Giai đoạn hoạt động

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án khu nuôi trồng thủy sản trên cát xã phổ an (Trang 81 - 87)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

4.1.3. Giai đoạn hoạt động

4.1.3.1. Giảm thiểu các tác động liên quan đến chất thải a. Môi trường không khí

Đối với dự án, nguồn tác động không khí do các phương tiện giao thông, máy móc thiết bị gây ra là không đáng kể. Tuy nhiên, trong khu vực dự án dễ phát sinh mùi hôi và khu vực đặt máy phát điện dự phòng nồng độ khí thải tuy không cao, nhưng nếu hoạt động lâu sẽ gây ô nhiễm cục bộ trong khu vực. Dự án có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí như sau:

Giảm thiểu ô nhiễm do máy phát điện

Để giảm thiểu tác động từ nguồn thải này, dự án đặt máy phát điện trong trại, ống khói phải đủ cao để phát tán khí thải giảm thiểu tác hại đến người và khu vực xung quanh.

Việc tính toán chiều cao ống khói dựa theo tài liệu của Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân, sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1998. Từ tài liệu trên tính được chiều cao của ống khói của máy phát điện dự phòng khoảng 7m so với mặt đất nhằm phát tán khí thải ra môi trường xung quanh.

Giảm thiểu tác động mùi sinh ra từ hồ nuôi và hồ xử lý

- Như đã đánh giá ở phần trước, mùi hôi phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu là khí H2S, NH3… sinh ra từ sự phân hủy các chất trong lớp bùn đáy ao nuôi hay hồ xử lý nước thải, trong điều kiện kỵ khí dưới sự tác động của vi khuẩn trong nước. Để giảm thiểu tác động này, trong quá trình hoạt động chủ hộ nuôi sẽ định kỳ kiểm tra lượng bùn tồn đọng trong hồ nuôi và hồ xử lý, nếu lượng bùn phát sinh nhiều hơn như đã tính toán lý thuyết thì làm vệ sinh hút bùn đáy các ao nuôi và khu xử lý nước thải sơ bộ, tránh hiện tượng các vi sinh vật kỵ khí phân hủy tạo các khí gây mùi hôi làm ô nhiễm môi trường. Theo tính toán thì sau mỗi 5 ngày sẽ thực hiện thay nước hồ nuôi 20% và sau mỗi vụ nuôi sẽ tháo cạn hồ, thu gom bùn đáy tại hồ nuôi và hồ xử lý để ủ làm phân vi sinh.

- Khí H2S, NH3 dễ bay hơi, do đó sử dụng quạt nước vừa cung cấp oxi vừa có thể giảm mùi hôi, nhất là các hồ nuôi.

- Bố trí khu vực phơi bùn phải phù hợp với điều kiện tự nhiên như hướng gió chủ đạo, gần vị trí hồ xử lý nước thải. Chọn mùa nắng để vệ sinh hồ để hạn chế mùi hôi trong khu vực.

b. Môi trường nước

Nước thải trong nuôi tôm

Như đã tính toán ở chương 3, lưu lượng nước thải trong nuôi tôm bình quân là 8.250m3/ngày. Lượng nước thải này sẽ được xả ra khu xử lý nước thải.

- Công suất của khu xử lý: Q = 8.280m3/ngày.

- Thông số thiết kế chất lượng nước đầu vào như sau: BOD5: 200mg/l ; COD: 300mg/l ; TSS: 300mg/l.

- Căn cứ vào quy trình công nghệ và kỹ thuật nuôi của dự án. Mỗi hồ nuôi có xây dựng 01 hồ xử lý nước thải liền kề về phía biển để chủ động xử lý nước thải trong hồ nuôi, gồm 101 hồ có tổng diện tích 58.722m2 ≈ 5,87ha do người dân tự xây dựng. Ngoài ra chủ dự án còn xây 11 hồ sinh học xử lý nước thải chung có tổng diện tích 1,07 ha.

Hình 4.1. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải nuôi tôm

Phần này viết cần thống nhất với số liệu ở chương 1. Vì đây là một dự án cụ thể, không phải dự án hạ tầng KCN hay CCN nên không thể gộp chung số liệu

Cụ thể : có 07 khu nuôi, có bao nhiêu Ao/hồ nuôi, Ao/hồ XLNT

Công nghệ áp dụng có hiệu quả xử lý cao khi có diện tích ao/hồ sinh học đủ lớn. Trình tự tính toán : Diện tíchAo/hồ nuôi

Lượng nước thải/Ao-hồ khi thay nước (05 ngày) Diện tíchAo/hồ XLNT, thể tích

Căn cứ số liệu trên tính thời gian lưu nước trung bình, tải trọng xử lý COD hay BOD kg(tấn)/ha-ngày ao XLNT, hiệu quả xử lý xem có đảm bảo diện tích Ao/hồ XLNT hay không ?

