8. Bố cục của đề tài
2.3.3. Sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị trong quá trình nghiên cứu kiến thức mới
thức mới
Nghiên cứu kiến thức mới là công việc quan trọng nhất của một giờ học lên lớp, được diễn ra dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của người giáo viên nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức mới, làm phong phú thêm vốn kiến thức của học sinh, hình thành nên các khái niệm các biểu tượng lịch sử mới cho học sinh. Không những cung cấp kiến thức mới thông qua các phương pháp nghiên cứu kiến thức dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mình, rèn luyện khả năng tư duy tổng hợp, các kĩ năng nghiên cứu khoa học, nắm bắt bản chất vấn đề và các mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức.
Ví dụ khi dạy bài 10. Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong
kiến ở Tây Âu (thế kỉ V đến thế kỉ XIV) mục 2. Xã hội phong kiến Tây Âu giáo viên kết hợp phương pháp phân tích với sử dụng sơ đồ giúp học sinh hiểu thế nào là lãnh địa phong kiến và các quan hệ chính trong xã hội phong kiến Tây Âu.
Sơ đồ khái niệm lãnh địa phong kiến và các quan hệ chính trong xã hội phong kiến Tây Âu
Trước hết giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ, sau đó hướng dẫn các em phân tích trên cơ sở những gợi ý của giáo viên qua những câu hỏi sau:
1. Miêu tả cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa phong kiến 2. Miêu tả cuộc sống của nông nô
3. Nét đặc trưng về kinh tế - chính trị trong lãnh địa là gì?
Từ đó các em suy nghĩ và rút ra kết luận qua sơ đồ với sự sữa chữa bổ sung của giáo viên: Thế kỉ IX phần lớn đất đai đã bị các quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong. Những vùng đất đai rộng lớn đó đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình – gọi là lãnh địa phong kiến
Lãnh địa phong kiến Là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần Kinh tế khép kín tự cung tự cấp Là đơn vị chính trị độc lập. Các lãnh lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua.
Lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa.
Nông nô là lao động chính phục dịch và cống nạp
Các lãnh chúa đứng đầu lãnh địa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua con, có quân đội, có toà án. Lãnh chúa phong kiến có cuộc sống xa hoa, thời bình họ luyện tập cung kiếm, tổ chức tiệc tùng, đối xử tàn nhẫn với nông nô.
Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nhận ruộng của lãnh chúa để cày cấy mức tô có khi bằng 1/2 số thu hoạch. Ngoài ra nông nô còn nộp thuế thân, thuế cưới xin…
Kinh tế lãnh địa mang tính chất tự cung, tự cấp. Lãnh địa là một đơn vị hành chính độc lập, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá riêng.
Ví dụ khi dạy bài 29. Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh giáo
viên sử dụng đồ thị kết hợp với các phương pháp giảng dạy khác như tường thuật, miêu tả, dạy học nêu vấn đề… để làm rõ diễn biến của cuộc cách mạng tư sản. Chế độ cộng hòa (đỉnh cao) 1653 1649 thụt lùi Nội quân Chiến sự độc tài 1660 1642 khôi phục quân vương
chủ triều phong quân chủ
chuyên kiến lập hiến
chế 1688
Toàn bộ diễn biến chính của cách mạng tư sản Anh thể hiện trên đồ thị không những cung cấp cho học sinh các sự kiện chính mà qua sự liên kết giữa các hình mũi tên, học sinh dễ dàng nhận ra mối liên hệ giữa các sự kiện và bước phát triển quanh co phức tạp thậm chí có bước tụt lùi tạm thời của cuộc cách mạng này.
