Xuất giải pháp lâm sinh, xúc tiến tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên một số trạng thái rừng thứ sinh tại ban quản lý rừng phòng hộ thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 72 - 77)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. xuất giải pháp lâm sinh, xúc tiến tái sinh

3.5.1. Những căn cứ đề xuất

Qua những những kết quả nghiên cứu đạt đƣợc cho thấy quá trình tái sinh rừng tại khu vực nghiên cứu diễn ra chậm. Theo quy luật của diễn thế tự nhiên thì phải chờ vài chục năm có khi phải đến hàng trăm năm, khó đáp ứng đƣợc những yêu cầu về kinh tế và bảo vệ mơi trƣờng. Vì vậy, để cho rút ngắn thời gian của diễn thế và rừng đƣợc phục hồi có chất lƣợng thì cần thiết

phải có sự tác động hợp lý của con ngƣời vào các giai đoạn của qúa trình diễn thế, nhằm thúc đẩy cho quá trình tái tạo rừng diễn ra nhanh hơn.

Tham khảo kết quả nghiên cứu của GS. Trần Đình Lý [20], căn cứ những kết quả điều tra và mơ hình phục hồi rừng theo hƣớng nơng - lâm kết hợp, chúng tơi có nhận xét để cho q trình phục hồi rừng đạt đến trạng thái rừng non trong thời gian 5-6 năm phải có một số điều kiện cần thiết là:

1. Đất rừng bị bỏ hoá sau nƣơng rẫy hoặc là đất rừng bị khai thác cạn kiệt còn lớp đất mặt dày từ 30 cm trở lên và có lớp cây tiên phong phục hồi. 2. Có nguồn gieo giống hoặc có khả năng cung cấp nguồn giống từ khu rừng lân cận và có cây rừng tái sinh mục đích trong trạng thái thực bì đó với số lƣợng từ 500 cây/ha trở lên.

3. Phải bảo vệ tránh những tác động tiêu cực của con ngƣời, gia súc; phòng chống lửa rừng và phải đầu tƣ kỹ thuật lâm sinh nhƣ phát luỗng dây leo, cây bụi, tỉa thƣa cây tái sinh có chất lƣợng kém, trồng bổ sung cây bản địa có giá trị kinh tế (đây cũng chính là nguồn bổ xung cây giống). Việc trồng cây làm giầu rừng góp phần làm tăng mật độ cây mục đích, điều chỉnh cấu trúc tổ thành, mật độ và phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất theo hƣớng có lợi cho q trình phục hồi rừng.

3.5.2. Giải pháp khoanh ni phục hồi rừng tại khu vực nghiên cứu.

- Đất rừng ở những nơi có độ cao tƣơng đối ≥ 300m trở lên, độ dốc tƣơng đối >35o

thảm thực vật bị khai thác cạn kiệt, đất bị thoái hoá nhẹ hoặc trung bình nhƣng gần nguồn gieo giống là cây gỗ có giá trị, thì tiến hành khoanh ni tái sinh tự nhiên ở mức độ tự quản lý, bảo vệ, không thực hiện các biện pháp làm giầu rừng, nuôi dƣỡng và xúc tiến tái sinh, ngăn cản sự phá hoại của con ngƣời, gia súc và phòng ngừa cháy rừng nhằm để bảo vệ thảm thực vật tái sinh tự nhiên.

- Đất rừng ở những nơi có độ cao tƣơng đối từ ≥ 300m, độ dốc tƣơng đối <35 o, thảm thực vật bị khai thác cạn kiệt, đất rừng bị thối hố trung

bình, có vốn đầu tƣ, thì tiến hành khoanh ni xúc tiến tái sinh tự nhiên có thực hiện các biện pháp làm giầu rừng, nuôi dƣỡng và xúc tiến tái sinh. Ngăn cản sự phá hoại của ngƣời và gia súc, phát luỗng dây leo cây bụi, chặt tỉa thƣa cây cản trở cây tái sinh, trồng cây mục đích làm giàu rừng và đây cũng là cây để bổ sung nguồn giống.

* Các tiêu chuẩn để khoanh nuôi phục hồi rừng

Cây con tái sinh mục đích phải có trên 300 cây/ha cao trên 50 cm. Gốc cây mẹ phải có khả năng tái sinh chồi, ít nhất phải có trên 150 gốc/ha, phân bố tƣơng đối đều.

Có cây mẹ gieo giống tại chỗ trên 25 cây/ha, phân bố tƣơng đối đồng điều hoặc có nguồn gieo giống lân cận.

* Kỹ thuật thiết kế khoanh nuôi

Chuẩn bị các tài liêụ quy hoạch sử dụng đất, điều tra thu thập các số liệu về đất, xác định các đối tƣợng khoanh nuôi.