Công nghệ XLNT ao nuôi tôm : hệ thống lọc sinh học có lớp đệm ngập nước có tài liệu đính kèm sẽ rất hiệu quả, ít tốn diện tích đất

Nguồn tiếp nhận Nước thải

Hồ xử lý chung Hồ xử lý sơ bộ

Lưu ý ao/hồ nuôi tôm không thể dùng làm ao xử lý sinh học bậc I.

Thuyết minh quy trình xử lý

Nước thải từ hồ nuôi có các chất bẩn như: phân tôm, xác động thực vật phù du, thức ăn dư thừa trong quá trình cho ăn… được đưa qua hồ xử lý sơ bộ để xử lý bậc 1, thời gian lưu khoảng 5-7 ngày, tại đây nước thải được làm sạch bằng quá trình tự nhiên thông qua các tác nhân là tảo và vi khuẩn sẽ giảm được phần lớn chất hữa cơ và chất rắn lơ lửng. Tiếp theo nước thải được đưa vào hồ xử lý chung để xử lý phần chất bẩn còn lại cho đến khi đạt QCVN 11:2008/BTNMT và QCVN 01- 81:2011/BNNPTNT rồi thải ra biển. Thời gian lưu nước trong hồ xử lý chung từ 1-2 ngày.

Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động

Nước thải nuôi tôm được xử lý bằng hồ sinh học tự nhiên 2 bậc, theo phương pháp tùy nghi (kỵ khí, trung gian, hiếu khí tùy theo chiều sâu lớp nước):

- Nguyên tắc hoạt động: Bể sinh học hoạt động dựa trên nguyên tắc tự làm sạch. Vi sinh vật sử dụng oxy sinh ra từ rêu tảo trong quá trình quang hợp cũng như oxy từ không khí để oxy hóa các chất hữu cơ. Rong tảo lại tiêu thụ CO2, photphat và nitrat amon sinh ra từ sự phân hủy, oxy hóa các chất hữu cơ bởi vi sinh vật. Sau thời gian lưu khoảng 5-7 ngày, các chất bẩn sẽ được phân hủy đến 65-75% (thời gian lưu càng lâu thì hiệu suất xử lý càng cao). Để hồ hoạt động bình thường cần phải giữ giá trị pH và nhiệt độ ổn định. Nhiệt độ không được thấp hơn 60C. Có thể kết hợp thả bèo để tăng hiệu quả xử lý của hồ sinh học. Tuy nhiên phải thường xuyên kiểm soát số lượng bèo, không để bèo phát triển quá nhiều, kín diện tích hồ sẽ gây ảnh hưởng quá trình làm thoáng, quang hợp của rong tảo và dễ dẫn đến hiện tượng ô nhiễm thứ cấp từ bèo.

- Trong hồ tùy nghi xảy ra 2 quá trình song song: + Oxy hoá hiếu khí (lớp bề mặt).

+ Phân hủy metan cặn lắng (lớp đáy).

- Hiệu suất xử lý (Theo tài liệu Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn,

2010):

+ BOD5: Từ 40-65%; + TSS: 50-75%.

Hồ xử lý sơ bộ (hồ sinh học bậc 1)

- Cấu tạo hình vuông hoặc hình chữ nhật, diện tích từ (5 – 10)% diện tích khu vực nuôi, chiều sâu mực nước trong ao 1,2m-1,5m. Gồm có 101 hồ xử lý sơ bộ, tổng diện tích các hồ xử lý sơ bộ khoảng 58.722m2.

 Hồ xử lý chung (hồ sinh học bậc 2)

- Cấu tạo hình vuông hoặc hình chữ nhật, chiều sâu mực nước trong ao 1,2m- 1,5m. Có 11 hồ, tổng diện tích 10.752 m2.

Hình 4.2. Hồ sinh học

Bảng 4.1. Hiệu suất xử lý qua các công trình Thành phần nước thải Đầu vào (mg/l) Công trình 1 (%) Công trình 2 (%) Đầu ra (mg/l) QCVN 11:2008/BTNMT (mg/l) TSS 300 60 50 60 100 BOD5 200 60 45 44 50 COD 300 60 45 66 80

Nguồn: Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn, 2010. Ghi chú:

Công trình 1: Hồ xử lý sơ bộ Công trình 2: Hồ xử lý chung

QCVN 11:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp chế biến thủy sản.

