7. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động DHTHN ở khoa MTB trường CĐNBNHP
3.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và liên kết với các cơ sở sản xuất để
đảm bảo điều kiện phương tiện cho dạy học
* Mục tiêu của biện pháp
Tăng cường đầu tư thêm cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị theo hướng hiện đại, tiên tiến gắn liền với yêu cầu đổi mới phương pháp DHTHN, đảm bảo các điều kiện tốt nhất để GV thực hiện đổi mới phương pháp DHTHN đồng thời SV có được những điều kiện tốt nhất để phát huy năng lực học THN.
Tổ chức chỉ đạo đầu tư các phần mềm chun dụng hoặc xây dựng mơ hình thực tập bằng phần mềm vi tính trong điều kiện có thể.
Tổ chức quản lý và khai thác hiệu quả các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết hiện có trong khoa.
Liên kết đào tạo nguồn lao động theo yêu cầu cho các công ty, doanh nghiệp giúp SV tốt nghiệp dễ tìm được việc làm. Đặc biệt trong điều kiện các nhà xưởng của khoa chưa đáp ứng đủ nhu cầu THN, các trang thiết bị, công nghệ chưa theo kịp với thực tế qua liên kết đào tạo để gửi sinh viên đi thực hành, thực tập lao động giúp SV có điều kiện tiếp xúc, làm việc nâng cao kỹ năng nghề, sẽ không bỡ ngỡ khi vào thực tế.
* Nội dung và quy trình thực hiện
• Bước 1: Xây dựng kế hoạch
Ban chủ nhiệm khoa và hội đồng khoa học xây dựng đề án phát triển cơ sở vật chất của khoa giai đoạn 2013 – 2018 trên cơ sở:
+ Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất của khoa đáp ứng theo yêu cầu dạy học hiện nay (khu sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao, hệ thống giảng đường;phương tiện hỗ trợ cho dạy học, thiết bị THN; hệ thống thư viện điện tử...). Mức độ khai thác và sử dụng các phương tiện thiết bị hiện có.
+ Tiến hành quy hoạch lại các phòng thực hành và các trang thiết bị trong từng phòng thực hành, đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho các hoạt động nội khoá cũng như hoạt động ngoại khoá của SV.
+ Củng cố và xây dựng các phòng học lý thuyết, phịng THN, phịng học tích hợp để đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho dạy và học THN.
+ Lập các dự án về đổi mới và phát triển dạy nghề, mua sắm các trang thiết bị đồng bộ trên cơ sở đề án phát triển trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt, từng bước theo lộ trình trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng tiên tiến, hiện đại và đồng bộ.
+ Tổ chức tự thiết kế các bài giảng thực hành, các mơ phỏng tình huống thực tế trên máy tính để phục vụ cơng tác DTHN.
Ngồi việc đầu tư cơ sở vật chất từ các nguồn trên còn giải pháp hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị để SV có sự tiếp cận với sự phát triển của thực tế lao động là liên kết với các công ty, doanh nghiệp vận tải biển, trường Đại học hàng hải Việt Nam để SV đến thăm quan, thực hành và thực tập tốt nghiệp.
Xây dựng kế hoạch khảo sát, bồi dưỡng năng lực tổ chức, quản lý, chuyên môn cho đội ngũ GV DHTHN, thơng qua đó giúp họ chủ động, sáng tạo, khai thác tốt các trang thiết bị, vật tư THN sẵn có cũng như xây dựng các trang thiết bị và mơ hình thực hành mới.
• Bước 2: Tổ chức thực hiện
Ban giám hiệu thành lập các Ban quản lý dự án thành phần là Ban chủ nhiệm khoa và GV có kinh nghiệm theo từng lĩnh vực, tư vấn cho Hiệu trưởng Nhà trường trong việc triển khai các dự án, đảm bảo các dự án được triển khai đúng theo quy trình, tiến độ.
Khoa và tổ bộ môn tổ chức xây dựng nội quy sử dụng cơ sở vật chất, các trang thiết bị bao gồm: nội quy phịng học, nội quy phịng THN, phịng tích hợp, Mơ hình tàu thực tập, tàu thực tập.... Xây dựng các quy định về sử dụng các trang thiết bị, phương tiện, vật tư nhằm khai thác hiệu quả và đảm bảo tuổi thọ cao của các thiết bị.
Tổ chức chuyển giao công nghệ đối với các phương tiện thiết bị, tập huấn cho CBQL phòng thực hành và GV nắm vững các quy trình khai thác sử dụng các, các phương tiện thiết bị. Đồng thời phổ biến các nội quy, quy định trong việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư THN tới toàn thể GV và SV của khoa.
