ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án khu nuôi trồng thủy sản trên cát xã phổ an (Trang 43 - 106)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

2.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất

2.1.1.1. Địa hình

Khu vực nuôi trồng thủy sản có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần về phía Đông (phía biển). Theo kết quả đo đạc, khảo sát thì độ cao trung bình toàn vùng so với mực nước biển khoảng 7,5m, nơi cao nhất là 13,5m (cồn cát), độ dốc bình quân 5-6%.

Nhìn chung địa hình thuận lợi cho việc thực hiện dự án.

2.1.1.2. Địa chất công trình

Theo hệ thống phân loại đất của FAO-UNESCO thì đất trong vùng dự kiến quy hoạch là loại đất cát biển - ARENOSOL(AR), độ sâu tầng đất trên 1m, thành phần cơ giới nhẹ, không có cấu trúc, hàm lượng dinh dưỡng trong đất rất thấp, khả năng thấm, thoát nước rất nhanh.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực

2.1.2.1. Khí tượng

Khu vực dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô.

- Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 với hướng gió chính là hướng Đông Nam. - Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 với hướng gió Đông Bắc.

- Nhiệt độ năm trung bình 25,70C, thượng tuần tháng 7 và tháng 8 nóng không quá 340C, thượng tuần tháng giêng lạnh nhất không dưới 180C.

Độ ẩm không khí trung bình năm 83%.

Lượng mưa bình quân năm 2011 khoảng 2.713mm, nhưng chỉ tập trung vào tháng 9 đến tháng 12, còn các tháng khác hầu như khô hạn, trung bình hàng năm có 129 ngày mưa.

2.1.2.2. Nhiệt độ

Nhiệt độ không khí là yếu tố tạo nên vùng phân bố và sự phân tầng nơi cư trú của sinh vật dưới nước cũng như trên cạn. Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến quá trình khuếch tán và phân hủy các chất trong môi trường. Do đó, nhiệt độ là yếu tố quan trọng khi nghiên cứu các vấn đề về môi trường. Nền nhiệt độ của khu vực dự án nằm trong miền khí hậu vùng Trung Trung Bộ. Theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2011, nhiệt độ trung bình của Quảng Ngãi như sau:

- Nhiệt độ không khí trung bình năm 2011: 25,70C.

- Chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm là 5 - 70C (mùa mưa) và 7 - 90C (mùa khô)

Hình 2.1. Biểu đồ nhiệt độ dao động các tháng năm 2011

Theo biểu đồ trên, ta thấy tháng 7 là tháng có nhiệt độ cao nhất, khoảng 29,9oC.

2.1.2.3. Độ ẩm

Theo thống kê năm 2011 có độ ẩm trung bình là 83%. Mùa hè độ ẩm thấp hơn mùa đông, độ ẩm thấp nhất trong năm khoảng 73% (khoảng tháng 7) và cao nhất là 89% (khoảng tháng 12, tháng 1).

Hình 2.2. Biểu đồ độ ẩm dao động các tháng năm 2011

Nhìn chung theo biểu đồ ta thấy độ ẩm dao động trong năm không đáng kể. Chênh lệch giữa độ ẩm cao nhất và thấp nhất khoảng 16%.

2.1.2.4. Bốc hơi

- Vào những mùa hè lượng bốc hơi lên đến 112mm.

- Vào các tháng mùa mưa lượng bốc hơi thấp chiếm từ 10-20% và từ 20 - 40% vào những tháng cuối mùa mưa là tháng 10, 11.

2.1.2.5. Nắng

Theo niên giám thống kê của tỉnh Quảng Ngãi năm 2011, số giờ nắng dao động trong các tháng như sau:

- Từ tháng 5 đến tháng 8 nắng nhiều, trung bình có 229 giờ nắng/tháng. (0C)

- Từ tháng 2 - 4 và từ tháng 9 - 11, lượng nắng trung bình, dao động khoảng 138 giờ nắng/tháng.

- Từ tháng 12 - 1 năm sau là ít nắng nhất, trung bình từ 32 giờ nắng/tháng.

Hình 2.3. Biểu đồ số giờ nắng dao động các tháng năm 2011

Qua biểu đồ trên, ta thấy số giờ nắng sẽ chênh lệch rất nhiều qua các tháng trong năm. Năm 2011 là tháng có số giờ nắng cao nhất là 241 giờ, thấp nhất là 23 giờ.

2.1.2.6. Gió, bão

- Gió : Quảng Ngãi nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có hai mùa gió chính (gió mùa đông và gió mùa hè). Hướng gió chủ đạo từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau là hướng Đông Bắc, từ tháng 4 đến tháng 8 là hướng Đông và Đông Nam. Tốc độ gió trung bình năm tại đồng bằng ven biển khoảng 1,3m/s, tốc độ gió tối đa trong bão 40m/s.

