Long...xa hơn có Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng và các tỉnh bán đảo Cà Mau.... Bên cạnh đó, tỉnh đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp tích cực giúp ngành du lịch tăng trưởng một cách bền vững.

Du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang được xem là nơi phát triển mạnh nhất và là địa phương có lượng khách quốc tế đến tham quan nhiều nhất ở ĐBSCL. Từ cù lao Thới Sơn đến các tuyến du lịch dọc sông Tiền, chợ nổi Cái Bè… đều là những nơi hấp dẫn du khách.

Trong thời gian tới, Tiền Giang vẫn tiếp tục phát triển loại hình du lịch sinh thái miệt vườn.Tạo điểm nhấn để không “đụng hàng” với các địa phương khác, từ đó tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn, thú vị trong lòng du khách. Cù lao Thới Sơn là điểm du lịch sinh thái miệt vườn nổi tiếng ở Tiền Giang và ĐBSCL. Đến Thới Sơn, ấn tượng đầu tiên dành cho bạn là những vườn cây ăn trái sum suê chạy ngút ngàn, khí hậu mát mẻ dễ chịu, nhiều dãy nhà thẳng tắp bày bán đủ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất từ cây dừa; hàng thêu may, đan, rượu, bánh… những sản phẩm đặc thù của địa phương. Cạnh đó, những lò kẹo dừa hoạt động xuyên suốt.Phía trên là nhà dân được bố trí bàn, ghế, trái

33

cây, trà nước… chạy dài ra tận các khu vườn nhãn phục vụ khách du lịch nghỉ ngơi, tham quan.

Năm 2008, khu du lịch sinh thái miệt vườn Thới Sơn vẫn là tâm điểm hút khách du lịch để từ đó lan tỏa đến các địa danh khác như Ngũ Hiệp (Cai Lậy) với vườn sầu riêng đặc sản; (Vĩnh Kim) Châu Thành với vùng trồng vú sữa lò rèn “có một không hai”; Cái Bè có chợ nổi, nhà cổ và các làng nghề... Hiện tỉnh đã khảo sát xong việc mở rộng thêm tour, tuyến tham quan vườn sầu riêng Ngũ Hiệp, vườn vú sữa Vĩnh Kim, nghỉ tại nhà dân ở Vĩnh Kim kết hợp tham quan chợ trái cây. Đặc biệt, khai thác lại dịch vụ được ưa chuộng là nghỉ đêm tại nhà dân “homestay”.

Mặt khác, để có thể khai thác hiệu quả hơn các dịch vụ du lịch, ngành du lịch Tiền Giang cũng đang lập đề án thực hiện chương trình dịch vụ đạt tiêu chuẩn ở các lĩnh vực ẩm thực, vận chuyển, mua sắm, cải tạo tàu du lịch và đưa thương hiệu “hủ tiếu Mỹ Tho” vào khai thác, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư khai thác các tour tuyến mới. Ngoài ra, trong năm 2008 Sở Thương mại- Du lịch còn phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang triển khai dự án “Nâng cao năng lực du lịch nông nghiệp” do tổ chức Agriterra (Hà Lan) tài trợ để đưa vào khai thác tuyến, điểm du lịch vườn vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, làng hoa Tân Mỹ Chánh và Vàm Kỳ Hôn.

Theo đại diện sở Văn hóa, thể thao & du lịch Tiền Giang thì du lịch sinh thái miệt vườn đã trở thành thế mạnh đặc thù của Tiền Giang, từ mô hình này đã thúc đẩy ngành du lịch tăng trưởng nhanh hơn, đồng thời là tỉnh có tỷ lệ khách quốc tế đến cao nhất ĐBSCL.

1.2.2.2. Du lịch sinh thái miệt vườn Vĩnh Long

Vĩnh Long có vị trí trung tâm của khu vực ĐBSCL, nằm trên tuyến du lịch sông nước từ TP Hồ Chí Minh đến các tỉnh miền Tây. Vì vậy du lịch Vĩnh Long nói riêng và ĐBSCL nói chung cần có sự liên kết và hợp tác để tạo ra được sản phẩm đặc trưng riêng của từng địa phương, tránh sự trùng lặp.

34

Theo Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), không gian du lịch vùng ĐBSCL được chia thành bốn cụm để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù. Trong đó, Cụm trung tâm, bao gồm Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang và Hậu Giang, sản phẩm nổi trội là tham quan sông nước, du lịch lễ hội, du lịch MICE (Meeting Incentive Conference Event - du lịch kết hợp hội họp, khen thưởng, sự kiện, triển lãm). Cụm bán đảo Cà Mau có Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng, tham quan điểm cực Nam Tổ quốc và du lịch sinh thái tại các khu rừng ngập mặn, du lịch văn hóa gắn với các lễ hội được xem là sản phẩm chính. Cụm duyên hải phía đông: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, lấy du lịch sông nước miệt vườn, tham quan làng nghề và di tích lịch sử làm chủ đạo. Cụm Đồng Tháp Mười có Long An và Đồng Tháp, chọn du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng ngập nước làm mục tiêu phát triển.

Theo ông Phạm Văn Hưởng, quyền Giám đốc Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, du lịch văn hóa sinh thái miệt vườn của tỉnh đã có thương hiệu và nguồn khách ổn định. Đặc biệt, tuyến du lịch sông Tiền (4 xã cù lao huyện Long Hồ) đã hình thành tuyến du lịch truyền thống cho khách quốc tế và nội địa. Tuy nhiên, 80% đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn vẫn còn tính chất hộ gia đình, tính liên kết giữa các doanh nghiệp chưa cao, dịch vụ trong các cơ sở lưu trú còn đơn điệu, thiếu sản phẩm hỗ trợ để làm phong phú sản phẩm du lịch của địa phương.

Năm 2013, ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long tập trung phát triển mô hình du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, đẩy mạnh xúc tiến du lịch và tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa với mục tiêu thu hút 950.000 lượt khách du lịch. Hiệp hội Du lịch tỉnh Vĩnh Long tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch tại 4 xã cù lao huyện Long Hồ. Cùng với phát triển mô hình du lịch sinh thái gắn với cộng đồng tại tuyến sông Tiền, tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp với UBND huyện Trà Ôn hoàn chỉnh đề án nâng cấp lễ hội Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn tại xã Thiện Mỹ lên cấp tỉnh để làm điểm nhấn phát triển tuyến du lịch sông Hậu.

35

Hiệp hội Du lịch tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị ngày 27/03/2013, tìm giải pháp phát triển du lịch mới mang tính đặc trưng, góp phần kéo dài thời gian lưu trú và nâng cao giá trị sản phẩm du lịch với tiêu chí “Tìm giải pháp liên kết khai thác phát huy du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn”. Các đại biểu cho rằng: Để du lịch phát triển, phát huy hết tiềm năng, lợi thế, ngoài sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, cần có sự liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa các nhà làm du lịch trong tỉnh nói riêng và ĐBSCL nói chung. Qua đó, tạo sản phẩm du lịch có chất lượng cao, xây dựng được thương hiệu uy tín, đội ngũ làm du lịch ngày càng chuyên nghiệp hơn.

1.1.2.3. Du lịch sinh thái miệt vườn Trà Vinh

Du lịch Trà Vinh cũng có những nét tương đồng và cũng có những lợi thế riêng để cùng liên kết phát triển phát triển du lịch. Với vị trị trí tiếp giáp biển Đông tỉnh Trà Vinh có 65 km bờ biển trải dài hình thành nên vùng đất châu thổ lâu đời, bên cạnh vùng đất trẻ mới bồi và mạng lưới sông ngồi chằng chịt mang nặng phù sa bồi đắp cho những vườn cây ăn trái. Với hệ thống cù lao: Long Trị, Long Hòa, Hòa Minh, Tân Quy đã hình thành các vườn cây ăn trái đặc sản như: măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, dừa sáp,....Bên cạnh đó, Trà Vinh còn có các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng, kiến trúc nghệ thuật độc đáo và các lễ hội truyền thống chủ yếu của 03 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa.

Nét đặc trưng và là điểm nhấn của ngành du lịch Trà Vinh hiện nay là du lịch về với thiên nhiên, sông nước miệt vườn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương với rất nhiều ngôi chùa Khmer cổ kính trải khắp các huyện thành phố cùng với các lễ hội truyền thống với những nét đặc trưng riêng biệt thu hút đông đảo khách du lịch như: Lễ hội Nghinh Ông của người Kinh, Lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer, Vu Lan Thắng Hội của người Hoa.

Trà Vinh là tỉnh trong khu vực có khí hậu tốt, ít bị bảo lũ, với những tán cây rợp bóng, xanh tươi, thị xã Trà Vinh được mệnh danh là đô thị xanh của khu vực. Cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt và rộng khắp đưa du khách về với du lịch sông nước về với thiên nhiên, vườn cây ăn trái đặc trưng của khu vực

36

ĐBSCL với những điểm du lịch nổi tiếng như: Cù lao Long Trị, Long Hòa, Tân Qui, cồn Nghêu, Rừng ngập mặn với các loại trái cây đa dạng, các loại thủy hải sản phong phú, có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc sản mang tính đặc sắc của vùng.

Đây cũng chính là những lợi thế của tỉnh Trà Vinh để liên kết phát triển du lịch, tiến tới xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch có thương hiệu của đồng bằng sông Cửu Long [32].

Bốn địa phương gồm Bến Tre, Tiền Giang,Vĩnh Long và Trà Vinh có cùng bản sắc văn hóa đồng bằng Nam bộ, cùng chia sẻ một lịch sử chung, có cùng cội nguồn, đời sống sinh hoạt cũng có nét tương đồng, giống nhau về sông nước miệt vườn có tiềm năng du lịch đa dạng, nhưng có nhiều sản phẩm đặc thù khác nhau đem lại cho du khách một điểm đến hấp dẫn đặc biệt là du lịch sinh thái sông nước miệt vườn [37].

1.2.3. Bài học kinh nghiệm

1.2.3.1. Du lịch sinh thái miệt vườn Tiền Giang

Du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang vẫn tiếp tục được phát triển với điểm nhấn là “không đụng hàng” với các địa phương có loại hình du lịch cùng loại khác. Thế nên, tỉnh Tiền Giang hướng tới nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn và thú vị trong lòng du khách.

Tiền Giang, đã có nhiều chương trình du lịch “không đụng hàng” để du khách lựa chọn như: tham quan vườn vú sữa lò rèn Vĩnh Kim (Châu Thành), vườn thanh long (Chợ Gạo), vườn xoài cát Hòa Lộc (Cái Bè), vườn sầu riêng Ngũ Hiệp (Cai Lậy), du lịch sinh thái biển ở Tân Thành (Gò Công Đông).

Mặt khác, để có thể khai thác hiệu quả hơn các dịch vụ du lịch, ngành du lịch Tiền Giang cũng đang lập đề án thực hiện chương trình dịch vụ đạt tiêu chuẩn ở các lĩnh vực ẩm thực, vận chuyển, mua sắm, cải tạo tàu du lịch và đưa thương hiệu “hủ tiếu Mỹ Tho” vào khai thác, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư khai thác

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THS DU LỊCH (Trang 31 -144 )

×