8. Bố cục của đề tài
2.3.5. Sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị trong kiểm tra, đánh giá
Đối với việc dạy học nói chung và dạy học Lịch sử tại trường THPT nói riêng, việc kiểm tra, đánh giá học sinh đóng vai trò quan trọng không thể thiếu. Qua việc kiểm tra, đánh giá học sinh, người giáo viên sẽ thu được kết quả chính xác về khả năng nhận thức của học sinh trên lớp, việc học tập, nghiên cứu kiến thức của học sinh ở nhà và xa hơn nữa là thái độ của học sinh với môn học. Từ
Quần chúng phá ngục Baxti 14/7/1789
10/8/1792 31/5/1793 Lật đổ phái Ghi-rông-đanh, đưa chính quyền về
tay phái Giacôbanh
Bắt Vua và Hoàng hậu, lập chính quyền công xã cách mạng
Đỉnh cao CM
kiến thức, thậm chí là khả năng phát triển tư duy của các em. Thông thường, việc kiểm tra, đánh giá được tiến hành ở cuối mỗi chương, mỗi phần học, sau khi giáo viên đã tổ chức ôn tập kiến thức cho các em. Do vậy, việc kiểm tra, đánh giá lúc này giúp học sinh tự hệ thống lại kiến thức cho mình trên cơ sở đã được giáo viên hướng dẫn trong các tiết học trước. Đó cũng chính là quá trình tự đánh giá việc học tập của chính các em.
Như vậy, việc kiểm tra, đánh giá đóng vai trò quan trọng đối với cả giáo viên và cả học sinh. Kết quả thu được sau khi tiến hành kiểm tra, đánh giá sẽ phản ánh được đầy đủ khả năng học tập của học sinh và kĩ năng sư phạm của người giáo viên. Việc kiểm tra, đánh giá là kết quả của tất cả quá trình dạy và học trên lớp, từ chuẩn bị nghiên cứu kiến thức mới, tiến hành nghiên cứu kiến thức mới… Do vậy, việc sử dụng phương pháp phù hợp để kiểm tra, đánh giá học sinh cũng đòi hỏi ở người giáo viên những kĩ năng sư phạm nhất định nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Với từng nội dung kiểm tra, đánh giá giáo viên có những lựa chọn khác nhau trong phương pháp kiểm tra, đánh giá. Trong đó, việc vận dụng phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị đang dần trở nên phổ biến.
Ví dụ, khi học xong bài 32. Cách mạng công nghiệp ở châu Âu, giáo viên có thể đưa ra sơ đồ trống sau đây để kiểm tra kiến thức của học sinh, kết hợp với câu hỏi: “Bằng những hiểu biết của em về cuộc cách mạng công nghiệp, hãy hoàn chỉnh nội dung của sơ đồ dưới đây”.
Hoàn thiện sơ đồ cách mạng công nghiệp
Điền hoàn chỉnh các thông tin vào sơ đồ trên. Học sinh đã có được hệ thống đầy đủ về các cuộc cách mạng công nghiệp. Giáo viên sử dụng thêm câu hỏi tư duy cho học sinh: “Cuộc cách mạng công nghiệp này diễn ra đầu tiên ở đâu? Vì sao?” câu hỏi trên không đơn thuần kiểm tra kiến thức của học sinh mà con đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh. Học sinh phải vận dụng tư duy để xác định trọng tâm câu trả lời chứ không chỉ trả lời theo lối “học thuộc”.
Hay giáo viên cho bảng số liệu về sản xuất gang trong thời gian 1840- 1913 của các nước tư bản Anh, Pháp, Đức, Mĩ.
Đơn vị: triệu tấn Thời gian 1840 1900 1913 Anh Đức Mĩ Pháp 7,7 2,5 3,8 1,7 9,0 7,5 13,8 2,7 10,3 19,3 31,0 5,2 Cách mạng công nghiệp Tiền đề Biểu hiện Hệ quả
Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất gang của các nước đến quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trên cơ sở đó em hãy rút ra nhận xét về mức độ phát triển của các nước đế quốc và chỉ ra nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng này?
Như vậy, học sinh sẽ vẽ được đồ thị thể hiện sự phát triển về sản lượng gang của các nước đế quốc này và thấy được sự phát triển công nghiệp của các nước, qua đó có sự nhận xét và giải thích về lý do phát triển của các quốc gia và hiểu được kiến thức một cách sâu sắc nhất.
