Giảm thiểu ảnh hưởng đến rừng phòng hộ, khu bãi tắm

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án khu nuôi trồng thủy sản trên cát xã phổ an (Trang 87 - 106)

Diện tích khu vực dự án nằm ngoài ranh giới rừng phòng hộ nên không gây ảnh hưởng đến rừng. Việc kiểm soát khai thác nước ngầm và ngăn ngừa nhiễm mặn được

thực hiện phù hợp như đã nêu sẽ hạn chế ảnh hưởng đến rừng phòng hộ cũng như hệ sinh thái trong khu vực.

Dự án kiểm soát các thông số gây ô nhiễm môi trường như mùi hôi, nước thải, chất thải rắn đảm bảo quy định sẽ không gây ảnh hưởng đến các đối tượng xung quanh như khu dân cư và bãi tắm.

4.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ CÁC RỦI RO SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG

4.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng

a. Tai nạn lao động

Để đảm bảo an toàn lao động, chủ đầu tư kết hợp với đơn vị thi công thực hiện các biện pháp sau:

- Chỉ huy trưởng công trình và công nhân xây dựng sẽ được tập huấn về an toàn lao động trước khi bắt đầu xây dựng dự án.

- Chỉ huy trưởng công trình hướng dẫn và giám sát chặt chẽ việc tuân thủ an toàn lao động của công nhân xây dựng.

- Sử dụng công nhân lành nghề cho từng loại máy móc thiết bị. - Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân.

b. Tai nạn giao thông

 Biện pháp quản lý

Lái xe phải tuyệt đối chấp hành đầy đủ luật giao thông và sẽ được giao trách nhiệm quản lý, bảo quản xe cụ thể. Khi ký hợp đồng vận chuyển, yêu cầu chủ phương tiện vận chuyển phải đảm bảo các điều kiện an toàn về kỹ thuật, cũng như các yêu cầu khác về trang thiết bị khi vận chuyển trên đường.

 Biện pháp kỹ thuật

- Các phương tiện xe máy phải được kiểm tra kỹ thuật định kỳ, bảo dưỡng theo đúng quy định, đảm bảo các thông số khí thải của xe phải đạt yêu cầu về mặt môi trường. Xe chở đúng trọng tải và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về xe lưu thông trên đường như: phủ bạt chống bụi, không lạm dụng còi xe…

- Hạn chế tốc độ ở những đoạn đường đông dân cư.

c. Phòng chống cháy nổ

Các biện pháp có thể áp dụng bao gồm:

- Sắp xếp, bố trí các máy móc thiết bị đảm bảo trật tự, gọn gàng và tạo khoảng cách an toàn cho công nhân khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

- Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây ra tia lửa điện phải được bố trí thật an toàn.

- Bố trí các bình cứu hỏa cầm tay ở những vị trí thích hợp để tiện sử dụng, các phương tiện chữa cháy sẽ luôn kiểm tra thường xuyên và đảm bảo trong tình trạng sẵn sàng để sử dụng.

Ngoài ra đơn vị thi công còn phải quan tâm đến vấn đề tổ chức ý thức phòng cháy, chống cháy tốt cho toàn thể cán bộ, công nhân thông qua các lớp huấn luyện PCCC.

4.2.2. Giai đoạn hoạt động

a. Tai nạn lao động

Các hộ nuôi khi sử dụng máy phát điện, máy thổi khí và máy bơm nước phải đọc các hướng dẫn trước khi dùng để tránh xảy ra tai nạn.

b. Phòng chống sự cố về điện

- Lắp đặt các bộ phận tiếp đất nối với các thiết bị có sử dụng điện sẽ hạn chế được hiện tượng rò rỉ điện, điện giật.

- Các dây điện được lắp đặt cao hơn đầu người.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây dẫn để phát hiện hư hỏng và sửa chữa kịp thời.

- Lắp đặt các biển báo ở những nơi nguy hiểm.

c. Phòng chống thiên tai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dự án được giới hạn từ ranh giới đai rừng phòng hộ ra đến bờ biển tại điểm có cao trình 5,0m, cách mép nước biển cao nhất về mùa Đông 10m và cách mép nước biển mùa khô khoảng 30m, nên hạn chế được ảnh hưởng của triều cường.

