Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án khu nuôi trồng thủy sản trên cát xã phổ an (Trang 63 - 75)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

3.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động

3.1.3.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Bảng 3.8. Các chất thải phát sinh trong giai đoạn hoạt động

STT NGUỒN CHẤT THẢI TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1

- Các phương tiện vận chuyển ra vào khu nuôi tôm

- Máy phát điện dự phòng

Bụi, SO2, NOx, CO...

- Ô nhiễm không khí xung quanh

2

- Hoạt động nuôi trồng - Hệ thống xử lý nước thải - Chăm sóc, cho ăn, xử lý ao nuôi.

- Vệ sinh, tẩy rửa các hồ nuôi - Nước thải ra từ quá trình nuôi - Hơi khí độc: H2S, NH3… phát sinh mùi - Xác vật nuôi - Chất thải rắn

- Ô nhiễm không khí xung quanh

- Ô nhiễm nước biển ven bờ, nước ngầm

- Tác động môi trường cảnh quan khu vực

3 Sinh hoạt của người dân - Chất thải rắn

- Nước thải

- Ô nhiễm môi trường cảnh quan khu vực

- Ô nhiễm nước biển ven bờ

Nguồn: Công ty TNHH TM & CN Môi trường MD tổng hợp.

a. Khí thải và bụi * Nguồn phát sinh

- Từ các hoạt động giao thông.

- Khí thải sinh ra từ hoạt động của máy phát điện dự phòng. - Mùi sinh ra trong hồ nuôi và hồ xử lý.

* Tải lượng

Từ các hoạt động giao thông

Hoạt động của các phương tiện giao thông thải ra một lượng khí có chứa bụi, SO2, NO2, CO… làm ô nhiễm môi trường không khí.

- Tổng diện tích các hồ nuôi tôm thẻ chân trắng là 25,87 ha. Hiện nay sản lượng nuôi có thể đạt 15tấn/ha/vụ, như vậy, sản phẩm khoảng 388,05 tấn sẩn phẩm/vụ.

- Lượng thức ăn tổng hợp, thuốc… sử dụng nuôi tôm khoảng 35 tấn/ha/vụ = 905,45 tấn/vụ. (Nguồn: Theo khảo sát của các hộ nuôi ở xã Phổ An).

Giả thiết sử dụng loại xe có tải trọng trung bình 10 tấn để vận chuyển thì số lượt xe vận chuyển sản phẩm vào mùa thu hoạch là 39 chuyến (cả có tải và không tải là 78 lượt); 91 chuyến vận chuyển thức ăn (182 lượt cả không tải).

Giả sử thời gian thu hoạch tôm sản phẩm và vận chuyển thức ăn nuôi tôm diễn ra trong khoảng 26 ngày/vụ. Như vậy 1 ngày trung bình có khoảng 10 lượt xe. Quãng đường vận chuyển trung bình là 35 km.

Bảng 3.3. Tổng tải lượng ô nhiễm khí thải từ phương tiện vận chuyển tôm sản phẩm TT Chất ô nhiễm Điều kiện vận chuyển Hệ số ô nhiễm (g/xe. km) Quãng đường vận chuyển (km) Số lượng xe (lượt xe/ngày) Tổng tải lượng trung bình ngày (kg/ngày) Tổng tải lượng (kg/ngày)

1 Bụi Chạy có tải 1,19 35 10 0,4165

Chạy không tải 0,611 35 10 0,2139

2 SO2 Chạy có tải 0,786 35 10 0,2751

Chạy không tải 0,582 35 10 0,2037

3 NOx Chạy có tải 2,96 35 10 1,036

Chạy không tải 1,62 35 10 0,567

4 CO Chạy có tải 1,78 35 10 0,623

Chạy không tải 0,913 35 10 0,3196

5 VOC Chạy có tải 1,27 35 10 0,4445

Chạy không tải 0,511 35 10 0,1789

Nguồn: GS.TS. Phạm Ngọc Đăng 2000, Môi trường không khí. Ghi chú :

Tổng tải lượng = Hệ số ô nhiễm × đoạn đường vận chuyển × số xe (kg/ngày).

Nhận xét

Với lưu lượng xe như trên là không nhiều nên lượng khí thải phát sinh cũng không đáng kể. Trên thực tế lưu lượng xe vận chuyển không tập trung trong một thời gian nhất định mà tùy vào thực tế thu mua nguyên liệu cũng như thu hoạch sản phẩm của từng hộ nuôi tôm. Nhưng nhìn chung, mức độ tác động của nguồn này là không đáng kể.