- Bão : Đặc biệt ở Quảng Ngãi các trận bão chỉ xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch, nhất là tháng 10 và 11. Trung bình hằng năm có 1- 2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ngãi gây mưa to và gió mạnh từ cấp 6 trở lên. Ngoài ra, cũng có những năm có đến 3 - 4 cơn bão, khi có bão thường gây ra mưa to và gió rất mạnh có khi kèm theo hiện tượng nước biển dâng cao.

- Giông: Xảy ra khá nhiều trong năm, hàng năm từ 85 đến 110 ngày có giông, tập trung nhiều nhất vào các tháng 5 đến 7.

2.1.2.7. Mưa

Chế độ mưa thay đổi theo chế độ gió mùa. Tổng lượng mưa trung bình cả năm 2011 là 2.713mm, lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 70-80% tổng lượng mưa năm. Từ tháng 1 đến tháng 8 ít mưa, chiếm 20-30% tổng lượng mưa năm.

Hình 2.4. Biểu đồ lượng mưa dao động các tháng năm 2011

Theo biểu đồ trên, ta thấy lượng mưa thay đổi rất nhiều qua các tháng trong năm. Năm 2011 tháng 10 là tháng có lượng mưa cao nhất với lượng mưa là 786mm, thấp nhất là tháng 2 với lượng mưa là 12mm.

2.1.3. Điều kiện thủy văn, hải văn

Vùng quy hoạch chịu tác động trực tiếp của biển Đông. Chế độ nhật triều và bán nhật triều, trong đó đa số là nhật triều, trong ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống.

2.1.3.1. Mực nước

Thủy triều tại khu vực Phổ An có biên độ nhỏ, chế độ triều hỗn hợp với phần lớn là nhật triều. Chế độ triều tại khu vực tương đối giống với Tam Quan - Bình Định cách 30 km về phía Nam. Các thông số mực nước triều thể hiện như sau:

Bảng 2.1. Nước triều tại khu vực

TÊN CAO TRÌNH (m)

Cao độ Quốc gia Việt Nam (VND) 0,00 Mực nước triều cao nhất (HAT) +0,75

Mực nước cao có nghĩa +0,25

Mực nước biển trung bình (MSL) -0,25

Mực nước thấp có nghĩa -0,55

Mước nước biển thấp nhất (LAT) -1,25

Cao độ hải đồ -1,45

Biên độ triều trong khoảng 1,02

Nguồn: Tham khảo dự án Cảng neo trú tàu thuyền và cửa biển Mỹ Á (giai đoạn II), 10/ 2011.

2.1.3.2. Nước dâng trong bão

Mực nước dâng trong bão được xác định trên cơ sở Tiêu chuẩn ngành 14TCN130-2002. Đối với khu vực Quảng Ngãi, mực nước dâng trong bão cao nhất được ghi nhận là 1,5 m.

Dọc theo bờ biển miền Trung hướng dòng chủ đạo là hướng từ Bắc xuống Nam (trừ thời kỳ gió mùa Tây Nam vào mùa hè dòng có hướng ngược lại). Tốc độ dòng chảy không lớn, tối đa chỉ khoảng 0,7 m/s.

2.1.3.4. Sóng a. Sóng ngoài khơi

Số liệu thu thập bằng vệ tinh đã ghi nhận tại 15 độ vĩ Bắc và 109,5 độ kinh Đông, cách cửa Mỹ Á khoảng 60 km về phía Đông Bắc, (số liệu thu thập không bao gồm sóng trong bão) 42% số sóng có chiều cao từ 0,5 m đến 1,0m, 24% số sóng có chiều cao từ 1,0 m đến 1,5 m. Mùa biển bất lợi nhất trong gió mùa Đông Bắc trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 03 hàng năm, sóng đến từ hướng Đông - Bắc. Chu kỳ đỉnh sóng hầu hết trong khoảng từ 6 - 8 giây.

b. Sóng bão

Sóng bão có tần suất 1/500 năm (0,2%) có chiều cao sóng đáng kể đến 16 m với chu kỳ 15,5 giây. Khi lan truyền tới bờ, sóng sẽ bắt đầu vỡ do đi vào khu vực nước nông.

Nhận xét

Thủy triều dạng nhật triều và bán nhật triều trong đó đa số là nhật triều, dao động không lớn (mực nước cao nhất +0,75 m; mực nước thấp -1,25 m). Mực nước dâng trong bão tối đa là 1,5m. Để tránh ảnh hưởng từ triều cường đến khu vực nuôi tôm, dự án đã giới hạn khu vực nuôi từ ranh giới rừng phòng hộ ra đến bờ biển tại điểm có cao trình 5,0m (cách mép nước biển cao nhất về mùa Đông 10m và cách mép nước biển vào mùa khô khoảng 30m).

