Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án khu nuôi trồng thủy sản trên cát xã phổ an (Trang 54 - 63)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

3.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

Theo tiến độ thực hiện, dự án sẽ hoàn chỉnh trong vòng 24 tháng, ước tính thời gian vận chuyển vật liệu khoảng 5 tháng, bao gồm các công đoạn sau: Xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, xây dựng hệ thống cấp điện, xây dựng lại các hồ nuôi được mở rộng thêm, xây dựng đường giao thông…

Với khối lượng xây dựng trên, tại khu vực dự án sẽ tập trung một lượng lớn các thiết bị thi công và công nhân xây dựng. Tất cả các yếu tố trên có thể phát sinh các tác động tiêu cực tới môi trường, không chỉ cho khu vực xây dựng mà cho cả khu vực xung quanh.

3.1.2.1. Nguồn tác động liên quan đến chất thải

Bảng 3.1. Các nguồn tác động liên quan đến chất thải trong quá trình xây dựng

STT NGUỒN CHẤT THẢI TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1 Hoạt động đào

hồ

Bụi, khí thải - Ô nhiễm không khí xung quanh

- Ô nhiễm nước biển ven bờ

2 Vận chuyển

nguyên vật liệu

Bụi, khí thải

Ô nhiễm không khí xung quanh

3 Xây dựng các

hạng mục

- Bụi, khí thải từ các phương tiện thi công: máy ủi, máy xúc…

- Chất thải rắn xây dựng - Nước thải xây dựng

- Ô nhiễm môi trường không khí xung quanh

- Ảnh hưởng môi trường cảnh quan

4

Tập kết công nhân trên công trường

- Chất thải rắn sinh hoạt - Nước thải sinh hoạt

- Ảnh hưởng môi trường cảnh quan

Nguồn: Công ty TNHH TM & CN Môi trường MD tổng hợp.

Hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình làm phát sinh một số tác động đến tài nguyên, môi trường tự nhiên trong vùng chịu ảnh hưởng, bao gồm các tác động cơ bản như sau:

a. Khí thải và bụi * Nguồn phát sinh

Nguồn gây ô nhiễm không khí bao gồm: - Quá trình đào hồ, san ủi;

- Khí thải phát sinh ra trên đường vận chuyển nguyên liệu; - Bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng đường.

* Tải lượng

Tải lượng bụi phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình

Theo đánh giá nhanh của tổ chức Y tế thế giới thì hệ số phát thải ô nhiễm do hoạt động thi công như sau:

Bảng 3.2. Hệ số phát thải ô nhiễm từ quá trình thi công

TT Nguyên nhân gây ô nhiễm Ước tính hệ số phát

thải

1 Bụi sinh ra do quá trình đào đắp, san ủi bị gió cuốn lên 1 – 100g/m3 2 Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu xây

dựng, máy móc thiết bị 0,1 – 1g/m

3

3 Xe vận chuyển vật liệu xây dựng làm rơi vãi trên mặt

đường phát sinh bụi 0,1 – 1g/m

3.

Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới, 1993.

- Vì dự án xây dựng dựa trên diện tích hồ nuôi đã có sẵn, do đó chỉ đào phần diện tích các hồ xử lý và diện tích từ hồ số 80 đến hồ số 101.

- Tổng diện tích hồ xử lý 69.474 m2 (theo bảng 1.2), chiều cao hồ xử lý 1,2-1,5m. Tổng thể tích đào các hồ xử lý là 104.211 m3.

- Tổng diện tích hồ số 80 đến hồ số 101 là 72.508 m2 (theo bảng 1.3), chiều cao hồ xử lý 1,2-1,5m. Tổng thể tích đào các hồ nuôi là 108.762 m3.

- Tổng thể tích hồ xử lý và hồ nuôi là 212.973 m3.

- Khu dự án chủ yếu là cát, trong quá trình đào, san ủi nền hệ số phát thải bụi (chọn hệ số phát thải là 10g/m3, theo bảng 3.2).

Suy ra tổng lượng bụi phát sinh là: 212.973 x 10g/m3 = 2.129,73 kg.

Thời gian thi công kéo dài trong 2 năm, mỗi năm thi công trong 8 tháng mùa khô, mỗi tháng làm việc 26 ngày. Như vậy, tải lượng bụi trung bình sinh ra tại khu vực dự án khoảng 5,12 kg/ngày. Khu vực dự án là khu vực ven biển, mặc dầu thường xuyên có gió nhưng cũng có vành đai rừng phòng hộ làm nhiệm vụ chắn gió, chắn cát

nên bụi không phát tán đi xa. Hơn nữa, khu dân cư cách xa dự án hơn 1km nên ảnh hưởng đến khu dân cư là không đáng kể.

