Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy thực hành nghề của khoa máy tàu biển trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng (Trang 81)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Hoạt động DHTHN diễn ra chịu sự tác động ảnh hưởng của yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Yếu tố chủ quan với tư cách là thành phần cấu trúc của hoạt động dạy đóng vai trò cốt lõi. Yếu tố khách quan đóng vai trò quan trọng chi phối hoạt động DHTHN, là chất xúc tác có tác dụng kích thích mạnh mẽ sự cố gắng và ý chí quyết tâm của người dạy, tạo điều kiện để SV đạt kết quả cao trong học THN.

Các biện pháp quản lý hoạt động DHTHN mà tác giả nêu ra chính là các yếu tố khách quan có tác dụng thúc đẩy tính tích cực, sáng tạo của GV. Mỗi biện pháp đều có ý nghĩa và vai trị quan trọng riêng, nhằm tác động mạnh mẽ vào quá trình DHTHN. Tuy nhiên, trong q trình tác động các biện pháp khơng thể tách rời, độc lập nhau mà chúng có mối quan hệ thống nhất với nhau, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Việc phát triển nội dung chương trình gắn liền với đổi mới phương pháp DHTHN của GV sẽ thúc đẩy SV rèn luyện kỹ năng nghề thông qua các bài tập, quy trình mà GV giao trong quá trình học THN tại trường cũng như tại công ty, doanh nghiệp. Qua đó tích cực hố hoạt động học THN của người học và là tiền đề quan trọng thúc đẩy tính tự giác, tích cực của SV phát triển.

Để GV có thể đổi mới phương pháp dạy học trên lớp, đồng thời tạo điều kiện để SV học THN thì cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư học thực hành vô cùng quan trọng. Không thể đổi mới phương pháp dạy học, cũng như không thể nâng cao chất lượng học THN khi khơng có sự hỗ trợ tích cực của cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị dạy thực hành như trường, lóp, giáo trình, tài liệu, các phương tiện thiết bị,vật tư thực hành và thực tế nghề nghiệp để SV thực hành nâng cao tay nghề.

Một yếu tố quan trọng nữa đó là cơng tác kiểm tra, đánh giá; đổi mới công tác kiểm tra đánh giá DHTHN sẽ có tác dụng tích cực đối với hoạt động dạy thực hành

của GV và hoạt động học THN của SV. Thông qua kiểm tra, đánh giá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thái độ, tinh thần trách nhiệm cao trong DHTHN. Đồng thời qua kiểm tra, đánh giá giúp GV có cơ hội kiểm nghiệm việc đổi mới phương pháp DHTHN, trên cơ sở đó sẽ lựa chọn phương pháp tối ưu nhất.

Tóm lại, 4 biện pháp quản lý hoạt động DHTHN mà tác giả nêu ra có vai trị hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động DHTHN, mỗi biện pháp có một vai trị, ý nghĩa và tầm quan trọng riêng. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Thực hiện tốt các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng khơi dậy và phát huy các nguồn lực cơ bản của khoa, của Nhà trường góp phần ngày càng nâng cao chất lượng Đào tạo nói chung, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của GV nói riêng, góp phần cung cấp nguồn lao động đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước.

3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động DHTHN khoa MTB trường CĐNBNHP chúng tôi đề ra 4 biện pháp quản lý cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng DHTHN. Do thời gian nghiên cứu có hạn, chưa có điều kiện để thực nghiệm kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, nên chúng tơi kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động DHTHN bằng phương pháp xin ý kiến CBQL, GV.

Để đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá, chúng tôi xin ý kiến của 15 CBQL gồm: Ban giám hiệu, lãnh đạo: phòng đào tạo; trung tâm Huấn luyện và cung ứng thuyền viên; trung tâm hợp tác và kết nối doanh nghiệp; khoa MTB và 10 GV có kinh nghiệm trong giảng DHTHN từ 5 năm trở lên về các biện pháp mà đề tài đã đề xuất.

