Kế hoạch dự giờ lớp MKT03-CĐ2 năm học 2012-2013

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy thực hành nghề của khoa máy tàu biển trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng (Trang 44)

TT Thời gian

(Sáng) Lớp Tiết Môn học/modul

GV giảng

dạy Địa điểm

1 19/11/2012

MKT03- CĐ2

1 Vận hành hệ động lực chính Diesel tàu thủy

Nguyễn Hữu Thụ

Phòng thực hành máy tàu

2 20/11/2012 2 Tiện cơ bản Nguyễn

Thị Tám

Phòng thực hành tiện 3 28/11/2012 4 Bảo dưỡng sửa chữa

hệ trục chính Trần Huy Dũng Phịng thực hành Diesel 4 29/11/2012 5 BD, SC Diesel máy chính tàu thủy Đặng Minh Tiên Phòng thực hành Diesel 5 30/11/2012 3 BD, SC hệ thống phục vụ Diesel ME Phạm Đức Hiền Phòng thực hành máy tàu Đồng thời qua trao đổi với sinh viên là cán bộ lớp, trực tiếp ghi chép sổ theo dõi giảng dạy của GV, chúng tôi nhận thấy: GV DHTHN của khoa MTB đã thực hiện tương đối nghiêm túc các giờ DHTHN chính khóa do Bộ Lao động-Thương binh và

xã hội quy định, theo đúng phân phối chương trình. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, theo sự đánh giá của SV nội dung kiến thức thực hành các mơn học cịn hạn chế, thời lượng thực hành ít, phương pháp hướng dẫn thực hành của GV còn chưa chi tiết, cụ thể nên chưa thu hút được sinh viên, sinh viên chưa có nhiều hứng thú với những giờ thực hành…

Đi sâu nghiên cứu nội dung chương trình và qua trao đổi với cán bộ GV dạy thực hành chúng tôi thấy có tới 72% (18/25 ý kiến) cán bộ kỹ thuật và GV trường được hỏi cho rằng việc bố trí tỷ lệ thời lượng thực hành, thực tế nghề nghiệp so với việc học lý thuyết trong chương trình dạy học của các modul hiện nay là chưa đủ, chưa cân đối. Cũng qua trao đổi với SV chúng tơi thấy rằng có tới 70% được hỏi cho rằng chưa đủ tự tin về kỹ năng thực hành của mình. Trong khi thực tế ln địi hỏi SV ra trường phải có năng lực thực hành, có kỹ năng nghề giỏi để nhanh chóng thích ứng với nhiệm vụ của cơ sở sử dụng lao động.

Như vậy mặc dù nội dung chương trình dạy học đã được đổi mới tuy nhiên mức độ phù hợp còn chiếm tỉ lệ thấp đặc biệt là sự phù hợp về lý thuyết, thực hành và thực tế nên khi SV tốt nghiệp ra trường kỹ năng tay nghề còn rất hạn chế.

2.2.3. Thực trạng sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức DHTHN cho SV ở Khoa MTB Khoa MTB

2.2.3.1. Thực trạng sử dụng phương pháp DHTHN cho SV ở khoa MTB

Phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng trong q trình DHTHN , có mối quan hệ với mục tiêu, nội dung và chương trình dạy học.

Để khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp và hình thức tiến hành DHTHN ở Khoa MTB trường CĐBNHP, chúng tôi đã tiến hành quan sát, nghiên cứu 30 giáo án lên lớp của GV và thống kê các phương pháp, hình thức tiến hành DHTHN của các GV ở ba mức độ đánh giá như sau: Thường xuyên sử dụng, không thường xuyên sử dụng và không sử dụng.

Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp tiến hành DHTHN ở trường CĐBNHP được trình bày ở bảng 2.7.

Bảng 2.7: Thực trạng sử dụng các phƣơng pháp giảng DHTHN TT Các phƣơng pháp Mức độ sử dụng Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Không sử dụng Số giáo án % Số giáo án % Số giáo án % 1 Thực hành nhận biết 10 33,3 20 67,7 0 0 2 Thực hành khảo sát 9 30 21 70 0 0 3 Thực hành kiểm nghiệm 7 23 23 77 0 0 4 Thực hành theo quy trình sản xuất 5 16,7 5 16,7 20 66,7 5 Thực hành theo 3 bước (Gây động cơ; trình bày lý thuyết về bài thực hành; tổ chức luyện tập)

28 93,3 2 6,7 0 0

6

Thực hành theo 4 bước (gây động cơ; Làm mẫu giải thích; Làm lại và giải thích; SV tự luyện tập)

30 100 0 0 0 0

7

Thực hành theo 6 bước (Những hướng thông tin ban đầu (nhiệm vụ thực hành);Nhóm SV tự lập kế hoạch, quy trình làm việc; Nhóm trao đổi chuyên môn với GV để thống nhất kế hoạch, quy trình; SV thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch; Kết hợp với phiếu kiểm tra; Xác định Cái gì phải được làm tốt hơn ở lần sau? Trao đổi chuyên môn với GV.

Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy: Trong quá trình tiến hành DHTHN, các GV ở Khoa MTB trường CĐNBNHP chủ yếu sử dụng phương pháp: Thực hành theo 3 bước (Gây động cơ; trình bày lý thuyết về bài thực hành; tổ chức luyện tập) và phương pháp: Thực hành theo 4 bước (gây động cơ; Làm mẫu giải thích; Làm lại và giải thích; SV tự luyện tập) ở mức độ thường xuyên (93,3% và 100%), các phương pháp: Thực hành nhận biết, Thực hành khảo sát và Thực hành kiểm nghiệm cũng được GV sử dụng nhưng ở mức độ ít sử dụng.

Điều đáng quan tâm là hai phương pháp: Thực hành theo quy trình sản xuất và Thực hành theo 6 bước (Những hướng thông tin ban đầu (nhiệm vụ thực hành); Nhóm SV tự lập kế hoạch, quy trình làm việc; Nhóm trao đổi chun mơn với GV để thống nhất kế hoạch, quy trình; SV thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch; Kết hợp với phiếu kiểm tra; Xác định Cái gì phải được làm tốt hơn ở lần sau? Trao đổi chuyên môn với GV. là những phương pháp hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực của SV lại ít được GV khoa MTB sử dụng (66,7% và 76,7%).

2.2.3.2. Thực trạng sử dụng hình thức tổ chức DHTHN cho SV ở Khoa MTB

Để đánh giá thực trạng hình thức DHTHN cho sinh viên khoa MTB trường CĐBN chúng tôi cũng tiến hành khảo sát trên 30 giáo án của 15 GV DHTHN. Kết quả được trình bày ở bảng 2.8.

Bảng 2.8: Thực trạng sử dụng các hình thức DHTHN cho sinh viên Khoa MTB trƣờng CĐNBNHP TT Các hình thức tiến hành DHTHN Mức độ sử dụng Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Không sử dụng Số giáo án % Số giáo án % Số giáo án % Hình thức luyện tập cơ bản 20 67,7 10 33,3 0 0 Hình thức tập luyện thực hành nâng cao 7 23,3 23 76,7 0 0 Hình thức dạy học thực tập sản xuất 5 16,7 5 16,7 20 66,7 Hình thức tự tập luyện 2 6,7 5 16,7 23 76,7

Qua kết quả ở bảng 2.8 cho thấy: các GV thường xuyên sử dụng hình thức luyện tập cơ bản trong giảng DHTHN (67,7%), trong khi đó hình thức tập luyện thực hành nâng cao ít được sử dụng hơn (23,3%). Đáng chú ý là hai hình thức: dạy học thực tập sản xuất và tự tập luyện lại ít được sử dụng nhất với tỷ lệ không sử dụng là 66,75 và 76,7%. Đây là thực trạng thường xuyên diễn ra một phần cũng vì sự thiếu thốn trang vật tư, trang thiết bị thực hành bởi muốn áp dụng hình thức dạy thực hành sản xuất (lao động) đối với nghề Khai thác MTB cần cho các em xuống buồng máy của Mơ hình tàu thực tập hoặc xuống tàu thực tập của nhà trường để vận hành hoạt động của máy chính hoặc các máy phụ (máy lạnh, máy bơm ly tâm...). Nhưng thực tế GV chỉ có thể cho một lớp tham quan hoặc vận hành máy được một vài lần vì mất chi phí xăng, dầu cao (khoảng một triệu cho 3 tiếng đồng hồ vận hành) trong khi nguồn thu của khoa và Nhà trường hạn hẹp. Mặt khác, những loại máy được trang bị trên tàu thực tập hay Mơ hình tàu thực tập là những máy diesel cơng suất lớn (1000kw trở lên), chi phí cao, số lượng ít (máy chính chỉ có một máy) nên SV cũng chỉ được thực tập với sự hướng dẫn sát sao của GV, điều này làm cho các em ít có cơ hội tự luyện tập thực hành.