Ví dụ, khi dạy bài 31. Cách mạng tƣ sản Pháp cuối thế kỉ XVIII phần I, mục 1. Tình hình kinh tế, xã hội giáo viên sử dụng Biểu đồ thu nhập của nông dân Pháp trƣớc cách mạng 1789 (Biểu đồ số 1) kết hợp với việc miêu tả bức
tranh “Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng” giúp các em có biểu tượng sâu sắc về hình ảnh người nông dân Pháp trước cách mạng: Chế độ phong kiến lạc hậu, tồn tại lâu dài đã làm cho kinh tế nông nghiệp Pháp lạc hậu, khiến đời sống nông dân vô cùng khổ cực. Họ phải chịu ba tầng áp bức của chế độ phong kiến là nhà nước, lãnh chúa, và giáo hội. Người dân phải nộp đủ thứ thuế như thuế thân, thuế tài sản, thuế muối, thuế rượu...sản phẩm làm ra phải nộp cho lãnh chúa 25%, cho nhà nước 50%, và cho giáo hội 10%. Ngoài ra, họ còn phải nộp thuế đi qua cầu, câu cá, giết trâu bò...họ sẽ bị phạt nếu để ếch nhái ở ao nhà mình kêu to vào ban đêm, làm lãnh chúa không ngủ được...Thêm vào đó, họ còn phải chịu nhiều thứ lao dịch khác cho lãnh chúa và nhà nước: đắp đường, xây cầu... cuối cùng, họ bị phá sản, phải rời bỏ ruộng đất, quê hương đi khắp nơi kiếm sống. Bởi vậy, họ căm thù chế độ phong kiến, nhiều lần nổi dậy đấu tranh và trở thành động lực chủ yếu của cuộc CMTS Pháp cuối thế kỷ XVIII.
Khi dạy bài 35 . Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành
trướng thuộc địa
Giáo viên có thể sử dụng đồ thị biểu diễn “sản xuất gang của các nước tư bản Anh, Pháp, Đức, Mĩ” theo số liệu như sau tính theo triệu tấn:
Thời gian 1840 1900 1913 Anh Đức Mĩ Pháp 7,7 2,5 3,8 1,7 9,0 7,5 13,8 2,7 10,3 19,3 31,0 5,2
Đồ thị số 3. Đồ thị biểu diễn “sản xuất gang của các nƣớc tƣ bản Anh, Đức, Mĩ, Pháp”
Như vậy, qua đồ thị trên cho học sinh thấy được tốc độ phát triển của các
nước này. Từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh nêu lên quy luật phát triển không đều của các nước đế quốc. Trong quá trình hướng dẫn học sinh so sánh và tìm hiểu sự phát triển của các nước đế quốc giáo viên có thể đưa ra câu hỏi nhằm gợi mở kiến thức như: Em có nhận xét gì về sự phát triển của đồ thị? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Em phát hiện ra quy luật gì của các nước đế quốc? Sau khi học sinh trả lời giáo viên chốt ý.
Đây là đồ thị biểu diễn sản xuất gang của các nước tư bản Anh, Đức, Mĩ, Pháp thời kì 1840 – 1913. Cùng quan sát trên bản đồ chúng ta có thể thấy được kí hiệu thể hiện sự phát triển của các nước đế quốc trong giai đoạn này. Qua đồ thị chúng ta nhận thấy rằng vào những thập kỉ 50 cuối TK XIX thì Anh và Pháp nổi lên là hai trung tâm công nghiệp của thế giới và chiếm phần lớn tỉ trọng trong khi đó Đức và Mĩ chỉ là hai quốc gia có sự phát triển nhỏ do chưa có sự thay đổi về khoa học kĩ thuật trong sản xuất.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian sau trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nước Đức nhảy lên hàng đầu trong nền kinh tế châu Âu, bỏ lại khá xa những đối thủ của nó là Anh, Pháp và chỉ chịu thua “đế quốc của đồng đôla” ở bên kia đại
dương. Quá trình công nghiệp hóa của Đức diễn ra phi thường và nhanh chóng. Sự phát triển vũ bão của nền công nghiệp Đức vào những năm 1871 – 1914 đã làm thay đổi hoàn toàn tương quan lực lượng giữa các cường quốc lớn. Trong giai đoạn này Đức đã đẩy nhanh việc nảy sinh các tổ chức độc quyền, hình thành các tư bản tài chính, mở rộng xâm chiếm các nước thuộc địa.
Đối với Mĩ từ thời nội chiến tỉ trọng trong sản xuất công nghiệp bắt đầu tăng lên nhanh chóng. Năm 1860, Mĩ chỉ đứng thứ 4 thế giới thì đến năm 1900 đã nhảy lên hàng đầu thế giới. Nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể thấy được đó chính là vào năm 1913 sản lượng gang của Mĩ gấp 6 lần so với Pháp, 3 lần so với Anh và gấp 1,5 lần so với Đức. Trong đó, Đức cũng gấp 2 lần so với Anh và 4 lần so với Pháp.