Chúng tôi đưa các biện pháp vào phiếu hỏi để hỏi ý kiến của CBQL và GV trong các phiếu hỏi có ghi rõ tên các biện pháp, mục tiêu, nội dung và quy trình thực hiện cũng như điều kiện thực hiện để hỏi về sự cần thiết ở các mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, khơng cần thiết và hỏi về tính khả thi của các biện pháp ở các mức độ: Rất khả thi; khả thi và chưa khả thi.

Bảng 3.1: Đánh giá của CBQL và GV về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp (∑=25) của các biện pháp (∑=25) TT Biện pháp Mức độ cần thiết Số ý kiến/% Mức độ khả thi Số ý kiến/% Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Chƣa khả thi 1

Đổi mới nội dung chương trình đào tạo THN phù hợp với thực tiễn

22/88 3/12 0 19/76 5 / 20 1/4

2

Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp, hình thức DHTHN của GV

23/92 2/8 0 18/72 5/20 2/8

3

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và liên kết với các cơ sở sản xuất để đảm bảo điều kiện phương tiện cho dạy học thực hành.

25/100 0 0 15/60 4/16 6/24

4 Đổi mới kiểm tra, đánh giá

hoạt động DHTHN 15/60 9/36 1/4 8/32 11/44 6/24

Tổng cộng 85 14 1 60 25

96 1 85 15

Thông qua các ý kiến trưng cầu của CBQL và GV (Bảng 3.1), chúng tơi thấy: - Về tính cần thiết của các biện pháp mà đề tài đã đề xuất thì có 96% ý kiến được hỏi cho rằng cần thiết, đặc biệt biện pháp tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và liên kết với các cơ sở sản xuất để đảm bảo điều kiện phương tiện cho dạy học thực hành là rất cần thiết với 100% ý kiến, trong khi đó biện pháp đổi mới nội dung chương trình đào tạo THN phù hợp với thực tiễn và biện pháp tăng cường quản lý đổi mới phương pháp, hình thức DHTHN của GV được đánh giá rất cần thiết với 88% và 92% số ý kiến được hỏi. Riêng biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động DHTHN có ý kiến cho rằng khơng cần thiết (1 ý kiến).

- Về tính khả thi của các biện pháp thì có tới 85% các ý kiến đã khẳng định các biện pháp đều có tính khả thi, đặc biệt biện pháp phát triển nội dung chương trình đào tạo THN phù hợp thực tiễn được xem là biện pháp có tinh khả thi rất cao 96%. Biện pháp tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và liên kết với các cơ sở sản xuất để đảm bảo điều kiện phương tiện cho dạy học về tính khả thi chỉ đạt 76%. Như vậy, việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và liên kết với các cơ sở sản xuất phục vụ cho đổi mới phương pháp DHTHN là cần thiết, nhưng giữa ý tưởng trở thành hiện thực cịn gặp nhiều khó khăn.

Từ các kết quả khảo nghiệm, có thể nhận xét như sau:

- Các biện pháp quản lý hoạt động DHTHN được đề xuất là cần thiết với điều kiện thực tế của khoa MTB trường CĐNBNHP.

Các biện pháp được đề xuất mang tính khả thi, trong điều kiện được quan tâm chỉ đạo và tổ chức đồng bộ.

Đặc biệt, trong công tác quản lý hoạt động DHTHN đối với SV đa dạng về lứa tuổi, trình độ khơng đồng đều nên có những khó khăn nhất định, khơng thể dập khn máy móc mà căn cứ vào điều kiện cụ thể, sử dụng phối hợp đồng bộ các biện pháp.

Kết luận chƣơng 3

Các biện pháp quản lý mà đề tài đưa ra nhằm nâng cao chất lượng hoạt động DHTHN của khoa MTB trường CĐNBNHP, đó là:

- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo THN phù hợp với thực tiễn; - Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp, hình thức DHTHN của GV; - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và liên kết với các cơ sở sản xuất để đảm bảo điều kiện phương tiện cho dạy học thực hành;

- Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động DHTHN;

Những biện pháp trên được đề xuất đã tập trung khắc phục những nhược điểm và phát huy ưu điểm trong đào tạo và trong quản lý hoạt động DHTHN của khoa MTB trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng.