Khí thải sinh ra từ hoạt động của máy phát điện dự phòng

Máy phát điện dự phòng chỉ hoạt động khi mạng lưới điện của khu vực gặp sự cố mất điện. Nhiên liệu được sử dụng cho máy phát điện là dầu DO. Để tính toán mức độ ô nhiễm của máy phát điện, có thể sử dụng hệ số ô nhiễm như sau:

* Đặc tính sử dụng của máy phát điện:

- Công suất : 50 KVA

- Nhiên liệu sử dụng : DO - Định mức tiêu thụ dầu : 20 lít/h - Hàm lượng lưu huỳnh : S = 0,05% - Tỷ trọng dầu :ρ = 0,845 kg/lít

* Tính toán tải lượng và nồng độ các chất khí ô nhiễm phát sinh khi đốt dầu Diezel.

Lượng dầu Diezel sử dụng trung bình trong một giờ là: 20 lít/giờ x 0,845 kg/lít ≈ 17 kg/giờ

1 lít dầu Diezel khi đốt cháy trong điều kiện bình thường sẽ tạo ra 25m3 khí thải. Như vậy, lưu lượng khí thải ra trong 1 giờ khi đốt cháy 20 lít dầu là:

Q = 20 lít/giờ x 25 m3/lít = 500 m3/giờ

Theo Đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới WHO 1993, hệ số tải lượng ô nhiễm khi đốt dầu Diezel cho máy phát điện được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.10. Hệ số tải lượng ô nhiễm của máy phát điện khi sử dụng dầu Diezel

Bụi 0,71

SO2 20*S

NOx 9,62

CO 2,19

Nguồn: Đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới, WHO 1993. Ghi chú: S : Hàm lượng lưu huỳnh, S = 0,05%.

Tải lượng và nồng độ các chất khí phát sinh do đốt dầu Diezel được tính toán như sau:

Bảng 3.11. Tải lượng và nồng độ các chất khí ô nhiễm khi đốt dầu Diezel Chất ô

nhiễm

Hệ số tải lượng ô nhiễm dầu Diezel ( Kg/tấn nhiên liệu) Tải lượng (g/giờ) Nồng độ (mg/m3) QCVN 19:2009 Cột B, Kp = 1 và Kv = 1 Bụi 0,71 12 24 200 SO2 20*S 16,9 33,8 500 NOx 9,62 162,6 325,16 850 CO 2,19 37 74,02 1.000

Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới, 1993. Ghi chú:

- Tải lượng = (hệ số tải lượng) × (tốc độ tiêu thụ nhiên liệu/1.000) - Nồng độ = tải lượng × 103/tổng thể tích khí sinh ra.

Qua kết quả tính toán về nồng độ các chất ô nhiễm có trong khí thải máy phát điện dự phòng, so sánh với QCVN 19:2009/BTNMT (cột B, hệ số Kp = 1 và Kv =1) cho thấy các thông số đều đạt quy chuẩn quy định.

Mùi sinh ra hồ nuôi và hồ xử lý

Trong nuôi trồng thủy sản, thường phát sinh mùi hôi khó chịu từ khu vực nuôi và hồ xử lý nước thải. Các khí độc: H2S, NH3… do quá trình phân hủy kỵ khí lớp bùn cặn đáy từ các ao nuôi, khu xử lý nước thải khuếch tán trong các ao hồ ra ngoài không khí, ảnh hưởng xấu môi trường nuôi và làm ô nhiễm không khí xung quanh.

- Mùi sinh ra từ các chất hữu cơ (thức ăn thừa, phân tôm…) trong lớp bùn đáy. Trong điều kiện thiếu khí, các vi sinh vật kỵ khí phân hủy các chất hữu cơ sinh ra các khí H2S, NH3, các hợp chất mecaptan… gây độc môi trường ao nuôi và có mùi hôi làm ô nhiễm môi trường không khí.

+ Hydro sunfua (H2S) hình thành ở các vùng yếm khí trong ao nuôi, đặc biệt là ở đáy ao. Thông thường hàm lượng H2S không lớn trong các ao nuôi hợp vệ sinh (ít thức ăn thừa, thu gom bùn đáy thường xuyên) và bị oxy hóa rất nhanh, chỉ trong một số ít trường hợp là tích tụ đủ mức gây hại.

+ Amoniac (NH3) tồn tại trong ao nuôi với nồng độ cao, khi pH cao sẽ gây độc cho môi trường sống của tôm trong hồ nuôi.

- Mùi của các hóa chất xử lý nước: Trong quy trình nuôi tôm của dự án, cần sử dụng một số loại hóa chất khử trùng như Chlorine, Formol… Các loại hóa chất này dễ bay hơi ở nhiệt độ thường và gây những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người như nếu sử dụng ở nồng độ quá cao:

* Tác hại của Formol:

+ Kích thích gây cay niêm mạc mắt, đỏ mắt.

+ Kích thích đường hô hấp trên gây chảy mũi, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp, hen phế quản, viêm phổi. Gây ngạt thở nếu hấp thu ở nồng độ 1/20000 trong không khí.

