4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
1.4.5. Nguyên, nhiên, vật liệu và các chủng loại sản phẩm của dự án
1.4.5.1. Nguyên, nhiên, vật liệu a. Nhu cầu về nước
- Nhu cầu nước ngọt: Được lấy từ các giếng đóng bơm hút bằng động cơ điện công suất 1KW để lấy nước ngọt từ dưới lòng đất cấp cho hồ nuôi.
- Nhu cầu nước mặn: Được bơm từ nước biển ven bờ bằng các ống nhựa, đặt sâu dưới lớp cát lọc khoảng 0,5-1m và cách mép nước bờ biển khoảng 7-10m, để thu nước biển có độ mặn khoảng 30‰, nước bơm từ biển qua máy bơm công suất 15-20CV
(hay động cơ điện 1-2KW) bơm hút dẫn nước vào hồ nuôi bằng ống nhựa trực tiếp trên bờ hồ.
Tính toán lượng nước ngọt khai thác từ nước ngầm phục vụ nuôi tôm trong vùng quy hoạch:
Theo dự án đầu tư “Khu nuôi trồng thủy sản trên cát xã Phổ An” thì các thông số trong nuôi tôm như sau:
- Tổng diện tích hồ nuôi: S = 258.771m2. - Độ sâu cột nước hồ nuôi: 0,80m.
- Độ mặn nước biển bơm vào hồ (C1 = 0,03).
- Độ mặn nước hồ cần thiết cho nuôi tôm (C2 = 0,025).
* Tính toán lượng nước ngọt khai thác:
Tổng lượng nước cần cấp cho hồ nuôi lần đầu (gồm cả nước biển và nước ngọt): 258.771m2 x 0,8m = 207.017m3.
Từ công thức: V1 x C1 = V2 x C2. Trong đó: - C1: Độ mặn nước biển bơm vào hồ (C1= 0,03).
- C2: Độ mặn nước hồ nuôi sau khi pha nước ngọt (C2=0,025).
- V2: Lượng nước hồ nuôi sau khi pha nước ngọt để đạt độ mặn 25‰ (V2= 207.017m3).
- V1: Lượng nước biển bơm vào hồ nuôi (lần đầu).
Ta có lượng nước biển cần bơm vào hồ lần đầu là: V1 = (V2 x C2)/C1. V1 = 207.017m3 x 0,025 = 172.514m3, (chiếm 83,33%). 0,03
Như vậy lượng nước ngọt cần khai thác lần đầu dùng pha với nước biển để đạt độ mặn 0,025 là:
Vx = V2 - V1 = 207.017m3 – 172.514m3 = 34.503m3, (chiếm 16,67%). Cứ 5 ngày hồ nuôi được thay nước 1 lần (mỗi tháng thay nước 6 lần), với lượng nước mỗi lần thay bằng 20% lượng nước có trong hồ. Như vậy lượng nước ngọt cần bơm mỗi lần để pha vào hồ cũng tương ứng với 20% lượng nước ngọt bơm lần đầu.
Ta có lượng nước ngọt cần thiết dùng để pha với nước biển trong 01 vụ nuôi tôm là:
34.503m3 x 20% x 6 lần/tháng x 3 tháng = 124.210m3.
- Tổng lượng nước ngọt cần khai thác dùng cho nuôi tôm trong 01 vụ nuôi (90 ngày) là: 34.503m3 + 124.210m3 = 158.713m3. Tính bình quân là: 1.763,48m3/ngày.
- Nhu cầu nước dùng cho sinh hoạt của con người trong quá trình nuôi là: 101 hồ x 1 người/hồ x 0,1m3/ngày = 10,1m3/ngày.
Như vậy tổng lượng nước tối đa cần dùng cho sinh hoạt và pha loãng độ mặn để nuôi tôm trong vùng là: 1.763,47+ 10,1 =1.773,57m3/ngày.
Tham khảo thuyết minh quy hoạch “Khu nuôi trồng thủy sản trên cát xã Phổ An” hay thuyết minh dự án để minh chứng:
Nguồn nước ngầm, trữ lượng, chất lượng nước ngầm, giới hạn khai thác nước ngầm an toàn (Khả năng khai thác tối đa …m3/ngày phục vụ nuôi trồng) đảm bảo nghề nuôi-khu vực quy hoạch phát triển bền vững, không làm cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước ngầm (nhiễm mặn, nhiễm chất dinh dưỡng) vốn có trữ lượng thấp ở những dãi cát ngang các tỉnh duyên hải Miền Trung.