Mỗi biện pháp trong 4 biện pháp mà đề tài đề xuất đều được mô tả theo cấu trúc nhất định và thống nhất, bao gồm: Mục tiêu của biện pháp, Nội dung của biện pháp, Cách thức tiến hành. Ngồi ra các biện pháp này có quan hệ tác động qua lại và ảnh hưởng tới nhau.

Trong quá trình đề xuất các biện pháp chúng tơi đã tiến hành khảo nghiệm sự cần thiế và tính khả thi của các biện pháp và kết quả là cả 4 biện pháp đều đạt yêu cầu về sự cần thiết và tính khả thi.

Tuy vậy chúng tơi đặc biệt nhấn mạnh cách thức tiến hành các biện pháp thông qua những yêu cầu, quy tắc cụ thể, những việc làm và hành động cụ thể của CBQL, GV.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quản lý hoạt động DHTHN chính là quản lý một cách tồn diện các hoạt động dạy thực hành của GV nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề một cách toàn diện. Để đạt được mục tiêu và yêu cầu quản lý trên, công tác quản lý đào tạo phải thực hiện các nội dung quản lý cụ thể:

- Quản lý mục tiêu đào tạo, kế hoạch và chương trình giảng dạy: là quản lý việc thực hiện và chương trình giảng dạy về nội dung, thời gian và quán triệt được các yêu cầu của mục tiêu đào tạo.

- Quản lý GV và SV: là quản lý việc thực hiện giảng dạy của GV và các nhiệm vụ học tập rèn luyện của SV.

- Quản lý nề nếp dạy học: là quản lý việc chấp hành các quy định dạy học thực hành như: Nội quy, quy chế, chế độ... theo một nề nếp nhất định, ổn định và có kỷ cương, nghiêm chỉnh và tự giác.

- Quản lý chất lượng dạy học thực hành là hoạt động nhằm phát hiện kịp thời các nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém về kỹ năng nghề nghiệp của SV, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục những yếu kém nhằm đảm bảo đạt được chất lượng yêu cầu nguồn nhân lực.

Mục tiêu trọng tâm của trường Cao đẳng nghề chính là tay nghề của người học. Trong đó hoạt động DHTHN là khâu quan trọng nhất trong quá trình đào tạo nghề, nó quyết định chất lượng đào tạo cũng như sự sống còn hay thương hiệu của Nhà trường. Do đó việc nghiên cứu quản lý hoạt động DHTHN đòi hỏi phải được quan tâm giải quyết một cách triệt để cả về lý luận và thực tiễn.

Công tác DHTHN và quản lý hoạt động DHTHN ở khoa MTB vẫn còn một số tồn tại đó là:

- Nội dung chương trình đào tạo cịn nặng về lý thuyết, cịn chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn;

- Việc đổi mới phương pháp DHTHN của GV đã được quan tâm chỉ đạo nhưng tiến hành còn chậm, đội ngũ GV trong khoa đủ về số lượng có chun mơn

vững vàng tuy nhiên lại chưa được đào tạo nghiệp vụ sư phạm một cách bài bản mặt khác GV chưa năng động, linh hoạt nên chưa đưa ra nhiều thực tiễn vào bài tập thực hành nên SV ít có sự sáng tạo và khả năng áp dụng vào thực tế hạn chế;

- Cơ sở vật chất cơ bản đã được quan tâm nhưng còn chưa đồng bộ và hiện đại, mặt khác việc áp dụng các mô phỏng để thay thế phần nào thiết bị thực hành vẫn chưa thực sự được quan tâm. Việc liên kết với các cơ sở dạy nghề khác và các công ty, doanh nghiệp tronh lĩnh vực vận tải biển còn hạn chế;

- Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá ít nhiều vẫn cịn mang tính chủ quan, các tiêu chí đánh giá chưa được cơng khai một cách rộng rãi đến người học mặt khác cách đánh giá vẫn cịn mang nặng tính truyền thống nên chưa thực sự khơi dạy tinh thần học tập của SV.

