Hạn chế trong công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác DHTHN của

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy thực hành nghề của khoa máy tàu biển trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng (Trang 64 - 68)

7. Cấu trúc luận văn

2.4. Đánh giá chung thực trạng công tác quản lý DHTHN ở khoa MTB trường

2.4.2. Hạn chế trong công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác DHTHN của

khoa MTB trường CĐNBNHP

Chương trình đào tạo nghề cịn nặng về lý thuyết (1101LT/2169TH) trong khi đối tượng SV trình độ văn hố đầu vào cịn thấp, khơng đồng đều nên cịn gặp khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch và nội dung, chương trình Đào tạo THN.

Việc quản lý nề nếp học tập, và quản lý hồ sơ của GV DHTHN của các phòng ban chức năng, khoa còn chưa chặt chẽ. Công tác quản lý của các cấp đối với các hoạt động giảng dạy của GV trong khoa đơi khi cịn chưa được thường xuyên, sâu sát tới từng GV, từng lớp học. Công tác dự giờ thăm lớp cịn nhiều hạn chế. Vẫn cịn tình trạng GV soạn bài, soạn giáo án sơ sài chất lượng thấp. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chất lượng đào tạo thấp. Nhà trường và khoa MTB cần phải tăng cường các biện pháp quản lý quả lý hơn nữa với các hoạt động giảng DHTHN của GV.

Chế độ chính sách khuyến khích, động viên GV đi học tập nâng cao trình độ cịn hạn chế, chưa trở thành nguồn động lực đề động viên GV đi học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ của mình, góp phần xâv dựng đội ngũ nhân sự của khoa ngày càng vững mạnh. Mặt khác, GV dạy thực hành nghề được trả lương chưa tương xứng với công sức học bỏ ra cho một giờ dạy (một giờ thực hành 60 phút được tính bằng một tiết dạy lý thuyết 45 phút) nên chưa động viên họ tích cực tham gia DHTHN.

Nhận thức ở một số GV cịn thấp cho nên vẫn cịn tình trạng GV khi lên lớp khơng thực hiện đúng các qui định các bước lên lớp hay nề nếp học tập, việc ghi chép các loại biểu mẫu sồ sách cịn mang tính hình thức, sơ sài. Trong cơng tác giảng dạy thực hành vẫn còn một vài GV chuẩn bị các khâu dạy thực hành chưa được tốt.

Việc sử dụng các trang thiết bị dạy học tiên tiến địi hỏi phải có sự vận động, phải có sự chuẩn bị đã gây tâm lý ngại sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại.

Phương pháp hướng dẫn học THN còn đơn điệu chưa được chú trọng (GV chủ yếu sử dung phương pháp thực hành theo 3 và 4 bước, trong khi phương pháp thực hành theo 6 bước ít được chú trọng) là một trong các nguyên nhân dẫn đến kết quả cịn thấp.

Cơng tác quản lý SV ở một số GV còn lỏng lẻo. GV chưa bám lớp chưa nắm bắt được thực trạng thực tế học tập và tâm lý, động cơ học tập của SV để có phương pháp sửa chữa uốn nắn kịp thời. Việc hướng dẫn SV tự học và công tác kiểm tra tự học của SV làm chưa tốt chưa thường xuyên, chưa được chú trọng đúng mức.

Việc quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ nói chung trong nhà trường là tương đối tốt. Song vẫn cịn một số GV chưa có chí tiến thủ, đặc biệt là sổ GV tuổi cao, có tư tưởng ngại học tập, ngại tiếp cận và sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học tiên tiến, hiện đại.

Hệ thống trang thiết bị phục vụ đã có sự đầu tư nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được hết các yêu cầu rất cao của công tác thực hành đối với SV nghề Khai thác máy tàu biển. Mặt khác, sự kết hợp với các công ty vận tải biển, với các trường khác như Đại học hàng hải Việt Nam còn hạn chế nên hoạt động thực hành nghề cịn chưa có kết quả cao.

Kết luận chƣơng 2

Trong những năm qua, trường CĐNBNHP, khoa MTB luôn không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lượng Đào tạo để đạt được mục tiêu đề ra cũng như cung cấp nguồn thuyền viên cho khơng chỉ Hải Phịng mà còn cho cả nước.

Qua xem xét đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động DHTHN của Khoa MTB có thể thấy rằng:

Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa đã phần nào quan tâm đến hoạt động DHTHN từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là cơng tác quản lý hoạt động DHTHN, góp phần nâng cao chất lượng Đào tạo THN. Đội ngũ CBQL và GV của khoa ln nhiệt tình, có ý thức rèn luyện, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề.

Công tác quản lý hoạt động học THN của khoa MTB đã dần đi vào thực hiện nội quy, quy định từ đó kết quả học tập của SV tương đối ổn định, SV tốt nghiệp ra trường hàng năm đạt tỷ lệ cao (trên 80%).

Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động DHTHN ở trường khoa MTB vẫn còn một số tồn tại đó là: nội dung chương trình đào tạo cịn chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn; việc đổi mới phương pháp DHTHN của GV đã được quan tâm chỉ đạo nhưng tiến hành còn chậm, GV chưa năng động, linh hoạt nên chưa đưa ra nhiều sàn phẩm thực tiễn vào bài tập thực hành nên SV ít có sự sáng tạo và khả năng áp dụng vào thực tế hạn chế; cơ sở vật chất cơ bản đã được quan tâm nhưng còn chưa đồng bộ và hiện đại.

Các vấn đề nghiên cứu trên là luận cứ thực tiễn để đề ra những biện pháp quản lý hoạt động DHTHN mang lại sự cần thiết và tính khả thi, từ đó đưa hoạt động DHTHN ở khoa MTB vào nền nếp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng thương hiệu cho khoa, Nhà trường.

Chƣơng 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ Ở KHOA MÁY TÀU BIỂN TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

BÁCH NGHỆ HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy thực hành nghề của khoa máy tàu biển trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng (Trang 64 - 68)