Sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị trong việc chuẩn bị cho học sinh nghiên

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử thế giới (lịch sử 10 - thpt - cơ bản) (Trang 38 - 41)

8. Bố cục của đề tài

2.3.2. Sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị trong việc chuẩn bị cho học sinh nghiên

nghiên cứu kiến thức mới

Chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới là công việc quan trọng, được giáo viên chuẩn bị trước khi lên lớp, được bắt đầu tìm hiểu nội dung kiến thức của một chương, một phần mới. Việc này đòi hỏi người giáo viên phải có cái nhìn tổng quát, biết chắt lọc những sự kiện tiêu biểu nhất của chương, của phần để giới thiệu cho học sinh. Từ việc giới thiệu khái quát làm nền tảng cho học sinh chuẩn bị nghiên cứu kiến thức mới như vậy, học sinh có cái nhìn toàn diện bước đầu về phần kiến thức sắp đi sâu tìm hiểu trong chương, phần mới. Công việc này là cơ sở định hướng cho việc nghiên cứu, tiếp thu kiến thức mới của học sinh, hình thành các bước đi, phương pháp khai thác kiến thức trên lớp cụ thể cho từng đơn vị kiến thức tìm hiểu trong SGK.

Lịch sử thế giới cận đại (lớp 10) được sắp xếp là một phần riêng trong chương trình SGK lịch sử 10. Do vậy, khi bước sang phần mới, giáo viên sử dụng sơ đồ để giới thiệu khái quát các kiến thức sẽ tìm hiểu trong phần này, cụ thể:

bước sang một giai đoạn đầy biến động của lịch sử loài người, đó là phần III, Lịch sử Thế giới Đại (ghi bảng). Lịch sử Thế giới Cận đại là một thời kì dài với nhiều sự kiện quan trọng, mở đầu là sự bùng nổ hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản…”(giáo viên kết hợp khai thác kênh hình trang 141 SGK, Lịch sử 10 và vẽ sơ đồ lên phần bảng phụ)

Sơ đồ nội dung cơ bản Lịch sử Thế giới Cận đại

Với sơ đồ trên giáo viên đã giới thiệu khái quát về nội dung cơ bản của phần III, từ đó học sinh đã hình dung được toàn bộ kiến thức của phần này. Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh đi tìm hiểu nội dung của từng chương trong phần này. Chẳng hạn, “Lịch sử Thế giới Cận đại được mở đầu bằng hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản. Cách mạng tư sản là gì? Bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong chương đầu tiên của phần III (ghi bảng) chương I – Các cuộc cách mạng tư sản(từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII). Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt từ cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử loài người – Cách mạng Hà Lan đến cuộc cách mạng tư sản vĩ đại nhất – Cách mạng tư sản Pháp

Cũng như vậy khi bắt đầu tìm hiểu chương II, chương III của phần này, giáo viên tiếp tục sử dụng sơ đồ khác để giới thiệu khái quát toàn bộ nội dung

Các cuộc cách mạng tư sản(từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII) Các nước Âu – Mĩ(từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) Phong trào công nhân(từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) Lịch sử Thế giới Cận đại

kiến thức của chương mới cho học sinh, để chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới.

Khi bước sang chương II, giáo viên có thể giới thiệu nội dung mới kết hợp với sử dụng sơ đồ như sau: “Như vậy, với sự bùng nổ hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản đầu thời Cận đại chúng ta đã tìm hiểu ở chương I, lịch sử loài người đã bước sang thời kì mới, với sự làm chủ của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa và khoa học kĩ thuật trình độ cao. Với trình độ phát triển cao của mình các nước Âu – Mĩ trong những năm đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đã dần chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa – giai đoạn phát triển đỉnh cao của chủ nghĩa tư bản và mở rộng khai thác thuộc địa trên quy mô rộng lớn. Quá trình này diễn ra lâu dài từ đầu thế kỉ XIX (kết hợp lời giới thiệu với vẽ sơ đồ lên bảng) các nước Âu – Mĩ thực hiện các cuộc cách mạng công nghiệp và hoàn thành cách mạng tư sản trên toàn bộ hai châu lục vào giữa thế kỉ XIX. Bước sang thế kỉ XX, các nước Âu – Mĩ đã lần lượt chuyển mình lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và mở rộng xâm lược thuộc địa trên phạm vi toàn thế giới.

Đầu TK XIX GiữaTK XIX Đầu TK XX

Sơ đồ nội dung chƣơng II các nƣớc Âu – Mĩ

Như vậy, với việc sử dụng sơ đồ vào việc chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới, tất cả kiến thức cơ bản của chương, phần đã được khái quát một cách trực quan nhất, giúp học sinh có cái nhìn tổng quát đối với giai đoạn lịch sử sắp tìm hiểu, góp phần định hướng kiến thức của học sinh. Với việc sử dụng sơ đồ trong việc chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới như vậy, học sinh sẽ có được cái nhìn khái quát bước đầu về toàn bộ lịch sử sắp được nghiên cứu.

Cách mạng công nghiệp ở châu Âu Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ Các nước Âu – Mĩ chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ

Chỉ cần quan sát sơ đồ học sinh sẽ hình dung ra ngay chương, phần mới bao gồm bao nhiêu kiến thức cơ bản, kiến thức nào là trọng tâm.

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử thế giới (lịch sử 10 - thpt - cơ bản) (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)