Để hoạt động DHTHN ở khoa MTB trường CĐNBNHP ngày càng chất lượng, cần phải:

- Quan tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác đổi mới nội dung chương trình, phương pháp DHTHN. Thơng qua đội ngũ GV cần có biện pháp tổ chức hướng dẫn SV thực hiện kế hoạch, nội dung, phương pháp học THN hiệu quả. Muốn làm được như vậy, người GV phải là người quan sát, hướng dẫn và áp dụng nhiều biện pháp giáo dục khác nhau để giúp đỡ SV.

- Có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ sư phạm dạy nghề một cách thường xuyên cho CBQL và GV. Hướng dẫn cho CBQL và GV sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật dạy học, phần mềm mô phỏng..., đầu tư nâng cấp trang thiết bị DHTHN để đáp ứng yêu cầu đổi mới của công nghệ hiện nay.

- Tăng cường cơ sở vật chất THN trong điều kiện có thể đồng thời rà sốt, sắp xếp các phịng thực hành một cách khoa học, logic. Mặt khác tăng cường liên kết đào tạo với các công ty, doanh nghiệp tạo điều kiện cho SV nâng cao tay nghề, làm quen với thực tế lao động, trang thiết bị hiện đại.

- Đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động DHTHN. Đảm bảo tính khách quan, khoa học và chính xác trong kiểm tra, đánh giá, từ đó tạo động lực tích cực cho người học phấn đấu vươn lên.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động-Thương binh và xã hội.

- Điều chỉnh chương trình khung theo hướng tăng cường hoạt động thực hành nghề cho SV, lược bỏ những mơn học có tính chất nặng về lý thuyết hàn lâm: Tốn cao cấp, Vật lý, Hóa kỹ thuật, Cơ lý thuyết....

- Ban hành danh mục Thiết bị dạy nghề tối thiểu đối với nghề Khai thác máy tàu biển.

- Tăng cường tổ chức Hội thảo khoa học về quản lý đào tạo nghề cho CBQL các cơ sở dạy nghề, tổ chức các hội thi giáo viên dạy nghề giỏi, hội thi học sinh giỏi nghề và hội thi thiết bị dạy nghề tự làm.

- Thiết lập hệ thống thông tin: Cơ quan quản lý nhà nước – Nhà trường – Cơ sở liên kết đào tạo – Trung tâm dịch vụ việc làm.

2.2. Đối với Nhà trường, khoa MTB

- Tập huấn cho toàn thể GV về phát triển nội dung chương trình ĐT, đổi mới phương pháp dạy học THN gắn lý thuyết với thực tiễn, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho CBQL và GV. - Xây dựng mối quan hệ với các công ty, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển trong và ngoài Thành phố để rút ngắn khoảng cách giữa Nhà trường với thực tiễn lao động. Đầu tư kinh phí hồn thiện cơ sở vật chất, các phương tiện thiết bị, vật tư thực hành phục vụ cho hoạt động học THN.

- Cải tiến chế độ kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học THN, cơng khai các tiêu chí kiểm tra, đánh giá trong các phịng THN và trên trang mạng của trường. Huy động toàn bộ các lực lượng trong và ngoài Nhà trường tham gia quản lý hoạt động học THN.

2.3. Đối với giáo viên

- GV cần nâng cao năng lực THN để có thể vừa là GV giỏi về lý thuyết và thành thạo về tay nghề giúp SV học tập và làm theo.

- Không ngừng đổi mới phương pháp dạy thực hành theo 6 bước: Những hướng thơng tin ban đầu (nhiệm vụ thực hành);Nhóm SV tự lập kế hoạch, quy trình

làm việc; Nhóm trao đổi chun mơn với GV để thống nhất kế hoạch, quy trình; SV

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy thực hành nghề của khoa máy tàu biển trường cao đẳng nghề bách nghệ hải phòng (Trang 81)