Như vậy, đến đây ta có thể thấy được quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc trong thời gian này. Các đế quốc già chậm phát triển nhưng Anh, Pháp lại nắm trong tay nhiều thuộc địa, ngược lại các nước đế quốc trẻ lại không có hoặc có ít thuộc địa. Mâu thuẫn này đã tạo ra sự không công bằng về quyền lợi nên mong muốn có một cuộc chiến tranh để phân chia lại thị trường. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến các cuộc chiến tranh sau này.
Qua phương pháp sử dụng đồ thị trong bài học kết hợp với giảng kiến thức cơ bản của bài, giáo viên đã cho học sinh thấy được sự khác biệt của các nước đế quốc, hay nói khác đi là các sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách chi tiết.
2.3.4. Sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị trong ôn tập, sơ kết, tổng kết
Nếu việc tiến hành nghiên cứu kiến thức mới và việc kiểm tra bài cũ là công việc thường xuyên, liên tục của người giáo viên ở trên lớp thì công việc ôn tập, sơ kết, tổng kết lại ngược lại. Đây là công việc được thực hiện cuối mỗi chương, một phần nhằm mục đích tổng hợp lại toàn bộ kiến thức của học sinh qua hàng loạt các bài học trước đó. Kết quả thu được trong tiết ôn tập, sơ kết, tổng kết sẽ phản ánh được hiệu quả giờ dạy của giáo viên. Do vậy, phương pháp ôn tập đóng vai trò quan trọng trong việc ôn tập của học sinh. Trong khi hướng dẫn học sinh ôn tập, sơ kết, tổng kết giáo viên sử dụng linh hoạt các phương
Trong đó việc sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị là không thể thiếu. Bởi lẽ, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, bản chất bài học một cách thuận lợi với mức độ khái quát hóa, tổng hợp hóa cao. Trên cơ sở đó giúp học sinh có thể nắm vững nội dung cơ bản của bài học ngay trên lớp và đặt cơ sở cho hoạt động tự học ở nhà của các em.
Ví dụ: Kết thúc phần III, Lịch sử thế giới cận đại, giáo viên sử dụng sơ đồ sau để học sinh nhớ lại toàn bộ những nội dung đã được học trong phần này. Việc này ngoài tác dụng gợi lại kiến thức còn giúp học sinh hệ thống lại được toàn bộ những kiến thức đã qua. Xây dựng sơ đồ có dạng như sau:
Sơ đồ nội dung lịch sử thế giới cận đại
Từ sơ đồ như trên, học sinh có thể hệ thống hóa lại toàn bộ nội dung kiến thức phần ba. Dựa vào sơ đồ này, giáo viên lần lượt hướng dẫn học sinh ôn tập từng nội dung quan trọng phần này.
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI Giữa TK XVI đến cuối TK XVIII Các cuộc cách mạng tư sản Hà Lan 1566 Anh 1640 Bắc Mĩ 1773 Pháp 1789
Đầu TK XIX đến đầu TK XX
Các nước Âu - Mĩ
Phong trào công nhân
Khi dạy xong bài 31. Cách mạng tƣ sản Pháp cuối thế kỉ XVIII để giúp học sinh hiểu được: Vì sao CMTS Pháp lại phát triển đi lên liên tục, mà không quanh co, lên xuống như CMTS Anh? Giáo viên sử dụng Đồ thị thể hiện vai trò
của Quần chúng nhân dân trong CMTS Pháp cuối thế kỷ XVIII để lý giải
vấn đề.
Đồ thị vai trò của quần chúng nhân dân trong CMTS Pháp cuối thế kỷ XVIII
Hành động CM
Thời gian
Bằng các hành động cụ thể qua từng giai đoạn cách mạng, quần chúng nhân dân từng bước làm nên những thắng lợi to lớn. Qua đó, giúp các em hiểu quần chúng nhân dân là động lực cách mạng chủ yếu, quan trọng nhất thúc đẩy đưa CMTS Pháp phát triển không ngừng và ngày càng triệt để hơn.