Đơn vị thiết kế là lô hay khoảnh, nội dung thiết kế gồm:

- Xác định vị trí, diện tích khoanh ni, ranh giới các lơ, khoảnh. - Vẽ bản đồ khu thiết kế khoanh nuôi với tỷ lệ 1: 1.000 hoặc 1:5.000 thể hiện địa danh và diện tích khu thiết kế.

- Điều tra mô tả hiện trạng thảm thực bì, khả năng tái sinh và nguồn giống.

- Xác định các biện pháp lâm sinh, trồng bổ sung, cần tác động và các biện pháp quản lý bảo vệ.

* Quản lý bảo vệ rừng khoanh nuôi

Bảo vệ, chống chặt phá cây mẹ gieo giống, cây tái sinh mục đích. Quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt khu vực khoanh nuôi, thƣờng xuyên tuần tra phát hiện lửa rừng, sâu bệnh. Những nơi dễ xẩy ra cháy rừng cần làm chòi canh, đƣờng ranh giới cản lửa và phòng chống cháy rừng.

Đóng bảng nội quy bảo vệ rừng, các biển báo, quy định hình thức, mức độ xử phạt khi rừng bị vi phạm.

Cấm chăn thả gia súc trong vùng khoanh nuôi.

* Thời gian khoanh nuôi và các tiêu chuẩn của rừng được công nhận hồn thành khoanh ni.

Thời gian tác động từ 5-8 năm đối với mục đích tạo thành rừng phịng hộ. Hết thời gian khoanh ni rừng non phải đƣợc hình thành, có ít nhất 500 cây có mục đích/ha. Phân bố đồng đều trên lâm phần, cây có chiều cao trung bình 3-5m, độ tàn che tối thiểu của cây gỗ là 0,3. Với rừng phòng hộ độ tàn che chung là 0,6

3.5.3. Kỹ thuật xúc tiến tái sinh

Đối với rừng đủ cây tái sinh ≥ 500 cây mục đích/ha.

- Phát luỗng dây leo, cây bụi, thảm tƣơi tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm, cho cây tái sinh sinh trƣởng phát triển, chú ý loại bỏ dây leo, cây bụi thảm tƣơi chèn ép quanh gốc và phía trên để cây có ánh sáng.

- Hạ thấp độ tàn che của cây tầng cao từ 0,2 - 0,3 theo trình tự bài cây tầng cao có hại đến cây phù hợp cho đến khi đạt đƣợc độ tàn che thích hợp.

- Tỉa dặm cây mục đích từ chỗ dày sang chỗ thƣa.

- Sửa lại gốc chồi và tỉa chồi: Tuỳ lồi cây để lại gốc chồi có độ cao thích hợp, cắt bằng cƣa, có độ nghiêng để thốt nƣớc, khơng làm vỡ, khơng làm bong vỏ, tỉa bớt chồi xấu để lại 2-3 chồi khoẻ phát triển tốt.

Với rừng thiếu cây tái sinh < 500 cây mục đích/ ha

- Tra dặm hoặc trồng bổ sung thêm cây mục đích ở nơi đất trống nơi thiếu cây tái sinh.

- Loài cây trồng: nên trồng những loài cây bản địa phù hợp với điều kiện sinh thái ở Lào Cai nhƣ: Trám (Canarium album), lim xanh (Erythrophloeuma

fordii), kháo vàng (Machilus bonii), giổi (Michelia mediocris)...

- Tiêu chuẩn cây trồng: cây có chiều cao (h) > 50cm, đƣờng kính (d) > 0,50cm, cây con trên 6 tháng tuổi (tuỳ theo lồi cây cụ thể có sinh lực phát triển tốt), không cụt ngọn, không bị sâu bệnh.

- Thời vụ trồng: vụ xuân hoặc hè thu, chủ yếu là vụ xuân.

- Số lƣợng cây trồng: nếu số cây tái sinh có mục đích dƣới 500 cây/ha thì phải trồng dặm thêm để đảm bảo đủ 1000 cây/ ha.

- Kỹ thuật trồng

+ Sử lý thực bì cục bộ

+ Cuốc hố có kính thƣớc 40x40x40cm trƣớc khi trồng 1 tháng trở lên. + Lấp hố: vun đất màu lấp đầy hố trƣớc khi trồng cây 20 ngày.

+ Trồng cây thẳng đứng, lấp đất nhỏ quanh gốc cây hình mu rùa, ấn nhẹ.

- Phát dọn, vun xới xung quanh gốc cây tái sinh mục đích và cây trồng bổ sung trong 2-3 năm đầu, 1-2 lần/năm.

- Chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh hoặc những nơi cây quá dày.

Trên đây là một số các biện pháp chủ yếu áp dụng cho khoanh nuôi phục hồi rừng đã bị khai thác cạn kiệt nhằm tăng nhanh độ che phủ của rừng và rút ngắn thời gian diễn thế tự nhiên phục hồi thảm thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên một số trạng thái rừng thứ sinh tại ban quản lý rừng phòng hộ thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)