Nước thải sinh hoạt

Hình 4.3. Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt

Để đảm bảo các chỉ tiêu yêu cầu khi xả vào hệ thống thoát nước ra biển, lượng nước thải sinh hoạt này được xử lý cục bộ. Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt cục bộ thường được sử dụng phổ biến hiện nay đó là xử lý bằng hầm tự hoại 03 ngăn.

Nguyên lý hoạt động của hầm tự hoại 3 ngăn Môi trường Nhà vệ sinh

Đây là các quá trình lắng nước thải, giữ và lên men cặn lắng. Dưới tác động của vi khuẩn kị khí có trong hầm, cặn được phân hủy thành các chất khí và các chất khoáng hòa tan. Do thời gian lưu nước lại trong hầm từ 1 đến 3 ngày nên hiệu quả lắng rất cao.

Hình 4.4. Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn

Kết cấu của hầm tự hoại 03 ngăn bao gồm:

- Ngăn chứa: Có kích thước lớn nhất, chiếm 2/3 dung tích hầm, đây là nơi tích trữ phân. Phần bùn và các váng nổi bọt bị giữ lại bên ngăn chứa.

- Ngăn lọc: Chiếm 3/4 thể tích còn lại, nơi này chỉ nhận nước từ ngăn chứa đi qua bằng các lỗ thông trên vách.

- Ngăn khử mùi: Chứa than. Nước từ ngăn lọc đi ngược lên trên qua than sẽ bị hấp thu mùi hôi trước khi xả ra bên ngoài.

Khu vực dự án khi đi vào hoạt động khoảng 101 hộ nuôi, mỗi hộ nuôi tôm sẽ tự xây dựng nhà vệ sinh và bể tự hoại để phục vụ nhu cầu.

Hiệu suất nước thải sau khi xử lý qua bể tự hoại giảm khoảng 55 - 65% (Mục

8.1.7 TCVN 7957:2008 – Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế).

Nước mưa chảy tràn

Dự án sẽ xây dựng hệ thống thoát nước mưa đảm bảo yêu cầu thoát nước nhanh. Nước mưa chảy vào hệ thống mương thu gom qua các song chắn rác (kích thước khe chắn <16mm, diện tích song chắn rác tính toán đủ để lưu lượng nước chảy qua là < 1 m3/s). Sau đó nước được dẫn đến các hố gas để giữ lại các chất rắn lơ lửng trước khi thải ra môi trường.

Hình 4.5. Sơ đồ thoát nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn Cống thoát nước chung ra biển Hố ga có song chắn rác

Xây dựng hệ thống thoát nước mưa bao quanh các khu vực của dự án, có bố trí các hố ga thu gom nước dọc theo mương thoát. Sau đó, nước thải được đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu vực rồi thải ra biển.

c. Chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt

Dự án thu hút một lực lượng lao động khá đông, ước tính khoảng 101 người. Trong nhu cầu sinh hoạt hàng ngày sẽ thải ra một lượng chất thải khá lớn, ước tính lượng chất thải phát sinh khoảng 50,5 kg/ngày.

- Mỗi hộ nuôi sẽ thực hiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt của mình và thực hiện hợp đồng đội vệ sinh môi trường huyện Đức Phổ thu gom xử lý.

- UBND xã Phổ An có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến vận động các hộ nuôi giữ vệ sinh và môi trường từ việc phân loại và thu gom rác đúng qui định.

Chất thải rắn nuôi tôm

- Các chất thải rắn từ các bao bì chứa thức ăn cho tôm, chứa các hóa chất xử lý trong hoạt động nuôi, được các hộ nuôi thu gom tập trung về thùng chứa, phân loại tái sử dụng lại và hợp đồng Đội vệ sinh môi trường huyện Đức Phổ vận chuyển xử lý.

- Lượng rong tảo chết trong các hồ nuôi cũng sẽ được các hộ nuôi thường xuyên kiểm tra, theo dõi và dùng vợt vớt các rong, tảo chết tập trung đến bãi phơi bùn, phơi và xử lý cùng bùn thải.