Bụi, khí thải phát sinh trên đường vận chuyển

Khi khảo sát thực tế người dân của những hộ nuôi tôm tại khu vực thì lượng cát sau khi đào hồ được sử dụng lại đắp xung quanh bờ hồ, không thải bỏ ra ngoài.

Theo dự án đầu tư, khối lượng vật liệu xây dựng như: thép các loại, xi măng, dây dẫn, cát, đá, tấm lót HDPE… cần vận chuyển phục vụ cho dự án khoảng 1.200 tấn. Nếu sử dụng xe vận chuyển có tải trọng trung bình là 10 tấn, tương đương sẽ có 240 lượt xe (cho cả hai chiều vận chuyển lúc có tải và không có tải).

240 2 10 200 . 1 = × = n (lượt xe)

Quá trình vận chuyển dự kiến trong 40 ngày. Do vậy, số lượt xe lưu thông trung bình trong một ngày ≈ 8 lượt xe /ngày.

8 40 240 = =

n (lượt xe/ngày)

Quãng đường vận chuyển ước tính trung bình là 35 km/lượt.

Bảng 3.3. Tổng tải lượng ô nhiễm khí thải từ phương tiện vận chuyển

TT Chất ô nhiễm Điều kiện vận chuyển Hệ số ô nhiễm (g/xe. km) Tổng đoạn đường vận chuyển (km) Số lượng xe (lượt xe/ngày) Tổng tải lượng trung bình ngày (kg/ngày) Tổng tải lượng (kg/ngày)

1 Bụi Chạy có tải 1,190 35 8 0,3332 0,5043

Chạy không tải 0,611 35 8 0,1711

2 SO2 Chạy có tải 0,786 35 8 0,2201 0,383

Chạy không tải 0,582 35 8 0,163

3 NOx Chạy có tải 2,960 35 8 0,8288 1,2824

Chạy không tải 1,620 35 8 0,4536

4 CO Chạy có tải 1,780 35 8 0,4984 0,754

Chạy không tải 0,913 35 8 0,2556

5 VOC Chạy có tải 1,270 35 8 0,3556 0,4987

Chạy không tải 0,511 35 8 0,1431

Nguồn: GS.TS. Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, 2000. Ghi chú :

Tổng tải lượng = Hệ số ô nhiễm × đoạn đường vận chuyển × số xe (kg/ngày).

* Tác động

Tác động của bụi

- Bụi sinh ra do hoạt động đào hồ nuôi và do vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ xây dựng. Tuy nhiên, khu vực dự án là vùng đất cát ẩm, các nguyên vật liệu vận chuyển theo đánh giá ở trên đều có kích thước lớn, trơ, khả năng phát sinh bụi không lớn.

- Quá trình vận chuyển không tập trung mà diễn ra suốt quá trình xây dựng dự án và được che chắn cẩn thận, nên các hoạt động này chỉ xảy ra tác động nhỏ, cục bộ và không thường xuyên trong quá trình xây dựng.

- Tuy nhiên, bụi có thể gây các tác động tiêu cực cho sức khỏe con người, môi trường tự nhiên và sản xuất. Vì thế, trong quá trình thi công dự án sẽ quan tâm thực hiện các biện pháp giảm thiểu để hạn chế lượng bụi phát sinh ra môi trường.

Tác động các loại khí thải

Khí thải sinh ra trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là sản phẩm từ quá trình đốt cháy nhiên liệu của phương tiện vận chuyển và các máy móc, thiết bị thi công. Hai loại nhiên liệu chính sử dụng đối với các phương tiện này là dầu DO và xăng. Hầu hết các loại xăng dầu hiện nay đều chứa một lượng lưu huỳnh ở mức khoảng 0,05%. Vì vậy, các xe tải chạy dầu đều làm phát sinh khí thải có chứa hàm lượng SO2 gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, mức độ phát thải phụ thuộc rất nhiều vào loại xe, tình trạng xe sử dụng và tốc độ lưu thông trên đường. Hơn nữa, nguồn gây ô nhiễm này không thường xuyên, phát sinh cục bộ và chỉ xảy ra trong thời gian thi công.