Từ việc thiết kế và sử dụng trực tiếp sơ đồ, biểu đồ, đồ thị áp dụng cho dạy học lịch sử thế giới chúng ta có thể khẳng định một lần nữa về tính ưu việt của phương pháp này trong dạy học. Việc sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị trên lớp một cách thường xuyên, linh hoạt giúp bài học lịch sử trở nên hấp dẫn hơn đối với học sinh. Bởi vì, khi sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị các kiến thức khô khan, cứng nhắc trong SGK đã được người giáo viên “nhào nặn” thêm một lần nữa thể hiện trên sơ đồ, biểu đồ, đồ thị. Qua việc xử lý của giáo viên, các kiến thức được thể hiện một cách hết sức cô đọng súc tích, dễ hiểu, tạo thuận lơi cho học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới, kiểm tra đánh giá… Thông qua việc làm quen với các sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, và cách học tập bằng phương pháp này, học sinh rèn luyện được khả năng tư duy lôgic, khả năng khái quát hóa, tổng hợp và trình bày vấn đề một cách cô đọng, khoa học, chính xác. Phương pháp này sẽ phát huy hiệu quả cao hơn nữa
khi giáo viên sử dụng một cách linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa với các phương pháp và phương tiện dạy học khác.
Mặc dù là một phương pháp có nhiều ưu điểm như vậy nhưng chúng ta không nên quá lạm dụng phương pháp này. Ngoài những ưu dễ dàng nhận ra, phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị cũng bộc lộ một số hạn chế không tránh khỏi như: không thể áp dụng cho tất cả các nội dung dạy học, nếu sử dụng quá nhiều, máy móc và cứ cố gắng xây dựng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị có thể có tác dụng ngược lại đối với khả năng diễn đạt của học sinh
2.4. Thực nghiệm sƣ phạm
2.4.1. Mục đích thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị vào dạy học lịch sử thế giới ( lịch sử 10, chương trình chuẩn) đã được đề xuất trong khóa luận và chứng minh tính thiết thực của khóa luận.
2.4.2. Đối tượng thực nghiệm
Căn cứ vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận, hơn nữa bản thân người thực hiện khóa luận đang là sinh viên năm thứ 4 trường đại học Tây Bắc nên chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại 4 lớp /2 trường THPT tiêu biểu trên địa bàn Sơn La: trường THPT Chiềng Sinh và trường THPT Tô Hiệu. Tác giả trực tiếp thực nghiệm tại lớp 10D trường THPT Tô Hiệu và nhờ vào giáo án thực nghiệm (xem phụ lục)
Với đối tượng và địa bàn thực nghiệm như vậy sẽ đảm bảo tính khả thi của khóa luận.
2.4.3. Phương pháp tiến hành
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm toàn phần ở trường THPT qua bài 31. Cách mạng tƣ sản Pháp cuối thế kỉ XVIII với nội dung cụ thể:
-Chuẩn bị giáo án theo hai hướng:
+ Hướng một: giáo án thực nghiệm như dự kiến của khóa luận được thiết kế nhằm sử dụng sơ đồ, đồ thị, biểu đồ vào dạy học.
+ Hướng hai: giáo án đối chứng do GV của trường chuẩn bị và dạy một cách bình thường ở lớp đối chứng.
-Kiểm tra chất lượng bằng cách: cho HS lớp đối chứng và lớp thực nghiệm làm bài kiểm tra 5 phút ngay sau tiết học để lấy kết quả so sánh.
-Tiến hành theo đúng phân phối chương trình và thời gian biểu do nhà trường đề ra trong năm học 2013 – 2014, phù hợp với kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-Ở mỗi trường được chọn chúng tôi chọn 2 lớp: một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng.
-Yêu cầu: HS được chọn ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có số lượng và trình độ nhận thức, hoàn cảnh, điều kiện học tập tương đồng nhau.
KẾT LUẬN
-
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (1/2011), Đảng ta đã đề ra mục tiêu tổng quát là đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Do vậy, cần phải phát triển nhanh nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Để đào tạo được lớp người có trình độ năng lực đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội thì cần phải đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân. Giáo dục thời đại mới đặt ra yêu cầu, phải “lấy người học làm trung tâm”, phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích cực của người học.
Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, có nghĩa là biến học sinh trở thành chủ thể của quá trình nhận thức, dưới sự tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên để điều chỉnh nhận thức của các em đi đúng hướng, lĩnh hội kiến thức mới một cách nhanh và đạt hiệu quả cao nhất. Có thể thấy ở đây, vai trò của người giáo viên là rất quan trọng, không thể để học sinh tự nghiên cứu, “tự bơi” giữa biển kiến thức mênh mông kia được. Vì thế, giáo viên phải không ngừng trau dồi trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm vững vàng để đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của nền giáo dục mới.
Việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử đòi hỏi phải tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan (trong đó có sơ đồ, biểu đồ, đồ thị) vào bài học lịch sử. Tuy nhiên, đây không phải là những loại đồ dùng trực quan có sẵn, mà hầu hết chúng đều chìm trong SGK, đòi hỏi phải có đầu tư, tìm tòi, sáng tạo. Song, một thực tế cho thấy, việc xây dựng và sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị trong dạy học lịch sử ở trường THPT là rất ít. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học lịch sử hiện nay.