- Bố trí sân phơi bùn phù hợp với điều kiện tự nhiên như hướng gió chủ đạo. Sân phơi bùn sẽ được bố trí gần hồ xử lý nước thải, nơi phát sinh nhiều bùn và có hệ thống thu gom nước thải thoát ra từ bùn phơi cho vào hồ xử lý để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

- Bùn cặn phát sinh chủ yếu sau khi thu hoạch, lớp bùn đáy trong các hồ nuôi được các hộ nuôi phơi trực tiếp trong các hồ khi đã xả khô nước. Sau khi phơi, thu gom dùng công nghệ ủ phân vi sinh bón cây trồng. Bùn là một sản phẩm tổng hợp của quá trình phân hủy các chất hữu cơ… Do vậy, thành phần dinh dưỡng của bùn khá phong phú và được coi như một loại phân hữu cơ có giá trị, vì thế có thể ủ làm phân vi sinh bón cây trồng.

- Khi phơi sử dụng nhiệt mặt trời nhằm mục đích giảm khối lượng của hỗn hợp bùn cặn, giảm độ ẩm, tăng nồng độ cặn khô trong bùn từ 20 – 30% với mục đích:

+ Dễ dàng trong việc ủ làm phân vi sinh cải tạo đất; + Giảm lượng nước bẩn có thể thấm vào đất gây ô nhiễm; + Ít gây mùi khó chịu và ít độc tính.

- Ủ: Mục đích làm phân hủy các chất hữu cơ và khử chất độc trong bùn, các phương pháp chuyển hoá có thể thực hiện bao gồm:

+ Phân hủy yếm khí; + Phân hủy hiếu khí;

+ Ủ chế biến thành phân bón theo công nghệ ủ phân vi sinh.

4.1.3.2. Giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải a. Tiếng ồn

Tiếng ồn trong giai đoạn hoạt động tại khu vực dự án như đã đánh giá chủ yếu từ hoạt động của máy phát điện dự phòng. Một số biện pháp để giảm thiểu tiếng ồn:

- Lắp đệm chống ồn ở chân đế các thiết bị;

- Kiểm tra sự cân bằng của các máy móc khi lắp đặt. Kiểm tra độ mòn các chi tiết và cho dầu bôi trơn định kỳ;

- Xây phòng đặt máy phát điện với tường cao từ 2 - 3m, nếu cần thiết phải giảm ồn tối đa có thể sử dụng vật liệu cách âm như sợi thủy tinh hay gỗ. Tuy nhiên máy phát điện chỉ sử dụng khi mất điện, vì vậy tiếng ồn sẽ ảnh hưởng không đáng kể cho dự án và khu vực xung quanh.

b. Môi trường hệ sinh thái

Ngoài việc trồng rau muống biển, xung quanh bờ hồ về phía biển để chống sạt lở cát, cải tạo và bảo vệ môi trường, dự án cũng cần bảo vệ và trồng các loài cây bổ sung như cây phi lao, vừa duy trì hệ sinh thái vốn có, vừa có tác dụng chống cát bay, giữ ẩm, giảm thiểu lượng nước bốc hơi, bảo vệ nguồn nước ngầm vừa góp phần cải tạo điều kiện vi khí hậu khu vực.

c. Giảm thiểu xâm nhập mặn, ô nhiễm nước ngầm

Việc xâm nhập mặn có thể xảy ra do rò rỉ nước mặn trong quá trình nuôi tôm vào lòng đất. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm phục vụ cho hoạt động, sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân. Vì vậy, trong quá trình nuôi tôm chủ đầu tư khuyến khích người dân thực hiện hoặc ra quy định khi đấu giá và áp dụng đồng bộ các giải pháp sau:

- Đối với lần khai thác nước đầu tiên để cung cấp vào hồ nuôi, chủ đầu tư sẽ xây dựng lịch thời vụ thả nuôi hợp lý cho từng khu nuôi trong vùng quy hoạch để tránh tình trạng bơm hút nước ngầm đồng loạt làm sụt giảm mực nước ngầm, tạo điều kiện cho nước biển xâm nhập vào gây nhiễm mặn đất và nguồn nước sinh hoạt.

- Vật liệu lót các hồ nuôi là nhựa HDPE chất lượng cao, thích hợp với điều kiện khí hậu thời tiết trong vùng. Khoảng 2-3 năm thay tấm nhựa một lần, không để tình trạng hư hỏng gây rò rỉ nước mặn từ hồ nuôi ra môi trường.

- Tăng cường công tác kiểm tra, quan trắc, theo dõi chất lượng nước để dễ dàng phát hiện trong thời gian nhanh nhất có thể.

- Có kế hoạch đầu tư, bảo trì sửa chữa sau mỗi vụ sản xuất.

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án khu nuôi trồng thủy sản trên cát xã phổ an (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w