Nhận xét

Theo kết quả tính toán cho thấy tải lượng bụi phát sinh trong giai đoạn xây dựng trên công trường khoảng 5,12 kg/ngày và bụi, khí thải phát sinh trên đường vận chuyển nguyên vật liệu khoảng từ 0,1-1kg/ngày (bảng 3.3). Đây là nguồn tác động mang tính tạm thời (chỉ xảy ra trong giai đoạn xây dựng). Tuy nhiên, việc kiểm soát phát sinh bụi trong giai đoạn xây dựng sẽ được chủ đầu tư cùng đơn vị thi công đặc biệt quan tâm và thực hiện các biện pháp giảm thiểu sẽ được trình bày tại Chương 4 của báo cáo ĐTM.

b. Nước thải * Nguồn phát sinh

Nguồn phát sinh trong giai đoạn xây dựng gồm:

- Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu do hoạt động tắm, giặt, vệ sinh của công nhân. Trong giai đoạn thi công xây dựng, ước tính lượng công nhân trong xây dựng thi công khoảng 70 người.

- Nước mưa chảy tràn. - Nước thải xây dựng.

* Tải lượng

Nước thải sinh hoạt

Trong giai đoạn thi công xây dựng, số lượng công nhân làm việc trong giai đoạn này thường xuyên dao động tùy thuộc vào tiến độ thi công công trường. Ước tính có khoảng 70 công nhân lao động trên công trường vào lúc cao điểm, tiêu chuẩn dùng nước q = 45 ÷ 60 l/người.ngày (TCXD 33:2006 - cấp nước, mạng lưới và công trình -

Tiêu chuẩn thiết kế). Lấy tiêu chuẩn nước dùng cho công nhân là 60l/người.ngày.

Tổng nhu cầu sử dụng nước trong ngày của công nhân khoảng 4,2 m3/ngày, chủ yếu cho các hoạt động sinh hoạt vệ sinh cá nhân của công nhân. Vì vậy tổng lượng nước thải do sinh hoạt khoảng 3,36 m3/ngày đêm (80% lượng nước cấp sử dụng).

Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tính theo đầu người như sau:

Bảng 3.4. Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tính cho một người trong ngày đêm

TT CHẤT Ô NHIỄM TẢI LƯỢNG (g/người/ngày)

1 BOD5 45 - 54 2 COD 72 - 102 3 Chất rắn lơ lửng 70 - 145 4 Tổng nitơ 6 - 12 5 Amôni 2,4 - 4,8 6 Tổng photpho 0,8- 4

Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới, 1993.

Với số công nhân lao động trên công trường vào thời cao điểm khoảng 70 người và dựa vào bảng 3.4 chúng tôi tính toán khối lượng và nồng độ các chất trong nước thải sinh hoạt như bảng sau:

Bảng 3.5. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt STT Tác nhân gây ô nhiễm Khối lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/lít) QCVN 14:2008/BTNMT (mg/lít) 1 BOD5 3,15 - 3,78 937,5 – 1.125 50 2 COD 5,04 - 7,14 1.500 - 2.125 - 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 4,9 - 10,15 1.458,33 - 3.023,83 100 4 Tổng Nitơ 0,42 - 0,84 125 - 250 50 5 Amoni 0,17 - 0,34 50 - 100 10 6 Tổng Photpho 0,06 – 0,28 16,67 – 83,33 10 Nguồn: Bảng 3.4

Ghi chú:

- Khối lượng = số người × tải lượng, (kg/ngày). - Nồng độ = Khối lượng/ Lưu lượng, (mg/l).

Nhận xét

So sánh với QCVN 14:2008/BTNMT thì nồng độ các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần, cần xử lý trước khi xả ra môi trường.  Nước mưa chảy tràn

Theo số liệu thống kê của WHO: nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường khoảng N: 0,5 - 1,5mg/l, P: 0,004 - 0,03mg/l, COD: 10 - 20mg/l và TSS: 10 - 20mg/l. Do đó nước mưa chảy tràn tương đối sạch, có thể thải trực tiếp ra môi trường sau khi đã tách rác, lắng cặn.

Uớc tính lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án (chủ yếu vào mùa mưa) được tính theo công thức:

Q = 0,278.K.I.F (m3/h). Trong đó:

K - Hệ số dòng chảy (k = 0,6).

I - Cường độ mưa lớn nhất trong 1 giờ, I = 50mm/h = 0,05 m/h.

F - Diện tích khu vực (m2): 219.854 m2. (bao gồm diện tích hồ xử lý nước thải, hồ nuôi, diện tích đường giao thông liên vùng, nội bộ theo mục 1.4.2.1 trang 27).