* Nhận xét chung về điều kiện khí tượng thủy văn

Với các yếu tố môi trường tự nhiên như đã nêu trên, thuận lợi cho hoạt động nuôi tôm trên cát và ảnh hưởng không đáng kể đến khu vực dự án.

2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý

Để có cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và dự báo các tác động đến môi trường khu vực khi dự án đi vào hoạt động, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, đo đạc và lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường nước và không khí tại khu vực dự kiến thực hiện dự án. Kết quả đo đạc và phân tích được trình bày ở các bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu khảo sát hiện trạng môi trường nền tại khu vực dự án

TT Ký hiệu Vị trí lấy mẫu Tọa độ Ngày lấy

mẫu

1 K1 Khu vực dự án, trên bờ hồ nuôi tôm - sát biển

X= 1646201 Y= 0604351

27/09/2012

2 K2 Đường đi vào dự án X= 1646001

Y= 0604207 3 K3 Trung tâm khu đất dự án X= 1646033

TT Ký hiệu Vị trí lấy mẫu Tọa độ Ngày lấy mẫu

Y= 0604319 4 NB1 Nước biển ven bờ gần hồ 36 của

dự án

X= 1646112 Y= 0604480 5 NB2 Nước biển ven bờ gần cống thải

hồ nuôi tôm

X= 1645996 Y= 0604544

6 NG1

Giếng khoan hộ ông Nguyễn Tiên, thôn An Hội, xã Phổ An, huyện Đức Phổ

X= 1645364 Y= 0604188

7 NG2

Giếng khoan hộ ông Trần Đăng Khoa, thôn An Hội, xã Phổ An, huyện Đức Phổ

X= 1645413 Y= 0604173

(Bản vẽ vị trí lấy mẫu được đính kèm phần phụ lục). Phần mẩu nước mặt (NB) quá ít. Nếu được nên bổ sung: 3 điểm thuộc phạm vi quy hoạch, hai điểm cách thượng lưu, hạ lưu 500m ( Tổng công 5 điểm và giữ 05 điểm này luôn vào chương V phần quan trắc định kỳ/nă)

2.1.4.1. Hiện trạng môi trường không khí

Để đánh giá chất lượng môi trường không khí, đoàn khảo sát đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu và phân tích các thông số môi trường không khí. Kết quả phân tích mẫu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2. Hiện trạng môi trường không khí

STT Thông số Đơn vị Kết quả

QCVN K1 K2 K3 1 Tiếng ồn dBA 60 52 56 70* 2 Bụi tổng mg/m3 0,22 0,13 0,14 0,3 3 SO2 mg/m3 0,15 0,14 0,17 0,35 4 NO2 mg/m3 0,07 0,08 0,08 0,2 5 CO mg/m3 4,12 3,92 4,08 30 6 NH3 mg/m3 0,11 0,09 0,12 0,2** 7 H2S mg/m3 0,025 0,013 0,016 0,042**

Nguồn: Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ an toàn vệ sinh lao động và BVMT miền Trung.

Ghi chú

- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- (**) QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

- (*) QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Nhận xét

Kết quả phân tích cho thấy hiện trạng môi trường không khí tại khu vực Dự án (tính tại thời điểm lấy mẫu) so sánh theo QCVN 26:2010/BTNMT, QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT chưa có dấu hiệu ô nhiễm.

2.1.4.2. Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ

Bảng 2.3. Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ

STT Thông số Đơn vị Kết quả

QCVN 10:2008/BTNMT NB1 NB2 1 Nhiệt độ 0C 24,2 24,1 30 2 pH - 7,3 7,4 6,5-8,5 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 11 6 50

4 Oxy hòa tan (DO) mg/l 5,2 5,4 ≥4

5 COD (KMnO4) mg/l 1,32 1,08 4

6 Amoni (NH+ 4) mg/l 0,11 0,13 0,5

7 Dầu mỡ khoáng mg/l 0,02 0,03 0,1

8 Coliforms MPN/100ml 93 93 1.000

Nguồn: Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ an toàn vệ sinh lao động và BVMT miền Trung.

Ghi chú

QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.

Nhận xét

Kết quả phân tích cho thấy hiện trạng môi trường nước biển ven bờ tại khu vực Dự án so sánh theo QCVN 10:2008/BTNMT chưa có dấu hiệu ô nhiễm.