Sơ đồ, biểu đồ, đồ thị là những tài liệu cơ bản, trung thực, chuẩn xác về quá khứ, nhằm minh hoạ cụ thể hoá kiến thức trong SGK. Đây còn là nguồn cung cấp kiến thức mới, củng cố, ôn tập, kiểm tra những kiến thức đã học, phát triển tư duy, khả năng hoạt động độc lập của học sinh đồng thời, giúp các em lĩnh hội
kiến thức một cách nhanh nhất, tránh bị quá tải, nhồi nhét. Hình thành các kĩ năng thực hành bộ môn, phát triển năng lực quan sát, óc thẩm mĩ của học sinh.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong vấn đề xây dựng và sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị trong dạy học lịch sử. Đề tài đã khái quát được nét chung nhất lý luận về dạy học theo hướng phát huy tính tích cực sử học sinh cùng vai trò, ý nghĩa, nguyên tắc xây dựng và sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị trong dạy học lịch sử. Đồng thời, đề tài đã đánh giá một cách khách quan thực trạng dạy và học ở trường phổ thông hiện nay. Qua đó, đưa ra một số biện pháp xây dựng và sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị cụ thể, góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa quan trọng của các loại đồ dùng trực quan quy ước này trong việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay.
Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nên công trình không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô giáo cùng các bạn sinh viên để chúng tôi tiếp tục bổ xung, hoàn thiện công trình nghiên cứu này. Tôi xin trân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần 2, BCH Trung ương Đảng khóa VIII, 1997, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, 2009, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Dự án PT GV THPT & TCCN – Trường đại học sư phạm, đại học Huế (2013), chuyên đề bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông môn lịch sử.
4. N.G.Đairi (1973), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào ?, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. I.F.Kharlamốp (1978), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. M.A.Lecxeep (Chủ biên) (1976), Phát triển tư duy học sinh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. K.Đ.Usinxki (1973), Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Đặng Đức An (Chủ biên) (2000), Những mẩu chuyện lịch sử thế giới,
(tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Ánh – Trần Thái Hà – Trịnh Đình Tùng (2007), Tư liệu lịch sử lớp 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Côi (Chủ biên) (1995), Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Côi (2009), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 10 THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Phạm Văn Đồng (1979), Sự nghiệp giáo dục trong chế độ XHCN, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
13. Hội đồng giáo dục lịch sử (Hội khoa học lịch sử Việt Nam) – Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (1999), Thiết kế bài giảng lịch sử ở trường trung học phổ thông, Nxb ĐHQG Hà Nội.
14. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2000), Hồ Chí Minh với sử học, Nxb ĐHQG Hà Nội.
15. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) – Trịnh Đình Tùng – Nguyễn Thị Côi (2009), Phương pháp dạy học lịch sử, (tập 1, 2), Nxb ĐHSP.
16. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2009), Từ điển thuật ngữ lịch sử trung học phổ thông, Nxb ĐHQG Hà Nội.
17. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2006), Sách giáo khoa lịch sử lớp 10 (Cơ bản), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường (Đồng Chủ biên) (2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, Nxb ĐHQG Hà Nội,
19. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (Chủ biên) (1998), Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
20. Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng (2010), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Thạch (2006), Thiết kế bài giảng lịch sử 10 (tập 1,2), Nxb Hà Nội.
23. Tạp trí Dạy và Học hiện nay, số tháng 01/2011. 24. Tạp trí Giáo dục, số 187 (Kỳ 1 – 4/2008). 25. Tạp trí Lịch sử Đảng (2011), số 6.
Phụ lục I
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM:
BÀI 31: CÁCH MẠNG TƢ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII
1. MỤC TIÊU : a. Kiến thức:
Yêu cầu học sinh :
-Biết được những sự kiện tiêu biểu thông qua các biểu tượng lịch sử như sự kiện phá ngục Baxti, vua Lui XVI bị xử chém ngày 21 – 1 – 1793…
-Hiểu được nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cách mạng tư sản Pháp bùng nổ.
-Lập được niên biểu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị các bước phát triển của CMTS Pháp -Trình bày được ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng
-Vận dụng: Ảnh hưởng của tư tưởng CMTS Pháp vào châu Âu phong kiến, châu Á
b. Kĩ năng:
- Quan sát, sử dụng và phân tích đồ dùng trực quan
- Kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, đánh giá sự kiện
c. Thái độ:
- Căm ghét và lên án chính sách thống trị hà khắc, tàn bạo của chế độ phong kiến phản động
- Trân trọng quan điểm tiến bộ của triết học Ánh sáng
- Khâm phục tinh thần đấu tranh kiên cương của nhân dân Pháp, bồi dưỡng tình cảm lành mạnh của học sinh đối với quần chúng nhân dân – người làm lên cách mạng
2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV:
- SGK, SGV, giáo án.
- Đồ dùng dạy học: sơ đồ 3 đẳng cấp, tranh ảnh minh họa…
b. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, đọc trước bài, sưu tầm tư liệu 3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
a. Kiểm tra bài cũ:
Dựa vào sơ đồ trống trên bảng em hãy điền các thông tin còn thiếu và trình bày diễn biến chính cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc