Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng thảm thực vật tại thành phố Lào Cai
3.1.1. Rừng trồng
Rừng trồng tại thành phố Lào Cai chủ yếu là rừng trồng hỗn giao Mỡ (Manglietia glauca BL) + Keo (Acacia mangium) + Quế (Cinnamomumn
cassia.BL)... đƣợc trồng từ các Chƣơng trình Dự án 327, 5 triệu ha rừng ...
với tổng diện tích 923 ha, ngồi ra cịn có 218,7 ha rừng trồng thuần lồi Thông mã vĩ (Pinus masssoniana) tại các khu vực ven đơ thị với mục đích phục vụ cảnh quan môi trƣờng sinh thái.
Năm 1995, đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc qua Chƣơng trình Dự án 327 công tác trồng rừng tại thành phố Lào Cai mới đƣợc phát triển. Tuy nhiên đây là thời kỳ trồng rừng phòng hộ với mục đích phủ xanh nhanh diện tích đất trống đồi núi trọc, lồi cây trồng chủ yếu là Keo và Mỡ và gần đây là Thông mã vĩ đƣợc trồng làm rừng cảnh quan môi trƣờng sinh thái cho khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đƣờng, tạo thành 3 loại rừng chính:
* Rừng trồng hỗn loài Keo, Mỡ, Quế: ở độ tuổi > 10 tuổi mật độ trung bình 850 cây/ha
* Rừng trồng thuần lồi Mỡ > 10 tuổi mật độ trung bình 120 cây/ha * Rừng trồng thuần lồi Thơng mã vĩ: tuổi từ 5 – 10 mật độ trung bình 1.600 cây/ha.
3.1.2. Thảm thực vật tự nhiên
Theo khung phân loại của UNESCO (1973), trong khu vực có các kiểu thảm thực vật sau:
+ Cây gỗ lá rộng: Là một dạng thoái hoá do khai thác kiệt, phân bố rải rác trên các sƣờn núi. Tổ thành loài khá phức tạp bao gồm cả cây tiên phong ƣa sáng mọc nhanh, cây tiên phong định vị và cây rừng nguyên sinh. Các loài cây ƣu thế là: Thẩu tấu (Aporosa sphearosperma), Ba soi (Macaranga denticulata (Blume) Muell. Arg.), Dẻ gai (Castanopsis sp.), Trâm (Syzygium sp.), Lá nến (Macaranga denticulata), Bồ đề (Styrax
tonkinensis), Ràng ràng (Ormosia balansae), Kháo (Machilus sp), Bứa
(Garcinia boni).
+ Rừng nứa xen cây gỗ: Chủ yếu là do khai thác gỗ củi quá mức hình thành nên. Phân bố chủ yếu trên độ cao 300 - 400m. Trong kiểu này, cây gỗ có mật độ thƣa với thành phần chính là: Lá nến (Macaranga
denticulata), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Ràng ràng (Ormosia balansae),
Hu đay (Trema orientalis), Dẻ gai (Castanopsis sp.), Ngát (Gironniera
subaequalis), Re (Cinnamomum sp.), Kháo (Machilus sp.), Bứa (Garcinia boni), Tai chua (Garcinia cowa)...
* Rừng thƣa thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp
+ Cây gỗ lá rộng: là rừng phục hồi sau khai thác kiệt, đất nƣơng rẫy, đất trồng rừng thất bại. Phân bố ở sƣờn núi trên độ cao từ 200m trở lên. Tổ thành chủ yếu là: Bồ đề (Styrax tonkinensis), Ràng ràng (Ormosia
balansae), Hu đay (Trema orientalis), Dẻ gai (Castanopsis sp), Lá nến
(Macaranga denticulata), Kháo (Machilus sp.), Trâm (Syzygium sp.), Bời lời (Litsea sp.).
Ở những nơi trồng rừng thất bại, ngồi các lồi cây TSTN cịn có các lồi cây trồng nhân tạo: Keo tai tƣợng (Acacia mangium), Mỡ (Manglietia
glauca BL).
+ Rừng nứa xen cây gỗ: Rừng nứa (Neohouzeana dullosa) đƣợc hình thành do khai thác quá mức, và sau nƣơng rẫy. Tƣơng tự nhƣ ở rừng thƣa cây lá rộng, ở loại hình này thành phần cây gỗ cũng chủ yếu là các loài cây tiên phong
ƣa sáng mọc nhanh nhƣ: Bồ đề (Styrax tonkinensis), Lá nến (Macaranga
denticulata), Hu chanh (Alangium kurzii), Thôi ba (Alangium chinensis), Bời
lời (Litsea sp.); các lồi có đời sống dài có: Dẻ gai (Castanopsis sp.), Trâm (Syzygium sp.), Kháo (Machilus sp.), Re (Cinnamomum sp.), Trám (Canarium
album), Bứa (Garcinia bonii)...
+ Rừng giang: Thƣờng tạo thành từng khoảnh nhỏ phân bố rải rác trong vùng. Cây gỗ thƣa thớt với thành phần khá đơn giản. Những loài thƣờng gặp là: Bồ đề (Styrax tonkinensis), Dẻ gai (Castanopsis sp.), Vàng anh (Saraca indica), Nhội (Bischofia javanica), các loài thuộc chi Ficus...
* Thảm cây bụi thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp
Bao gồm các quần xã có hay khơng có cây gỗ. Các quần xã này đƣợc hình thành do khai thác quá mức, chặt phá rừng làm nƣơng rẫy, chặt phá thảm thực vật tự nhiên để trồng rừng nhƣng thất bại. Có 3 ƣu hợp thực vật phổ biến là:
+ Ƣu hợp Thẩu tấu (Aporosa sphaerosperma) + Thừng mực (Wrightia pubescens).
+ Ƣu hợp Sim (Rhodomyrtus tomentosa) + Mua (Melastoma normale) + Me rừng (Phyllanthus emblica) + Thẩu tấu (Aporosa sphearosperma).
+ Mua (Melastoma normale ) + Thẩu tấu (Aporosa sphearosperma ). * Thảm cỏ
Thảm cỏ dạng lúa trung bình: gồm có ƣu hợp Lách (Saccharum
spontaneum), Chít (Thysanolaena maxima) và Cỏ tranh (Imperata cylindrica) hình thành trên đất sau nƣơng rẫy hoặc trồng rừng thất bại. Trên đối
tƣợng này thành phần cây bụi chủ yếu là các loài cây chịu hạn nhƣ: Sim (Rhodomyrtus tomentosa) + Mua (Melastoma normale), Găng (Randia spinosa), ... Cây gỗ rải rác có: Màng tang (Litsea cubeba), Bời lời (Litsea sp.)... Thảm cỏ khơng dạng lúa thấp có ƣu hợp Guột (Dicranopteris linearis) hình thành trên
đất nƣơng rẫy cũ, những nơi thƣờng xuyên bị cháy rừng. Loại hình này rất phổ biến trong khu vực.