2.2.4. Thực trạng đội ngũ GV DHTHN

Khoa MTB trường CĐNBNHP đội ngũ cán bộ GV hiện có: - Thạc sỹ - Máy trưởng hạng nhất: 02 GV

- Kỹ sư - Máy trưởng hạng nhất: 05 GV

- Kỹ sư - Sỹ quan vận hành không hạn chế: 05 GV - Kỹ sư: 10 GV

- Thợ cả: 02

100% những GV ở khoa MTB đều tốt nghiệp ở trường Đại học hàng hải Việt Nam trong đó có những người đã tham gia cơng tác tại Đại học hàng hải Việt Nam và trên các tàu biển với thâm niên hơn 20 năm (2 người) hoặc 5-7 năm (10 người). Số còn lại là những GV trẻ được tuyển chọn từ các công ty hoặc sinh viên tốt nghiệp loại khá ở trường Đại học hàng hải Việt Nam. Tuy nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế do không được đào tạo bài bản qua các trường Sư phạm hay Sư phạm kỹ thuật nhưng nhìn chung, đội ngũ GV của khoa đều rất tâm huyết với công tác đào tạo, họ ln mong muốn tìm tịi nâng cao khơng chỉ trình độ chun mơn mà cịn đổi mới phương pháp dạy làm sao mang lại kết quả học tập tốt nhất cho SV.

Với số lượng SV hiện nay là 397 như vậy về mặt số lượng đã đủ để đáp ứng yêu cầu của hoạt động dạy học cho SV theo đúng tiêu chuẩn của Tổng cục dạy nghề (25SV/GV).

Tìm hiểu sâu thêm về chất lượng đội ngũ GV DHTHN của khoa MTB chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên các CBQL và GV và SV với 3 mức độ khác nhau, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9: Đánh giá của CBQL, GV và SV về thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ GV DHTHN Khoa MTB

Mức độ Đối tƣợng khảo sát CBQL GV SV Số ý kiến Tỉ lệ Số ý kiến Tỉ lệ Số ý kiến Tỉ lệ

Có năng lực chuyên môn tốt, đáp ứng

được yêu cầu DHTHN 7 70 10 66,7 80 80

Năng lực chuyên mơn ở mức độ trung

bình, đáp ứng được yêu cầu DHTHN 2 20 3 20 20 20

Năng lực chuyên mơn cịn hạn chế,

chưa đáp ứng được yêu cầu DHTHN 1 10 2 13,3 0 0

Kết quả này cho thấy rằng tuy số lượng GV khoa MTB đã đủ nhưng chất lượng GV DHTHN của khoa MTB vẫn còn yếu và cần được bồi dưỡng về mặt nghiệp vụ. Kết quả trên không phản ánh rằng chất lượng chuyên môn của GV DHTHN của khoa MTB là chưa cao mà chủ yếu là phương pháp giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề của GV vẫn còn hạn chế, cần thường xuyên được bồi dưỡng. Bởi, đội ngũ GV tham gia giảng dạy không chỉ ở khoa MTB mà cả ngành hàng hải nói chung đa số họ chưa từng được đào tạo qua các trường sư phạm hay sư phạm kỹ thuật một cách chính quy, bài bản. Họ là những sỹ quan, thuyền, máy trưởng sau q trình cơng tác trên các tàu biển trở về họ tham gia ngay vào cơng tác giảng dạy, trong q trình cơng tác họ mới được tham gia các khóa học nghiệp vụ sư phạm dạy nghề. Thời gian tham gia khóa học tương đối ngắn nên những gì họ tiếp thu được là chưa

thật sự đầy đủ để phục vụ công tác giảng dạy mà cần thời gian nghiền ngẫm, đúc kết và học hỏi kinh nghiệm.

Mặt khác, chế độ đãi ngộ đối với những chức danh cao chưa thực sự giữ chân họ gắn bó với cơng tác đào tạo nghề. Chỉ có những kỹ sư mới ra trường cần thời gian tích lũy kinh nghiệm hoặc những người có độ tuổi, sức khỏe khơng cịn phù hợp với đi biển thì họ cịn gắn bó lâu dài cịn lại họ đều tham gia hoạt động ở các công ty vận tải biển trong phần lớn thời gian, họ tham gia công tác dạy nghề một cách không thường xuyên.

2.2.5. Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động DHTHN

Để công tác DHTHN của nhà trường nói chung và khoa MTB nói riêng đạt chất lượng cao thì vấn đề cơ sở vật chất phục vụ THN là một điều kiện rất quan trọng. Bởi vì, SV ra trường muốn bắt tay được ngay vào nghề nghiệp của mình thì trong quá trình học tập họ phải “mắt thấy, tai nghe và tay phải sờ” vào được những thiết bị, máy móc ở xưởng thực hành một cách thường xuyên dưới sự hướng dẫn của GV. Từ đó khi ra làm việc thực tế họ khơng cịn bỡ ngỡ và dễ dàng được người sử dụng lao động tín nhiệm.