Lưu ý COD theo pp KMnO4 thường thấp hơn pp K2CrO7. Nên lấy số chẳn

2.1.4.3. Hiện trạng môi trường nước ngầm

Bảng 2.4. Hiện trạng môi trường nước ngầm

STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN

NG1 NG2

3 Độ cứng mg/l 20 14,4 500

4 Nitrat (NO3-) mg/l 2,4 1,7 15

5 Clorua (Cl-) mg/l 9,4 6,5 250

6 Sắt (Fe)* mg/l 0,23 <0,014 5

7 Coliforms MPN/100 ml KPH 2 3

Nguồn: Trung tâm tư vấn chuyển giao CN ATLĐ và BVMT miền Trung.

Ghi chú

- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.

- KPH: Không phát hiện. Nhận xét

Theo kết quả phân tích thì chất lượng nước ngầm khu vực còn khá tốt, đa số các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép.

2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học (ghi rõ nguồn lấy số liệu-năm công bố, có thể tham khảo vùng ven biển lận cận trong Dư địa chí Quảng Ngãi) thể tham khảo vùng ven biển lận cận trong Dư địa chí Quảng Ngãi)

a. Hệ động thực vật trên cạn

- Khu vực xây dựng dự án là dãi cồn cát dọc bờ biển nên hệ động thực vật ở đây mang đặc tính chung của hệ sinh vật vùng cát ven biển miền Trung là nghèo về chủng loại và ít về số lượng. Qua khảo sát cho thấy trong khu vực không có các loài động thực vật quý hiếm.

- Sinh cảnh ở đây chủ yếu là cồn cát, về thực vật chủ yếu là dương liễu, bạch đàn, cây xương rồng, cây bụi, rau muống biển và một ít cây ăn quả do nhân dân trong vùng tự trồng.

- Về động vật chỉ có loài lưỡng thê, bò sát, côn trùng, một số loài chim, còng…

b. Hệ động thực vật dưới nước

Hệ động thực vật dưới nước khá phong phú về chủng loại và có giá trị gồm tôm, cá, cua sinh sống dưới biển. Đây là nơi khai thác của các ngư dân vùng biển.

2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 2.2.1. Điều kiện kinh tế xã Phổ An 2.2.1. Điều kiện kinh tế xã Phổ An

2.2.1.1. Về nông nghiệp a. Về cây trồng

- Về cây lúa: Tổng diện tích vụ Hè Thu 273 ha, hiện nay gieo sạ được 90% diện tích, phấn đấu năng suất bình quân 58 tạ/ha, sản lượng đạt 1.583 tấn.

- Về cây ngô: Diện tích sản xuất 50 ha, năng suất 55 tạ/ha, sản lượng 275 tấn. - Về cây mì: Diện tích sản xuất 270 ha, năng suất 25 tấn tươi/ha, sản lượng 6750 tấn.

- Về cây lạc: Diện tích sản xuất 2,5 ha, năng suất 3 tấn/ha, sản lượng 7,5 tấn. - Hoa màu các loại: Diện tích sản xuất 50 ha, giá trị sản xuất 12 triệu đồng/ha.

b. Về chăn nuôi

- Tổng đàn bò cả năm 3.000 con, tỷ lệ lai 95%. - Tổng đàn heo 7.000 con.

- Tổng đàn gia cầm cả năm đạt 40.000 con. Tiêm phòng gia súc, gia cầm đạt 60% trở lên.

c. Về nuôi trồng đánh bắt hải sản

- Về nuôi trồng:

+ Về nuôi tôm: Tập trung nuôi hết diện tích 31,17 ha, sản lượng đạt 635 tấn để đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch trong năm.

+ Về nuôi cá nước ngọt: có kế hoạch xử lý để các hộ nuôi cam kết bảo vệ môi trường, phấn đấu cuối năm sản lượng đạt thêm 20 tấn.

- Về đánh bắt hải sản: Tổng số tàu thuyền hiện có 47 chiếc, tổng công xuất 4.665CV, trong đó 39 chiếc tàu đánh bắt xa bờ có công suất từ 30 CV trở lên, 8 chiếc ghe nang làm tại bãi ngang có công xuất từ 20 CV trở xuống, sản lượng đánh bắt ước đạt 3.000tấn.

2.2.1.2. Về thương mại tiểu thủ công nghiệp

Vận động và tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn để đẩy mạnh phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh buôn bán lẻ cuối năm đạt 13 tỷ đồng.

2.2.1.3. Về lâm nghiệp

Tăng cường công tác bảo vệ rừng phòng hộ, đẩy mạnh công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô, vận động nhân dân nêu cao tinh thần ý thức bảo vệ

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án khu nuôi trồng thủy sản trên cát xã phổ an (Trang 43 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w