8. Bố cục của đề tài
2.2.4. Cách xây dựng đồ thị
Đồ thị là một loại đồ dùng trực quan quy ước, nhằm diễn tả sự phát triển, vận động của một sự kiện lịch sử, khắc họa vào trí óc học sinh những số liệu cần phải ghi nhớ để hiểu được sự phát triển, vận động của sự kiện ấy.
Trong dạy học lịch sử, ta thường sử dụng 2 loại đồ thị là: loại đơn giản và loại phức tạp.
Loại đơn giản có thể biểu diễn bằng một mũi tên (đi lên, hoặc đi xuống), và vẽ được ngay trên bảng. Với loại này, giáo viên có thể vừa gọi học sinh phát biểu vừa vẽ nhanh được.
Ví dụ, khi dạy bài 31. Cách mạng tƣ sản Pháp cuối thế kỉ XVIII phần
II. Tiến trình của cách mạng, giáo viên có thể xây dựng đồ thị thể hiện sự phát triển đi lên của CMTS Pháp cuối XVIII:
Đồ thị số 1: Sự phát triển đi lên của CMTS Pháp
Đỉnh cao CM 14/7/1789 -Cách mạng bùng nổ. -Lập nền quân chủ lập hiến 10/8/1792 -Xử tử vua -Lập nền cộng hòa 2/6/1793 -Lật đổ phái Ghirongđanh -Thiết lập nền chuyên chính Giacobanh
Loại phức tạp thường được sử dụng khi cần so sánh sự vận động của các sự kiện để nêu lên bản chất của chúng. Trong đó, trục tung ghi số liệu về các sự kiện, trục hoành ghi thời gian. Đồ thị loại này, thường sử dụng kèm theo bảng so sánh trên lớp, hoặc hướng dẫn học sinh tự vẽ và nhận xét ở nhà, có kiểm tra, chữa bài trên lớp. Ta có thể xây dựng qua các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu nội dung, mã hóa kiến thức và kẻ hệ trục tọa độ vuông góc. Trục tung thể hiện độ lớn của các đối tượng (như sự kiện, số người, sản lượng tỷ lệ %...) trục hoành để biểu diễn thời gian.
Bước 2: Xác định tỷ lệ thích hợp ở cả hai trục. Lưu ý tương quan giữa độ cao của trục tung với độ dài của trục hoành để đảm bảo tính trực quan, thẩm mĩ.
Bước 3: Xác định các điểm mốc trên hai trục, từ các điểm mốc ta vẽ các đường song song với hai trục và xác định điểm giao nhau. Căn cứ vào số liệu của hiện tượng lịch sử và tỷ lệ đã xác định để tính toán và đánh dấu các điểm mốc trên hai trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỷ lệ, vị trí năm đầu tiên phải nằm trên trục tung. Sau đó, từ các điểm mốc ta vẽ các đường song song với trục tung và trục hoành, và xác định các giao điểm.
Bước 4: Hoàn thiện, kiểm tra đồ thị. Ghi số liệu vào giao điểm giữa hai trục, nối các giao điểm lại thành đường liên tục. Nếu sử dụng ký hiệu thì cần có bảng chú giải, cuối cùng ta ghi tên đồ thị.
Khi xây dựng cần lưu ý, khoảng cách năm phải rõ ràng. Các đường vẽ biểu hiện quan hệ trục tung và trục hoành về sự kiện lịch sử nên vẽ dạng nét đứt. Đường nối các giao điểm vẽ nét liền hoặc vẽ khác màu để thể hiện sự thay đổi của sự kiện lịch sử. Nếu vẽ nhiều đường biểu diễn thì phải dùng các ký hiệu, hoặc tô màu khác nhau để dễ phân biệt.
Khi dạy bài 31. Cách mạng tƣ sản Pháp cuối thế kỉ XVIII khi dạy phần II. Tiến trình cách mạng tư sản Pháp giáo viên có thể xây dựng đồ thị về các giai đoạn của cách mạng Pháp như sau:
Giai đoạn CM
3
2
1
thời gian
Đồ thị số 2: Các giai đoạn phát triển của CMTS Pháp cuối thế kỷ XVIII