- Phối hợp với chính quyền địa phương trồng rừng phòng hộ bằng các loài cây thích hợp ở các hướng gió chủ đạo để phòng chống bão, chống cát bay, chống thoát hơi nước, vừa che nắng, hút bức xạ mặt trời, hút bụi, hấp thụ các hơi khí độc, giảm thiểu sự lan truyền ồn, tạo cảnh qua và bảo vệ hệ sinh thái trên cạn.

- Thành lập Ban phòng chống lụt bão để đưa ra các phương án sẵn sàng ứng phó nếu có sự cố xảy ra.

- Tuyên truyền, khuyến khích người dân nuôi tôm sinh sống tại khu vực dự án tham gia các hoạt động tập ứng phó sóng thần tại địa phương.

- Dự án lấy nước mặn dưới tầng đất mặt thông qua lớp cát lọc. Đồng thời nắm rõ quy luật thủy triều tại khu vực để có giải pháp lấy nước vào các thời điểm hợp lý tránh những lúc triều lên.

d. Phòng chống sự cố dịch bệnh từ hồ nuôi

Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cán bộ thú y ở xã, huyện thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn các phương pháp nuôi cũng như phòng tránh dịch bệnh cho các hộ nuôi tôm:

- Kiểm tra kiểm soát chặt chẽ chất lượng tôm giống: không lưu thông, không thả nuôi tôm giống bị nhiễm các loại virus và vi khuẩn gây bệnh thường gặp và các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio như V. parahaemolyticus, V.harveyi, V.vulnificus…

- Không sử dụng các loại chế phẩm sinh học không đảm bảo bảo chất lượng (lượng vi sinh hữu ích thấp hơn đã công bố, thậm chí chứa các vi khuẩn có hại).

- Tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt giáp xác; luôn đảm bảo các điều kiện môi trường thích hợp cho tôm sinh trưởng như duy trì nồng độ oxy hòa tan cao, độ mặn hợp lý và nhiệt độ nước ổn định.

- Không thả nuôi ở mật độ quá dày. Trong quá trình nuôi chỉ sử dụng chế phẩm sinh học và thức ăn thích hợp, đảm bảo chất lượng, không để dư thừa thức ăn trong ao nuôi tôm.

- Khi có hiện tượng tôm bị nhiễm dịch bệnh, các hộ nuôi sẽ báo với trạm thú y huyện Đức Phổ để được hướng dẫn xử lý cụ thể.

- Đối với các ao bị dịch bệnh phải tẩy trùng triệt để, khoanh vùng, cách ly. Không được xả nước thải, tôm chết bừa bãi ra ngoài môi trường xung quanh. Có thể xử lý nước ao nuôi bằng chất Chlorine (Ca(OCl)2) 100ppm hay một số loại chất diệt trùng khác để diệt các vi khuẩn gây bệnh. Sau khi xử lý đạt yêu cầu, nước thải trong các ao này được đưa dần ra biển.

- Xác chết vật nuôi cần được thu gom và xử lý hợp vệ sinh. Phương pháp thông dụng là đào hố chôn, rắc lớp vôi sống (CaO) lên trên và lấp đất. Trường hợp tôm bị dịch bệnh với số lượng lớn, chủ hộ nuôi sẽ báo với trạm thú y huyện và hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom xử lý xác tôm chết đúng theo quy định.

CHƯƠNG 5

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG .1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Mục tiêu của chương trình quản lý môi trường nhằm để kiểm soát các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng và hoạt động, cụ thể như sau:

- Kiểm tra độ chính xác của các dự báo và biện pháp giảm thiểu tác động xấu. - Đảm bảo biện pháp giảm thiểu sẽ được triển khai thực hiện trong các giai đoạn của dự án và kiểm soát tính hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đáp ứng các yêu cầu quản lý, tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia về lĩnh vực môi trường quy định.

Chương trình quản lý môi trường được đề xuất trên cơ sở tổng hợp các hoạt động của dự án trong suốt quá trình triển khai các hạng mục thi công xây dựng và khi hoàn thành các hạng mục xây dựng, đi vào vận hành. Tổng hợp các tác động đối với từng hoạt động, các biện pháp giảm thiểu cụ thể cho mỗi tác động, đồng thời dự kiến kinh phí cũng như thời gian thực hiện. Trên cơ sở các thông tin và các kết quả tại các Chương 1, 3, 4 của báo cáo để tổng hợp nên một cách đầy đủ chương trình quản lý môi trường cho toàn bộ dự án.