Phịng Đào tạo, tổ bộ mơn phối hợp chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch khai thác và sử dụng các phương tiện, thiết bị, vật tư gắn với từng tiết giảng, từng bài giảng, từng chương và tồn bộ chương trình. Kế hoạch của GV được thơng qua tổ chun mơn góp ý, lãnh đạo phịng Đào tạo và khoa phê duyệt.
Ban chủ nhiệm khoa MTB cần thường xuyên động viên, khuyến khích GV, SV tham gia Hội thi thiết bị tự làm phục vụ cho dạy - học như mơ hình, bảng biểu, đồ dùng... và sử dụng các phương tiện, thiết bị trong các giờ lên lớp, coi đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng công tác chuyên môn. Mặt khác ban chủ nhiệm khoa, GV quản lý các xưởng có trách nhiệm chỉ đạo lập sổ theo dõi mức độ khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị, vật tư, máy móc THN.
Củng cố và nâng cấp các phịng thực hành hiện có, đồng thời đầu tư kinh phí bồ sung thêm các phịng thực hành cơng nghệ cao để SV có điều kiện thực hành, tiếp xúc với công nghệ tiên tiến.
Tổ chức cho GV tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại các phòng thực hành và phịng mơ phỏng của trường Đại học hàng hải Việt Nam.
Xây dựng mối quan hệ hợp tác, gắn bó giữa khoa, Nhà trường với các công ty, doanh nghiệp vận tải biển, thường xuyên cung cấp, trao đồi thông tin về Đào tạo cho các công ty, doanh nghiệp để dự báo nhu cầu của các đơn vị.
• Bước 3: Chỉ đạo thực hiện
Ban chủ nhiệm khoa kết hợp phòng Đào tạo phối hợp với các phịng chức năng, các bộ mơn xây dựng đề án phát triển cơ sở vật chất của khoa giai đoạn 2013 - 2018. Trên cơ sở hoàn thành đề án phát triển cơ sở vật chất của khoa xây dựng dự án đầu tư các hạng mục cơ sở vật chất và trang thiết bị. Thường xun có kế hoạch kiểm tra, đơn đốc tiến độ thực hiện dự án.
Hàng năm căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của khoa, ban chủ nhiệm chỉ đạo xây dựng kế hoạch và các quy định sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đồng thời hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định, kế hoạch trên đối với từng tổ môn và GV.
Hướng dẫn cán bộ lãnh đạo các bộ môn thực hiện trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ để làm tốt công tác quản lý và sử dụng các trang thiết bị.
Chỉ đạo các tổ môn xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình cho phù hợp với thực tế sản xuất tại các cơ sở đã liên kết trên cơ sở khung chương trình đã được duyệt, kèm theo kế hoạch trang thiết bị, vật tư phục vụ THN.
Lập phương hướng, kế hoạch tiếp xúc, tìm hiểu và liên kết với các công ty, doanh nghiệp. Tìm hiểu nhu cầu, yêu cầu và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các công ty doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải.
• Bước 4: Kiểm tra đánh giá
Ban chủ nhiệm khoa và ban quản lý dự án thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án đã được phê duyệt, đồng thời đôn đốc xúc tiến triển khai các dự án mới theo đề án phát triển cơ sở vật chất của khoa.
Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị theo theo nội quy, quy định. Xác định những ưu điểm, tồn tại để tìm ra nguyên nhân từ đó
kịp thời ban hành các quyết định quản lý điều chỉnh. Cuối học kỳ tiến hành sơ kết, cuối năm học tiến hành tồng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện tiến độ các dự án, quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất và đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi kỳ THN, thực tập tại công ty, doanh nghiệp vận tải biển để hai bên cùng đạt được hiệu quả.
* Điều kiện thực hiện
Mục đích, u cầu của việc hồn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tầm quan trọng quản lý sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện trong hoạt động dạy - học THN phải được quán triệt để CBQL, GV và SV nhận thức đúng đắn, nêu cao tinh thần trách nhiệm và tự giác thực hiện.
Khoa cần tập trung sớm hoàn thành đề án phát triển cơ sở vật chất của khoa. Đồng thời phải xúc tiến nhanh việc xây dựng các dự án đầu tư để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Tổ chức xây dựng nội quy, quy định về việc sừ dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư thực hành. Các nội quy, quy định cần phải cụ thể bám sát điều kiện thực tế của khoa, Nhà trường để dễ triển khai thực hiện.
Một số công ty, doanh nghiệp được đầu tư công nghệ rất hiện đại, nhất là các trang thiết bị, máy móc đặc thù mà khoa chưa có. Do vậy cần xây dựng mối quan hệ hợp tác để tạo ra sức mạnh và sự đa dạng hoá trong đào tạo nguồn nhân lực.