8. Bố cục của đề tài
2.3.1. Sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị trong việc kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài cũ là công việc đóng vai trò quan trọng trong việc dạy học. Công việc này được giáo viên tiến hành thường xuyên, linh hoạt trong các giờ lên lớp. Việc kiểm tra bài cũ giúp giáo viên nắm được kết quả dạy học ở tiết học trước, từ đó điều chỉnh các phương pháp dạy học phù hợp với từng nội dung và đối tượng học sinh. Ngoài ra, việc kiểm tra bài cũ giúp học sinh nhớ lại những kiến thức đã học, làm nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức mới. Thông thường công việc này được giáo viên tiến hành theo hình thức kiểm tra miệng thông qua một số câu hỏi nhằm tái hiện kiến thức, ví dụ “hãy trình bày hoàn cảnh nước Anh trước cáchmạng?”, “hãy nêu diễn biến chính cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789”?... Đây là cách kiểm tra bài cũ thông thường hiện nay. Khi sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị trong việc kiểm tra bài cũ sẽ tạo hứng thú cho học sinh, không
14/7/1789 đến 10/8/1792 10/8/1792 đến 2/6/1793 10/8/179 2 2/6/1793 đến 27/7/1794 1815
Chuyên chính dân chủ Giacôbanh
Cộng hòa
Quân chủ lập hiến
Thoái trào CM
gây nhàm chán. Thông qua việc kiểm tra bài cũ bằng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị ngoài các hiệu quả mà công việc này vẫn đạt được, nó còn rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy nhanh nhạy, khả năng khai thác sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để trình bày vấn đề.
Chẳng hạn, để kiểm tra kiến thức cũ của học sinh qua bài 29. Cách mạng
Hà Lan và cách mạng tƣ sản Anh, giáo viên nêu câu hỏi: “hãy hoàn thành sơ đồ sau về diễn biến chính của cách mạng tư sản Anh”
1653 1649
1660
1642
1688
Sơ đồ diễn biến cách mạng tƣ sản Anh
Từ việc hoàn thành sơ đồ một cách nhanh chóng và chính xác, giáo viên nhận ra được kết quả mà sơ đồ mang lại. Sau đó, giáo viên có thể kết hợp cho học sinh trình bày diễn biến chính của cách mạng tư sản Anh trên sơ đồ vừa hoàn thiện.
Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ để kiểm tra bài cũ có nội dung tương tự như diễn biến cách mạng Pháp, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ…
Khi dạy xong bài 34. Các nƣớc tƣ bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa, giáo viên sử dung sơ đồ sau để kiểm tra trí nhớ của học sinh về các thành
tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ sau:
Sơ đồ các thành tựu về khoa học - kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Khi dạy xong bài 31. Cách mạng tƣ sản Pháp cuối thế kỉ XVIII giáo
viên yêu cầu học sinh:
Em hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện dân số và quyền lợi của các đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng 1789. Sau đó, hãy phân tích sự khác nhau về vai trò, quyền lợi kinh tế, địa vị xã hội giữa các đẳng cấp? Hệ quả của sự khác nhau đó?
Ngoài ra, với việc kiểm tra bài cũ dưới hình thức kiểm tra 15 phút, giáo viên có thể nêu ra các câu hỏi phức tạp, cần nhiều thời gian hơn. Ví dụ, “Hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước của hộ đông công xã Pari và chứng minh rằng công xã Pari là nhà nước kiểu mới?”.
Thành tựu cách mạng khoa học cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Vật lý………. Hóa học……… Sinh học……… Kĩ thuật……… Nông nghiệp………..
Việc sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị trong kiểm tra bài cũ hiện nay chưa phổ biến. Tuy nhiên, từ những ưu điểm của phương pháp này, việc sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị trong quá trình kiểm tra bài cũ của học sinh là điều cần thiết mang lại hiệu quả cao trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh trên lớp.
Việc kiểm tra bài cũ bằng hình thức sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị cần lưu ý:
Do công việc kiểm tra bài cũ của học sinh nhằm tạo sự liên kết kiến thức giữa bài học trước với bài học sau tránh tình trạng làm đứt đoạn và làm cho kiến thức bị tách. Tuy nhiên, việc kiểm tra này chỉ chiếm khoảng 5 phút và thường làm vào mỗi đầu của mỗi tiết học chính vì vậy giáo viên phải chú ý thời gian và có những bài tập phù hợp với năng lực của học sinh, vừa đảm bảo kiến thức và quan trọng hơn là đảm bảo thời gian. Công việc kiểm tra cũng không được làm cho học sinh thấy nhàm chán mà phải thay đổi phương pháp liên tục nhằm thu hút sự chú ý và cộng tác của học sinh vào trong bài học.