Chủ đầu tư cam kết thực hiện chương trình quản lý môi trường đầy đủ dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi.

Cụ thể các nội dung của chương trình quản lý môi trường dự án được trình bày chi tiết như sau:

Bảng 5.1. Chương trình quản lý môi trường Giai đoạn hoạt động của dự án Các hoạt động của dự án Các tác động môi trường

Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường Kinh phí thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường Thời gian thực hiện và hoàn thành Trách nhiệm tổ chức thực hiện Trách nhiệm giám sát 1 2 3 4 5 6 7 8 Chuẩn bị Dọn vệ sinh khu vực Bụi, chất thải rắn

- Thu gom chất thải xung quanh khu vực dự án

- Hợp đồng Đội vệ sinh môi trường huyện Đức Phổ xử lý 10.000.000đ 1 tháng Đơn vị thi công xây dựng UBND xã Phổ An Xây dựng Vận chuyển vật liệu xây dựng San ủi, đào

đất và xây dựng công trình Công nhân tại công trường Nước thải sinh hoạt Nước mưa chảy tràn - Xây dựng nhà vệ sinh tạm - Đánh rãnh tạm thời hệ thống trong khu vực để thoát nước

- Đánh rãnh cho tự chảy 20.000.000đ 23 tháng - Đơn vị thi công xây dựng - Hộ nuôi tôm UBND xã Phổ An Khí thải, tiếng ồn

- Trang bị bảo hộ lao động

- Định kỳ kiểm tra máy móc 20.000.000đ Chất thải rắn

xây dựng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tái chế

- Bán cho phế liệu

- Hợp đồng với Đội vệ sinh môi trường huyện Đức Phổ vận chuyển xử lý 10.000.000đ Hoạt động Hoạt động của các hộ nuôi tôm Nước thải hồ nuôi tôm và sinh hoạt - Xây dựng bể tự hoại

- Theo dõi vệ sinh, hút bùn bể tự hoại định kỳ

- Nước thải từ hồ nuôi thu gom xử lý

bằng hồ sinh học Chất thải rắn

sinh hoạt

- Xử lý, thải bỏ đúng quy định của luật BVMT

- Từng hộ nuôi hợp đồng với Đội vệ sinh môi trường huyện Đức Phổ vận chuyển xử lý

50.000.000đ

Khí thải, tiếng ồn

- Định kỳ kiểm tra máy móc, bảo trì

20.000.000đ Xâm nhập

mặn, ô

nhiễm nước ngầm

- Vật liệu lót các hồ nuôi là nhựa HDPE chất lượng cao, thích hợp với điều kiện khí hậu thời tiết trong vùng - Có kế hoạch đầu tư, bảo trì sửa chữa sau mỗi vụ sản xuất

5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

UBND xã Phổ An sẽ kết hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường tiến hành giám sát định kỳ chất lượng môi trường, nhằm mục đích kiểm soát, bảo vệ và giám sát ô nhiễm môi trường. Trình trạng môi trường sẽ được thường xuyên theo dõi, số liệu sẽ được lưu trữ tại UBND xã Phổ An và gửi báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi truờng tỉnh Quảng Ngãi.

5.2.1. Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng

a. Giám sát chất lượng môi trường không khí

- Giám sát các chỉ tiêu: Ồn, bụi, CO, NOx, SO2. - Vị trí giám sát: 02 vị trí.

+ K1: Tại khu vực thi công dự án, tọa độ X = 1670384, Y = 587110.

+ K2: Trên đường vận chuyển nguyên liệu cách dự án khoảng 1.200m về phía Tây, tọa độ X = 1670454, Y = 587280.

- Tần suất giám sát: 06 tháng/lần. - Quy chuẩn so sánh:

+ QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

b. Giám sát môi trường nước ngầm

- Các chỉ tiêu giám sát: pH, độ cứng, Nitrat, Nitrit, Fe, coliforms.

