Đổi mới nội dung chương trình đào tạo THN phù hợp với thực tiễn

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy thực hành nghề của khoa máy tàu biển trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng (Trang 69 - 71)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động DHTHN ở khoa MTB trường CĐNBNHP

3.2.1. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo THN phù hợp với thực tiễn

* Mục tiêu của biện pháp

Nhằm gắn nội dung đào tạo với thực tế ngoài XH. Giảm ngăn cách giữa lý thuyết và thực tế, đưa hoạt động đào tạo THN hòa nhập với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung về nguồn nhân lực.

Tăng tính chuẩn mực của nội dung chương trình đào tạo đồng thời tăng tính thống nhất về nội dung của các cơ sở đào tạo từ đó có thể tăng cường hợp tác, trao đổi, liên kết giữa các cơ sở đào tạo. Đó là cơ sở để SV tiếp tục học tập nâng cao tay nghề ở các cấp trình độ khác nhau.

* Nội dung và quy trình thực hiện

•Bước 1: Xây dựng kế hoạch

Ban chủ nhiệm khoa chỉ đạo Hội đồng khoa học khoa tổ chức đánh giá thực trạng nội dung chương trình của nghề Khai thác MTB đang đào tạo qua cơ sở sản xuất, CBQL, GV, SV đã và đang học tại Nhà trường.

Ban chủ nhiệm khoa MTB trên cơ sở đánh giá thực trạng nội dung chương trình hiện có, nghiên cứu, triển khai hướng dẫn chương trình khung của Bộ Lao động – Thương binh & xã hội quy định về nội dung và thời lượng cho từng mơn, từng phần tới tồn thể CB, GV trong khoa.

Họp Hội đồng khoa học xây dựng các mục tiêu đào tạo để Ban xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình thống về nội dung, hình thức, thời gian...

•Bước 2: Tổ chức thực hiện

Ban chủ nhiệm khoa và tổ bộ môn tổ chức tập huấn về đổi mới nội dung chương trình cho tồn thể CB, GV trong khoa để hiểu được tầm quan trọng, tính cấp thiết của cơng việc. Qua tập huấn CB, GV sẽ được cập nhật các nội dung, quy chế chuyên môn một cách hệ thống đảm bảo cho quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Kết hợp với các phòng ban tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn và các công ty, doanh nghiệp về nội dung giảng dạy, nội dung THN và một số yếu tố khác có liên quan đến chất lượng đào tạo. Tranh thủ các nguồn tài liệu, tư liệu và mời chuyên gia trong các lĩnh vực chun mơn đến báo cáo thực tế.

Khoa cần có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng về quyền hạn và nhiệm vụ cho các tổ bộ môn, GV. Các tổ bộ môn, GV lên kế hoạch cụ thể và thực hiện theo đúng tiến độ.

Các chương trình được thơng qua Hội đồng thẩm định để tiếp tục lấy ý kiến, bổ sung, sửa đổi và trình Hiệu trưởng xét duyệt.

•Bước 3: Chỉ đạo thực hiện Ban chủ nhiệm khoa cần:

Chỉ đạo các tổ mơn, nhóm đề ra lịch trình, thống kê các danh mục cần đổi mới theo hướng tăng kiến thức thực tế, cải tiến nội dung các bài tập thực hành, cần giao việc này cho các GV có năng lực, trình độ phụ trách từng mơn học, sau đó báo cáo trước khoa chun mơn để mọi người đóng góp ý kiến đi đến thống nhất.

Chỉ đạo, cử CBQL, GV đi khảo sát thực tế tại các công ty, doanh nghiệp vận tải biển để nghiên cứu những vấn đề mới của sản xuất, kinh doanh, những kỹ năng cần ở SV khi ra trường. Từ đó lấy tư liệu làm cơ sở bổ sung cho bài giảng, nội dung chương trình.

Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn tập trung bàn về học thuật, thống nhất nội dung giảng dạy, tổ chức hoạt động DHTHN tại phịng thực hành của nhà trường và tại các cơng ty.

Chỉ đạo GV dạy theo chương trình mới và tiếp tục đóng góp ý kiến để bổ sung, chỉnh sửa sao cho phù hợp, hiệu quả nhất.

• Bước 4: Kiểm tra đánh giá

Ban chủ nhiệm khoa, tổ môn kiểm tra, đánh giá việc tham gia tập huấn của GV về xây dựng, phát triển nội dung chương trình có nhận xét, đánh giá, khen thưởng kịp thời.

Thường xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất về việc biên soạn bổ sung bài giảng, giáo án qua nghiên cứu hồ sơ bài giảng, vở ghi chép của SV.

* Điều kiện thực hiện

Ban giám hiệu chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo phát triển và đổi mới nội dung chương trình Đào tạo. Sưu tầm tài liệu, tư liệu cho việc nghiên cứu, hệ thống hóa, cụ thể hóa để xây dựng, cải tiến nội dung chương trình phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Các bước xây dựng nội dung, chương trình phải theo quy trình, phài được sự thống nhất từ khung chương trình của Bộ, tập huấn của chuyên gia hoặc cán bộ, GV có kinh nghiệm, chỉ đạo từ CBQL cấp trường, phòng, khoa và đặc biệt là đội ngũ GV. Bởi đội ngũ GV là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình này.

Ban chủ nhiệm khoa, tổ môn, Hội đồng khoa học tổ chức rà soát, biên soạn lại chương trình dạy nghề hàng năm theo đúng yêu cầu thực tế, mặt khác khắc phục những sai sót, mất cân đối trong chương trình đã ban hành.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy thực hành nghề của khoa máy tàu biển trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)