Phần kiến nghị: nên để nhà nước (cơ quan quản lý địa phương-Ban QLDA) đầu tư quan lý các giếng ngầm hơn là để tư nhân tự đầu tư khai thác…rất khó quản lý về: lượng nước khai thác, kỹ thuật xây lắp…
b. Nguyên liệu cung cấp cho dự án
Bảng 1.6. Nguồn nguyên liệu phục vụ dự án
STT Tên vật tư Nguồn cung cấp Quãng đường Nơi nhận
1 Thiết bị điện Tp. Quảng Ngãi 35km Công trường
2 Cột BTLT KKT Dung Quất 50km Công trường
3 Thép các loại Tp. Quảng Ngãi 35km Công trường 4 Xi măng các loại Tp. Quảng Ngãi 35km Công trường
6 Dây dẫn Tp. Quảng Ngãi 35km Công trường
7 Cách điện, phụ kiện Tp. Quảng Ngãi 35km Công trường 8 Cát, đá, sạn Tp. Quảng Ngãi 35km Công trường 9 Tấm lót HDPE Tp. Quảng Ngãi 35km Công trường
Nguồn: Dự án đầu tư Khu nuôi trồng thủy sản trên cát xã Phổ An, 2012.
- Xăng, dầu được mua trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi.
- Sử dụng điện lưới quốc gia hiện có, xây dựng 03 TBA có tổng công suất 1.200KVA. Điện cung cấp cho dự án phải được đảm bảo liên tục và ổn định.
c. Nhu cầu về giống
Nhằm đảm bảo công suất dự án đề ra, dự án chủ yếu là nuôi tôm chân trắng. Trong quá trình nuôi có thể đưa vào nuôi một số đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao theo nhu cầu của thị trường.
Nhu cầu về con giống: bao nhiêu ký, tấn tôm giống/ha-vụ nuôi. Nguồn cung ứng Yêu cầu kỹ thuật của tôm giống
d. Nhu cầu về thức ăn, hóa chất sử dụng
Thuốc phòng trị bệnh, chế phẩm sinh học, hóa chất sử dụng trong sản xuất, con giống có danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
Thức ăn sử dụng phải đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản và thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
Bảng 1.6. Danh mục một số loại thức ăn và hóa chất cần sử dụng
STT Đơn vị Số
lượng Tên sản phẩm
I. Nguyên liệu thức ăn
1 Kg/100.000 tôm/ngày 30-70 Thức ăn công nghiệp tổng hợp
2 kg - Thức ăn tươi (cá, mực…)
II. Hóa chất sử dụng
1 l/ha 4 Chế phẩm sinh học
2 kg hòa 50 lít
nước/1000m2 2-3 Chlorine Ca(OCl)2 3 kg hòa 50 lít
nước/1000m2 0,5-1 Thuốc tím (KMnO4)
4 lít hòa 50 lít/1000m2 3-5 Formol
5 kg/ha 10-20 Zeolite
III. Phân bón
1 kg/ha 10-20 Vôi sống (CaO)
2 kg/ha 15-20 Ca (OH)2
3 kg/ha 20-30 Phân đạm (N)
4 kg/ha 15-25 Phân lân (P)
5 kg/ha 10-20 URE
Nguồn: Tham khảo các hộ nuôi tôm tại khu vực.
Sửa lại vị trí các cột trên bảng, bố trí này đọc rất phản cảm. Lư ý thống nhất số liệu quy theo ha sau đó nhân với diện tích ao nuôi để có số liệu tổng quát cho một vụ nuôi. Tuy thực tế có thể lấy theo tỉ lệ % tổng diện tích nuôi để có bảng số liệu khái quát
STT Tên sản phẩm Đơn vị Số lượng Ha
nuôi Tổng diện tích nuôi I. Nguyê n liệu thức ăn 1 Thức ăn công nghiệp tổng hợp Kg/100.000 tôm/ngày 30-70 2 Thức ăn tươi (cá, mực…) kg II. Hóa chất sử dụng 1 Chế phẩm sinh học l/ha 4
3 Thuốc tím
(KMnO4) nước/1000mkg hòa 50 lít 2 0,5-1
4 Formol lít hòa 50 lít/1000m2 3-5 5 Zeolite kg/ha 10-20 III. Phân bón
1 Vôi sống (CaO) kg/ha 10-20
2 Ca (OH)2 kg/ha 15-20
3 Phân đạm (N) kg/ha 20-30
4 Phân lân (P) kg/ha 15-25
5 URE kg/ha 10-20
1.4.5.2. Sản phẩm
- Tôm chân trắng.
- Năng suất bình quân 15tấn/ha/vụ.
Lập bảng tương ứng với nhu cầu nguyên vật liệu tính cho năm nuôi trồng ổn định