- Các vị trí giám sát: 1 vị trí (tại giếng khoan cấp nước cho công nhân xây dựng dự án, tọa độ X = 1670359, Y = 587110).

- Tần suất giám sát: 06 tháng/lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.

c. Giám sát nước biển ven bờ

- Các chỉ tiêu giám sát: pH, DO, BOD5, chất rắn lơ lửng, Amoni, colifrom. - Các vị trí giám sát: 01 điểm trong khu vực bờ biển của dự án (vị trí này đảm bảo nước thải và nước biển xáo trộn hoàn toàn, cách bờ khoảng 10m, tọa độ X = 1670359, Y = 587110).

- Tần suất giám sát: 06 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ. Giá trị giới hạn vùng bãi tắm, thể thao dưới nước.

5.2.2. Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động

a. Giám sát môi trường nước thải

Trong nuôi trồng thủy sản, nước thải là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nhà đầu tư, cũng như các cơ quan quản lý môi trường và nhân dân trong khu vực. Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật cho phép trước khi xả vào môi trường.

- Các chỉ tiêu giám sát: pH, COD, BOD5, TSS, amoni, tổng Nitơ, clo dư, Coliforms.

- Các vị trí giám sát: 02 vị trí.

+ NT1: Tại cống thải của hồ xử lý nước thải chung số 2, tọa độ X = 1646970, Y = 0609890.

+ NT2: Tại cống thải của hồ xử lý nước thải chung số 9, tọa độ X = 1689667, Y = 0789455.

- Tần suất giám sát: 06 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 11:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản, cột B và QCVN 01-81:2011/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống, điều kiện vệ sinh thú y.

b. Giám sát môi trường nước ngầm

- Các chỉ tiêu giám sát: pH, độ mặn, độ cứng, Nitrat, Clorua, Fe, coliforms, amoni.

- Các vị trí giám sát: 02 vị trí.

+ NG1: Tại giếng khoan cấp nước phục vụ hồ nuôi số 25, tọa độ X = 1646814, Y = 0609321.

+ NG2: Tại giếng khoan cấp nước phục vụ hồ nuôi số 42, tọa độ X = 1689824, Y = 0789153.

- Tần suất giám sát: 06 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.

c. Giám sát nước biển ven bờ

- Các chỉ tiêu giám sát: pH, DO, BOD5, tổng chất rắn lơ lửng, Amoni, coliforms.

- Vị trí giám sát: 2 vị trí.

+ NB1: Bờ biển cách dự án khoảng 50m về phía Đông, khu vực bãi tắm (vị trí này đảm bảo nước thải và nước biển xáo trộn hoàn toàn) tọa độ X = 1647122, Y = 0607790.

+ NB2: Bờ biển cách dự án khoảng 70m về phía Đông, gần khu trạm gác (vị trí này đảm bảo nước thải và nước biển xáo trộn hoàn toàn), tọa độ X = 1648908, Y = 0607833.

- Tần suất giám sát: 06 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.

5.2.3. Chi phí vận hành, giám sát, báo cáo môi trường hằng năm

Dựa theo quyết định số 1723 QĐ/UBND ngày 25 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành đơn giá quan trắc phân tích môi trường áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.2.3.1. Trong giai đoạn xây dựng

Chi phí một đợt giám sát trong giai đoạn xây dựng là : 16.018.000 đồng

a. Chi phí lấy và phân tích mẫu

- Chi phí thuê phương tiện, cán bộ lấy mẫu : 4.000.000 đồng - Chi phí phân tích mẫu khí (2 mẫu x 5 chỉ tiêu) : 2.786.000 đồng - Chi phí phân tích mẫu nước ngầm (1 mẫu x 6 chỉ tiêu) : 2.579.000 đồng - Chi phí phân tích mẫu nước biển ven bờ (1 mẫu x 6 chỉ tiêu):1.653.000 đồng

b. Chi phí tổng hợp số liệu và viết báo cáo giám sát : 5.000.000 đồng

5.2.3.2. Trong giai đoạn hoạt động

Tổng chi phí một đợt giám sát trong giai đoạn hoạt động là : 23.921.000 đồng

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án khu nuôi trồng thủy sản trên cát xã phổ an (Trang 87 - 106)