Yêu cầu của nghề Khai thác MTB ở khoa MTB là những thiết bị thực hành không chỉ dừng lại ở những thiết bị máy móc mơ hình mà cịn phải là những thiết bị máy móc cịn sử dụng được. Đây là một trong những địi hỏi rất khó cho khơng chỉ khoa MTB mà cịn là tình trạng chung khi nền kinh tế nước ta đang còn nghèo.

Đặc thù của nghề Khai thác MTB là thuyền viên làm việc trên các con tàu với trọng tải khác nhau từ vài nghìn tấn đến vài vạn tấn, thiết bị máy móc cũng rất khác nhau có những tàu được trang bị máy móc được sản xuất từ những năm của thập niên 80-90 nhưng cũng có những máy móc rất hiện đại. Do đó, trang bị máy móc cho phịng thực hành cũng rất khó khăn và tốn kém, hiện nay phương án được nhiều trường chọn lựa là xây dựng phịng mơ phỏng sử dụng phần mềm chun dụng (của nước ngoài) để dạy thực hành, tuy vậy để xây dựng một phịng mơ phỏng tốn hàng chục tỉ đồng nên việc sử dụng chúng cũng theo quy trình nghiêm ngặt.

Khoa MTB trường CĐNBNHP đã được trang bị những phòng thực hành chuyên mơn như: phịng Diesel, phịng Máy phụ...và một mơ hình tàu thực tập như ngồi thực tế

để phục vụ cho DHTHN. Khảo sát nội dung này chúng tôi cũng thu được kết quả: phần lớn CBQL, GV và SV cho rằng cơ sở vật chất phục vụ DHTHN của khoa MTB đã được quan tâm đầu tư tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ, bên cạnh đó một số loại máy móc thiết bị thực hành đã quá cũ, lạc hậu khơng cịn phù hợp, những loại máy móc này hiện nay trong nước và trên thế giới đã khơng cịn sử dụng trong các tàu biển một phần vì cồng kềnh, hiệu suất thấp, một phần vì nó ảnh hưởng rất lớn đến mơi trường sinh thái.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động DHTHN cho SV khoa MTB trƣờng CĐNBNHP

2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động DHTHN ở khoa MTB

Để nắm được thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động DHTHN ở khoa MTB, đề tài đã tiến hành nghiên cứu phân tích các văn bản “Kế hoạch giảng DHTHN của khoa MTB của Nhà trường từ năm 2010 đến nay” cùng các văn bản có tính pháp quy và các quy chế, quy định hiện hành về hoạt động DHTHN.

Qua nghiên cứu, phân tích, so sánh chúng tơi đi đến các nhận xét sau:

- Kế hoạch DHTHN của Khoa MTB trường CĐNBNHP nhìn chung đã xác định được mục đích, yêu cầu của kế hoạch giảng dạy, nội dung phân phối thời gian, phương thức và phương pháp thực hiện kế hoạch giảng dạy. Đặc biệt trong kế hoạch đã chỉ rõ nội dung cụ thể của từng môn, từng nội dung dạy thực hành. Trong mỗi nội dung cụ thể lại chỉ rõ các yêu cầu cơ bản, hướng dẫn cách thực hiện và xây dựng tiến độ, tiến trình giảng dạy và các nội dung cụ thể.

- Kế hoạch đã đề ra nội dung và cách đánh giá kết quả học tập của từng nội dung thực hành như nội dung môn: Diesel, Máy phụ, Bảo dưỡng và sửa chưa thiết bị trên boong...và tiêu chuẩn đạt yêu cầu cho sinh viên. Quy định các văn bản cần thiết mà các GV phải nộp cho bộ môn và nhà trường sau khi kết thúc từng học kỳ hoặc kết thúc môn học như sổ điểm danh, điểm thi, kiểm tra, danh sách những người đạt yêu cầu về thực hành…

- Nhà trường và Khoa còn xây dựng các văn bản quy định về mẫu giáo án quy trình lên lớp thực hành của GV, quy định về trang phục khi dạy hướng dẫn thực hành của GV, quy định nội quy sử dụng và bảo quản thiết bị thực hành, xưởng thực hành…

Nhờ kế hoạch chỉ đạo qua các văn bản pháp quy này đã làm cho công tác DHTHN ở khoa MTB trường CĐNBNHP tiến hành thuận lợi, đúng kế hoạch và đạt chất lượng giáo dục tương đối tốt.

Tuy đạt được những ưu điểm nêu trên nhưng công tác lập kế hoạch còn một số bất cập cần được chấn chỉnh, điều chỉnh và đổi mới như:

+ Phần lớn các văn bản có tính chất pháp quy về hoạt động THN nói chung và cơng tác quản lý giảng DHTHN nói riêng trong những năm gần đây của Khoa có nội

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy thực hành nghề của khoa máy tàu biển trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)