Cách thức xây dựng sơ đồ

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử thế giới (lịch sử 10 - thpt - cơ bản) (Trang 26 - 30)

8. Bố cục của đề tài

2.2.2. Cách thức xây dựng sơ đồ

Khi xây dựng sơ đồ có thể dùng các hình học đơn giản như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn... trong đó, ta ghi một cách ngắn gọn nhất sự kiện, hiện tượng lịch sử sao cho học sinh dễ quan sát, dễ hiểu nhất. Đồng thời, ta phải biết sử dụng linh hoạt các đường kẻ, các mũi tên trong sơ đồ nhằm thể hiện những mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Dưới đây là các bước cụ thể khi xây dựng một sơ đồ trong dạy học lịch sử.

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài học, xác định kiến thức cơ bản, từ khóa.

Đây là công việc đầu tiên và rất quan trọng khi tiến hành lập một sơ đồ, nó ảnh hưởng lớn đến tính chính xác, tính thẩm mĩ của sơ đồ. Bởi vậy, yêu cầu người lập sơ đồ phải nghiên cứu thật kỹ nội dung kiến thức, nắm chắc những kiến thức cơ bản, tìm ra từ khóa một cách chính xác.

Bước 2: Vẽ, xác định gốc sơ đồ, xếp các hình khối và đưa từ khóa vào sơ đồ.

Căn cứ vào lôgic bài học lịch sử và ý đồ sư phạm, giáo viên tiến hành vẽ, xác định gốc sơ đồ và xếp các hình khối. Tùy theo dung lượng kiến thức, ta có thể vẽ một hay nhiều lớp, nhánh của sơ đồ sao cho phù hợp nhất. Tiếp đó, ta mã hóa kiến thức, đưa những từ khóa vào các hình khối của sơ đồ. Do sơ đồ có tính khái quát, tổng hợp cao, diện tích các hình khối cũng khá nhỏ nên dung lượng kiến thức đưa vào sơ đồ phải ngắn gọn, từ ngữ phải trau chuốt, tránh rườm rà.

Bước 3: Nối các hình khối bằng những mũi tên, đường kẻ và ghi tên sơ đồ. Việc nối các hình khối lại bằng những mũi tên đường kẻ mới hình thành nên sợi dây liên hệ giữa các yếu tố trong sơ đồ, nếu không thì sự xuất hiện của các hình khối sẽ không còn ý nghĩa nữa. Điều này rất quan trọng, bởi nó phản ánh được mối quan hệ, liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử có trong sơ đồ. Sau đó, ta tiến hành ghi tên sơ đồ.

Bước 4: Kiểm tra lại tính hợp lý, chính xác của sơ đồ.

Lúc này, việc kiểm tra phải hướng vào xem xét, đối chiếu sơ đồ với nội dung kiến thức xem đã hợp lý chưa, sửa sang lại cho cân đối để đảm bảo tính thẩm mĩ cao nhất.

Ví dụ, khi dạy nội dung về các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, để hình thành cho học sinh khái niệm “cách mạng tư sản” giáo viên sử dụng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Khái niệm cách mạng tƣ sản CÁCH

MẠNG SẢN

Nhiệm vụ: lật đổ rào cản của chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Giai cấp lãnh đạo:

liên minh tư sản và các giai cấp khác

Hướng phát triển: đi lên theo con đường tư bản chủ nghĩa

Lực lượng tham gia:

Khi dạy bài 31: Cách mạng tƣ sản Pháp cuối thế kỉ XVIII phần I.Nước Pháp trước cách mạng giáo viên có thể xây dựng sơ đồ về nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản như sau:

Sơ đồ số 2: Nguyên nhân bùng nổ cách mạng tƣ sản Pháp

Nguyên nhân Trực tiếp Sâu xa

Nông nghiệp lạc hậu Công - thương nghiệp phát triển nhưng bị kìm hãm.

Chính trị: CĐPK suy yếu kìm hãm sự phát triển

Xã hội: phân chia đẳng cấp mâu thuẫn gay gắt

Tư tưởng: triết học ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ Khủng hoảng tài chính Hội nghị ba đẳng cấp diễn ra Cách mạng bùng nổ

Khi dạy bài 38: quốc tế thứ nhất và công xã Pairi 1871 mục II. Công xã Pari 1871 phần 2. Công xã pari – nhà nước kiểu mới giáo viên có thể xây dựng sơ đồ sau:

Sơ đồ số 3: Tổ chức bộ máy nhà nƣớc của hội đồng Công xã Pari

Khi xây dựng sơ đồ ta lưu ý, chỉ nên ghi những sự kiện cơ bản, những từ khóa vào sơ đồ, không nên ghi quá nhiều chữ, quá nhiều thông tin vào sơ đồ vì chính bản thân sơ đồ đã nói được rất nhiều điều. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiện theo dõi trong quá trình học tập.

Các hình khối xây dựng phải thống nhất về kích cỡ, kiểu loại, sắp xếp một cách khoa học, cân xứng, đảm bảo tính thẩm mĩ cao. Đồng thời, cũng phải đảm bảo mối quan hệ nhân - quả, tác động qua lại giữa các sự kiện, thấy được tính thống nhất hợp quy luật của các sự kiện trong sơ đồ.

Bằng cách xây dựng sơ đồ trên, giáo viên hay với mỗi học sinh đều có thể tự mình xây dựng nhiều loại sơ đồ phù hợp với từng bài học lịch sử. Điều đó sẽ

HỘI ĐỒNG CÔNG Ủy ban quân sự

Ủy ban an ninh xã hội

Ủy ban an ninh xã hội

Ủy ban tư pháp

Ủy ban tài chính Ủy ban thương

nghiệp Ủy ban lương

thực

Ủy ban giáo dục

Ủy ban dịch vụ xã hội

có tác dụng lớn trong việc phát triển toàn diện học sinh, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử thế giới (lịch sử 10 - thpt - cơ bản) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)