+ Là tác nhân gây viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, nổi mề đay. + Tác hại trên đường tiêu hóa: làm chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa...

* Mùi khí Chlorine có thể gây chóng mặt, nhức đầu, viêm họng, đau ngực và ngứa rát ngoài da.

b. Nước thải

Nguồn phát sinh nước thải trong giai đoạn hoạt động gồm: - Nước thải nuôi tôm.

- Nước mưa chảy tràn. - Nước thải sinh hoạt.

Quy trình nuôi trồng tôm cần sử dụng một số loại thuốc, hóa chất (thuốc tím, chlorine...), thức ăn… có thể là các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Trong nước nuôi tôm có chứa nhiều chất dinh dưỡng dễ bị phân hủy gây ra các loại khí như: H2S, NH3… Đồng thời nước thải còn chứa nhiều ion SO42-, HCO3-, NO2- gây ô nhiễm nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường.

Nước trong hồ nuôi sẽ được duy trì ở độ sâu 0,8m, tương đương với 207.017m3 trong 101 hồ. Sau khoảng mỗi 5 ngày, nước trong hồ nuôi sẽ được thay khoảng 20%, tương đương với lượng nước thải 41.403m3/5 ngày ≈ 8.280m3/ngày. Lượng nước thải ra sẽ được dẫn đến các hồ xử lý để đảm bảo đạt QCVN 11:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản) và QCVN 01- 81:2011/BNNPTNT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống, điều kiện vệ sinh thú y) trước khi xả ra biển.

Tác động của nguồn nước thải này là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Có thể gây ra ô nhiễm nguồn nước ngầm (gây nhiễm mặn nguồn nước), nước biển ven bờ nếu không có biện pháp giảm thiểu thích hợp.

- Trong hoạt động nuôi tôm, trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất khử trùng (chlorine, KMnO4, Formol)... Sự tồn tại của chúng trong nước thải sẽ gây hại cho các sinh vật thủy sinh trong khu vực khi tiếp nhận nguồn nước. Tuy nhiên, lượng chlorine thừa sau khi sử dụng để khử trùng lại tham gia như một tác nhân oxy hóa phân hủy chất hữu cơ và tiêu hao trong quá trình này, ở nồng độ 5ppm chlorine sẽ mất tác dụng sau 48h.

- Formol thường được dùng để khử trùng các hồ để trước khi sử dụng, lượng còn thừa phát tán vào không khí. Nồng độ tối đa cho phép trong không khí là 5ml/m3 hay 6mg/m3 (ở 200C), ở nồng độ 15ppm sẽ mất tác dụng sau 24h.

- Nước thải nuôi tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng nên sinh ra H2S, NH3… đồng thời nước thải còn chứa nhiều ion SO42-, HCO3-, NO2- gây độc. Trong nước, lượng hydrosunfua (H2S) đạt 0,001 ppm trong thời gian liên tục thì giảm khả năng sinh sản của tôm, cá... còn NH3 sẽ chuyển thành NO2- nhờ vi khuẩn nitrosomonas và tạo thành chất methemoglobin làm giảm lượng oxi đến tế bào, tiếp xúc lâu dài với nước sẽ bị ăn da, da khô, nứt nẻ, chai cứng... Nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường xung quanh, sẽ gây ô nhiễm nguồn nước biển ven bờ tại khu vực và gián tiếp làm tác động đến sinh vật biển.

- Với khối lượng nước thải và chất hữu cơ tồn tại trong nước thải làm suy kiệt nguồn oxy trong nước. Lượng oxy hoà tan (DO) trong nguồn nước tự nhiên sẽ suy giảm nhanh chóng do vi sinh vật hiếu khí trong nước lấy oxy để phân hủy các chất hữu cơ theo sơ đồ:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí + O2 → H2O + CO2 + Sinh khối mới + Năng lượng - Việc suy giảm oxy sẽ tác động trực tiếp đến các động vật thủy sinh. Giá trị tối thiểu để phát triển tôm cá là lớn hơn 50% mức bão hòa DO (theo quy định của FAO, Canada là >5mg/l). Việc cạn kiệt oxy trong nguồn nước không những ảnh hưởng đến

các động vật dưới nước mà còn tác động tiêu cực đến các thực vật, đồng thời làm tăng số lượng và chủng loại vi sinh trong nước, suy giảm chất lượng nước tự nhiên.

Để làm cơ sở đánh giá mức độ ô nhiễm từ nước thải nuôi tôm, chúng tôi đã phối hợp với đơn vị có chức năng tiến hành lấy mẫu nước thải tại các hồ nuôi tôm hiện tại ở xã Phổ An. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.12. Chất lượng nước thải nuôi tôm

STT Thông số Đơn vị Kết quả (*)

QCVN 11:2008/BTNMT NT1 NT2 1 pH - 7,2 7,0 5,9-9 2 TSS mg/l 125 138 100 3 BOD5 mg/l 70 59 50 4 COD* mg/l 95 84 80 5 Amoni (NH4+) mg/l 1,2 0,19 10 (**) 6 Tổng Nitơ mg/l 3,7 1,20 60 7 Clorua (Cl-) mg/l 1.417 1.435 600 (**) 8 Dầu khoáng mỡ mg/l 0,86 1,12 20 7 Coliforms MPN/100ml 110 430 5.000

Nguồn: Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ an toàn vệ sinh lao động và BVMT miền Trung.

Ghi chú

QCVN 11:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản, cột B.

(*): Kết quả chỉ có giá trị trên mẫu thí nghiệm.

(**): Sử dụng QCVN 01- 81:2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống – Điều kiện vệ sinh thú y.

Chỉ nên sử dụng QCVN 01- 81:2011/BNNPTNT, vì QCVN 11:2008/BTNMT không áp dụng cho đối tượng nuôi trồng thuỷ sản

Đây là yếu tố chính cần đánh giá chi tiết, do đó nhóm cần tham chiếu thêm chất lượng nước nuôi ở các vùng khác của Huế, Binh Thuận, Ninh Thuận, Bình Định, Quảng Nam để đưa ra bảng chất lượng nước thải trước và sau xử lý để đánh giá tải lượng ô nhiễm.

Nếu điều kiện cho phép thuê chạy mô hình đánh giá lan truyền ô nhiễm do nước thải ao nuôi thải ra.

Tối thiểu phải đánh giá sức chịu tải của môi trường (Nguồn tiếp nhận-nước biển ven bờ khu vực qui hoạch) theo phương pháp bảo toàn khối lượng các chất ô nhiễm

Kèm theo Thông tư số 02 /2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nhận xét

Theo kết quả phân tích, ta thấy nước thải khu nuôi tôm có khả năng gây ô nhiễm môi trường, các thông số vượt quy chuẩn cho phép gồm có BOD5, COD, TSS, clorua. thế dự án Khu nuôi trồng thủy sản trên cát xã Phổ An khi đi vào hoạt động phải thực hiện xử lý nước thải nuôi tôm đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả ra biển để đảm bảo chất lượng môi trường.

Nước mưa chảy tràn

Như đã tính toán tại phần b mục 3.1.2.1, lưu lượng nước mưa chảy tràn trong khu dự án khoảng 1.833,58 m3/h.

Bảng 3.13. Thành phần nước mưa chảy tràn

STT CHẤT Ô NHIỄM ĐƠN VỊ NỒNG ĐỘ

1 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 10 – 20

2 COD mg/l 10 – 20

3 Tổng Nitơ mg/l 0,5 – 1,5

4 Tổng phospho mg/l 0,004 – 0,030

Nguồn: Theo số liệu thống kê của WHO, 1993.

Vì nồng độ chất bẩn trong nước mưa thấp hơn nhiều so với nước thải nên nước mưa được quy ước “sạch”. Tuy nhiên nếu khu vực dự án không đảm bảo vệ sinh thì nước mưa sẽ cuốn trôi và trở thành nước “bẩn” đối với môi trường. Nước mưa còn có thể gây tràn hồ, bể bờ hồ, thất thoát tôm ảnh hưởng đến tài sản người dân.

- Trong giai đoạn hoạt động, nếu mưa lớn xảy ra sẽ tác động trực tiếp đến môi trường nước nuôi trồng thủy sản. Nó có thể mang các chất cặn bã, mầm bệnh vào ao nuôi, làm thay đổi môi trường gây sốc cho vật nuôi dẫn đến phát sinh dịch bệnh.

- Ngoài ra, mưa lớn sẽ mang các chất ô nhiễm vào nguồn tiếp nhận, gây ô nhiễm môi trường nước trong khu vực.

Nước thải sinh hoạt

- Đặc điểm của nước thải sinh hoạt là có chứa các cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các tạp chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng và vi khuẩn gây bệnh, nếu không xử lý sẽ gây ô nhiễm, các chất này sẽ gây tác hại đến đời sống con người và hệ thủy sinh của nơi tiếp nhận nguồn nước.

- Lưu lượng nước thải sinh hoạt trong giai đoạn sản xuất có 101 người (mỗi hộ 1 người). Tiêu chuẩn dùng nước của chủ hồ nuôi được tính theo quy định TCXDVN 33- 2006 của Bộ Xây dựng là (80-150 lít/ngày), chọn 100 lít/ngày thì lượng nước cấp sinh

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án khu nuôi trồng thủy sản trên cát xã phổ an (Trang 63 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w