Cách xây dựng biểu đồ

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử thế giới (lịch sử 10 - thpt - cơ bản) (Trang 30 - 33)

8. Bố cục của đề tài

2.2.3.Cách xây dựng biểu đồ

Tùy thuộc nội dung bài học ta có thể xây dựng các loại biểu đồ nhằm diễn tả, so sánh sự thay đổi trong cơ cấu hay cấu tạo của hiện tượng lịch sử. Qua đó, tạo biểu tượng sinh động, hình thành khái niệm cho học sinh, giúp các em nhớ lâu, hiểu sâu và nắm được bản chất của sự kiện lịch sử. Có hai loại biểu đồ thông dụng nhất là: biểu đồ hình tròn, và biểu đồ hình cột.

* Biểu đồ hình tròn.

Là loại biểu đồ thường thể hiện cơ cấu, thành phần của một tổng thể đối tượng lịch sử nhất định. Chỉ thực hiệ n đươ ̣c khi các đối t ượng có giá trị tính bằng (%) và các giá trị thành phần cộng lại bằng 100%. Tùy từng sự kiện, hiện tượng lịch sử giáo viên có thể biến đổi sao cho phù hợp với loại biểu đồ này để có thể đạt hiệu quả tốt nhất. Biểu đồ loại này có thể xây dựng qua các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu kỹ nội dung, mã hóa kiến thức, và xác định bán kính hình tròn.

Đôi khi đối tượng lịch sử mà chúng ta muốn thể hiện trên biểu đồ không có số liệu cụ thể, ta phải mã hóa nội dung kiến thức để thể hiện trên hình tròn. Độ lớn hình tròn phải phù hợp với khổ giấy, bảng để đảm bảo tính trực quan, thẩm mĩ. Trong trường hợp sự kiện, hiện tượng lịch sử có sự thay đổi cần phải xác định các thành phần khác nhau trong biểu đồ hình tròn cho phù hợp.

Bước 2: Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỷ lệ và trật tự sắp xếp các đối tượng.

Toàn bộ hình tròn là 360 độ, tướng ứng với tỷ lê ̣ 100%. Nên tỷ lê ̣ 1% ứng với 3,6 độ trên hình tròn . Khi vẽ các thành phần, nên bắt đầu từ tia 12 giờ (kim đồng hồ chỉ 12 giờ) và lần lượt vẽ theo chiều thuận của kim đồng hồ. Ta nên dùng thước đo độ để chia tỷ lệ biểu đồ cho chính xác. Thứ tự các đối tượng của biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh.

thể hiện trên biểu đồ và lập bảng chú giải. Cuối cùng ta tiến hành kiểm tra lại cho đảm bảo tính chính xác, tính thẩm mĩ.

Ví dụ, khi dạy bài 31. Cách mạng tƣ sản Pháp cuối thế kỉ XVIII phần I, mục 1. Tình hình kinh tế, xã hội ta xây dựng biểu đồ hình tròn giúp học sinh hiểu rõ tình cảnh của người nông dân Pháp trước cách mạng như sau.

Biểu đồ thu nhập của nông dân Pháp trƣớc cách mạng 1789

(Biểu đồ số 1).

Tương tự, trong phần này ta có thể xây dựng biểu đồ tỷ lệ dân số giữa đẳng cấp Tãng lữ, Quý tộc so với Ðẳng cấp thứ ba.

Biểu đồ số 2: Tỷ lệ dân số giữa đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc so với Đẳng cấp thứ ba

1%

99%

* Biểu đồ hình cột.

Là loại biểu đồ thường thể hiện động thái của sự phát triển, hoặc so sánh quy mô (độ lớn) giữa các đối tượng lịch sử. Biểu đồ cột cũng có thể biểu hiện cơ cấu, thành phần của một tổng thể (biểu đồ cột chồng).

Biểu đồ cột được thể hiện trên một trục tọa độ, gồm 2 trục theo toán học gọi là: trục tung (cột dọc) và trục hoành (cột ngang). Trục tung thể hiện giá trị các đại lượng, số liệu, sự kiện lịch sử...trục hoành thường thể hiện thời gian (năm, tháng). Ta có thể tiến hành xây dựng qua các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu nội dung, mã hóa kiến thức và chọn tỷ lệ thích hợp. Bước 2: Kẻ hệ trục vuông góc (trục tung, trục hoành).

Bước 3: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỷ lệ rồi vẽ trên giấy, bảng.

Bước 4: Hoàn thiện, kiểm tra biểu đồ. Ghi các số liệu tương ứng, vẽ ký hiệu (có thể ghi sự kiện) vào cột. Lập bảng chú giải, ghi tên biểu đồ. Sau đó, ta kiểm tra lại lần cuối để đưa vào sử dụng.

Lưu ý rằng, chiều rộng của các cột phải bằng nhau, chiều cao các cột phải tương ứng với các giá trị của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Khoảng cách các cột phải tương ứng với thời gian trên trục hoành.

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ dân số và quyền lợi giữa đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc so với Ðẳng cấp thứ ba. (Biểu đồ số 3)

%

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử thế giới (lịch sử 10 - thpt - cơ bản) (Trang 30 - 33)