Q = 0,278 x 0,6 x 50/1000 x 219.854 = 1.833,58 m3/h.  Nước thải xây dựng

Nước thải xây dựng gồm: nước trộn bê tông chảy tràn, nước rửa thiết bị thi công. Thành phần nước thải bao gồm: Độ đục, SS, dầu mỡ, trong đó chủ yếu là chất rắn lơ lửng.

Với quy mô xây dựng tại dự án thì uớc tính lượng nước thải xây dựng khoảng 2 m3/ngày.đêm.

* Tác động

Nước thải sinh hoạt

Lượng nước sinh hoạt thải ra hàng ngày không cao, nhưng thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và nhiều vi sinh vật gây bệnh và cùng với chất bài tiết. Nguồn nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng có thể gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm trong khu vực nếu không được thu gom và xử lý hợp lý.

Về mặt vệ sinh và sức khỏe, các chất bài tiết được định nghĩa là phân và nước tiểu. Rất nhiều các bệnh truyền nhiễm lan truyền qua phân và nước tiểu, từ người bệnh đến người khỏe mạnh. Phân là môi trường dễ gây phân tán các bệnh thông thường. Lượng chất hữu cơ của phân và nước tiểu có thể đánh giá qua chỉ tiêu BOD5 hoặc

COD. Nước tiểu có BOD5 khoảng 8,6g/l và phân có BOD5 khoảng 9,6g/100g. Như vậy, nếu thải trực tiếp ra đất, sẽ là nguồn gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường đất và nước trong khu vực dự án.

Nước thải xây dựng

Nước thải xây dựng có hàm lượng cặn lơ lửng cao. Nếu xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ làm tăng độ đục nguồn tiếp nhận, có thể hủy hoại các loài sinh vật thủy sinh. Do vậy đối với nguồn thải này, tuy chỉ mang tính chất tạm thời (chỉ phát sinh trong thời gian thi công xây dựng dự án) nhưng chủ đầu tư cũng phải có các kế hoạch giảm thiểu, thu gom, và xử lý trước khi thải ra môi trường, tránh gây ô nhiễm môi trường, cũng như gây ảnh hưởng đến dân cư xung quanh. Các biện pháp giảm thiểu sẽ được nêu rõ trong Chương 4 của báo cáo ĐTM này.

Nước mưa chảy tràn

Lưu lượng nước mưa chảy tràn tại khu vực là khá lớn. Mưa làm rửa trôi các chất bẩn rơi vãi hoặc đổ trên công trường cuốn theo dòng nước làm ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Tuy nhiên, dự án nằm gần biển nên quá trình thi công xây dựng chỉ thực hiện vào mùa khô nên tác động nước mưa trong thời gian này không đáng kể.

c. Chất thải rắn * Nguồn phát sinh

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án gồm:

- Chất thải xây dựng. - Chất thải sinh hoạt.

* Tải lượng

Chất thải rắn sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt gồm các loại như bao bì, thực phẩm thừa… phát sinh từ các khu lán trại tạm thời và sinh hoạt của công nhân lao động trực tiếp trên công trường thi công.

Theo mức tính trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt của một người lao động trên công trường là 0,3 - 0,5 kg/người.ngày. Ở thời điểm cao nhất số công nhân xây dựng tập trung ở công trường khoảng 70 người thì lượng rác thải ra là 21-35 kg /ngày.  Chất thải rắn xây dựng

Chất thải xây dựng gồm dây điện, nhựa HDPE, bao bì đựng vật liệu xây dựng, gỗ, dây dẫn điện thừa, bao xi măng, bê tông chết, đất, đá, cát… phát sinh từ những vị trí thi công.

* Tác động

Chất thải rắn sinh hoạt

- Chất thải từ sinh hoạt hàng ngày của công nhân xây dựng ngoài việc gây ra ô nhiễm môi trường còn tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, dễ lây lan

dịch bệnh. Ngoài ra, các chất thải trên có thể bị nước mưa rửa trôi và cuốn theo dòng chảy, ảnh hưởng tới môi trường các khu vực xung quanh dự án.

- Các loại chất thải từ thức ăn thừa khi thải vào môi trường không phân hủy làm tăng nồng độ các chất dinh dưỡng và tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, ruồi muỗi phát triển là nguyên nhân của các dịch bệnh đồng thời gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Các loại bao bì nylon, các vật liệu bằng nhựa khác rất khó phân hủy ngoài môi trường, làm tắc nghẽn các cống thoát nước, túi nilon lẫn vào đất ngăn cản lượng ôxy

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án khu nuôi trồng thủy sản trên cát xã phổ an (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w