Bậc Mức độ Điểm Các tiêu chí
5 Xuất sắc 9 - 10
- Trình bày đúng quy trình kỹ thuật làm ra sản phẩm - Sản phẩm đạt các yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật ở mức độ cao - Thao, động tác chính xác về mặt kỹ thuật, an toàn và thẩm mĩ.
- Sáng tạo trong thực hiện
- Tốc độ thực hiện hành động nhanh, khả năng phối hợp các thao động tác linh hoạt, nhịp nhàng.
- Đảm bảo an tồn tuyệt đối trong q trình thực hiện.
3,4 Khá, giỏi 7- dưới 9
- Trình bày đúng quy trình kỹ thuật làm ra sản phẩm - Sản phẩm đạt đầy đủ các yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật - Thao, động tác chính xác về mặt kỹ thuật
- Tốc độ thực hiện thao động tác nhanh - Thực hiện an tồn các hành động
2 Trung bình khá, Trung bình
5– dưới 7
- Trình bày đúng quy trình kỹ thuật làm ra sản phẩm - Sản phẩm đạt các yêu cầu cơ bản của bản vẽ kỹ thuật, một số u cầu có thể chưa đạt nhưng là u khơng cơ bản - Bắt chước đúng động giống mẫu
- Thao, động tác khơng sai sót về mặt kỹ thuật - Tốc độ thực hiện thao động tác chậm
- An toàn trong thực hiện
1 Yếu, kém Dưới 5
- Trình bày khơng đúng quy trình kỹ thuật làm ra sản phẩm - Sản phẩm không đạt các yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật - Thao, động tác cịn sai sót về mặt kỹ thuật.
Ngồi ra tiêu chí phối hợp hoạt động với người khác trong nhóm trong quá trình đánh giá kỹ năng cũng được quan tâm: đây là tiêu chí nhằm đánh giá sự nhận thức cũng như sự thể hiện về tính cộng đồng trong công việc với người khác và trong nhóm. Nhờ đó họ nhận thức được sự lệ thuộc lẫn nhau đặc biệt trong những cơng việc mang tính tập thể nhiều người mới có thể hồn thành được. Biết cách phân tích, phân cơng cơng việc một cách hợp lý nhất trong nhóm để hồn thành có năng suất, chất lượng đối với công việc mà họ thực hiện...
1.4. Một số vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động DTHN ở trƣờng Cao đẳng nghề
1.4.1. Mục đích của việc quản lý hoạt động DTHN
Hoạt động quản lý dạy thực hành ở trường dạy nghề chính là hệ thống các tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật với chủ thể quản lý nhằm làm cho toàn bộ hệ thống đào tạo nhà trường vận hành theo đường lối đã được xác định mà mục tiêu là đào tạo được người trực tiếp sản xuất với năng lực THN có thể đáp ứng được yêu cầu trong thực tế sản xuất, kinh doanh, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, có sức khỏe, có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
Quản lý hoạt động dạy thực hành chính là quản lý một cách tồn diện các hoạt động dạy thực hành của GV, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Đó là quản lý việc thực hiện mục tiêu chương trình thực hành, kế hoạch đào tạo, nội dung, phương pháp dạy, kết quả về tri thức chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, mức độ đạt được của đinh hướng giá trị, ý thức và thái độ của người học thơng qua dạy học. Ngồi ra còn phải quản lý các điều kiện cần thiết và đảm bảo tính khả thi cho các hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò, đội ngũ GV, sơ sở vật chất kỹ thuật, quy mô ĐT, tài chính, mơi trường sư phạm, mơi trường xã hội.
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề
1.4.2.1. Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình DHTHN
Hoạt động DHTHN cùng với hoạt động dạy học của các môn học khác trong nhà trường là hoạt động trung tâm của nhà trường, nó chi phối mọi hoạt động giáo dục khác nhau trong nhà trường.
Quản lý quá trình DHTHN là quản lý việc chấp hành các quy định về hoạt động giảng dạy của các GV và hoạt động học tập của sinh viên, đảm bảo cho hoạt
động DHTHN được tiến hành một cách tự giác, có nền nếp ổn định, có chất lượng và hiệu quả.
Nội dung quản lý việc thực hiên mục tiêu DHTHN chủ yếu là thông qua quản lý việc thực hiện chương trình, tiến độ đào tạo, quản lý giờ lên lớp của GV cũng như việc dự giờ, thao giảng của GV DHTHN. Quản lý chất lượng thực hiện chương trình DHTHN và phát triển chương trình DHTHN trong trường.
1.4.2.2. Quản lý việc đổi mới phương pháp DHTHN cho sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả DHTHN trong nhà trường
Chất lượng và hiệu quả của DHTHN trong nhà trường phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy và giáo dục của giáo viên, địi hỏi GV khơng ngừng đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng DHTHN cho người học. Để chỉ đạo đổi mới phương pháp DTHN, hiệu trưởng cần tiến hành các nội dung sau:
- Chỉ đạo nâng cao năng lực cho GV các phương pháp dạy học mới. - Tổ chức tập huấn cho GV về phương pháp DHTHN mới.
- Tiến hành dự giờ, rút kinh nghiệm nhằm đổi mới phương pháp giảng DHTHN. - Tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.
- Tổ chức các giờ học hiệu quả nhằm biến quá trình tập luyện thành quá trình tự rèn luyện của mỗi sinh viên.
1.4.2.3. Quản lý việc khai thác, sử dụng cơ sở vật chất trong dạy học thực hành nghề.
Trong DHTHN cơ sở vật chất, phương tiện dạy học là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện mục đích và nhiệm vụ dạy học, là điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lượng DHTHN trong các nhà trường.
Trong DHTHN không chỉ cần các mơ hình các máy móc, thiết bị… mà cịn cần cả những máy móc, thiết bị “thật” đang cịn hoạt động được để cho các em có thể thực hành ngay tại nhà trường. Ngoài ra, tùy theo từng môn học/modul mà thiết kế các phòng thực hành riêng biệt hay phịng thực hành tích hợp để phục vụ cho từng mơn học/modul đó. Thực tế cho thấy, khơng một cơ sở dạy nghề nào có thể trang bị hết được các trang thiết bị máy móc như thực tế để phục vụ cho DHTHN, do đó xu hướng kết hợp với doanh nghiệp trong đào tạo nghề đang là hướng đi mới trong dạy nghề hiện nay. Điều này mang lại lợi ích khơng chỉ cho người học, cơ sở dạy nghề mà còn cho cả doanh nghiệp.
1.4.2.4. Quản lý hoạt động giảng DHTHN của giáo viên, hoạt động học nghề của sinh viên và kiểm tra đánh giá kết quả học tập THN
Quản lý hoạt động giảng DHTHN của GV và việc thực hiện nề nếp chuyên mơn địi hỏi phải quản lý công tác chuẩn bị hồ sơ chuyên môn của giáo viên, việc thực hiện nề nếp dạy học, thực hiện quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ...
Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của mỗi nhà trường chính là kết quả học tập của sinh viên. Song kết quả học tập của sinh viên lại phụ thuộc rất lớn bởi hiệu quả chỉ đạo của quản lý các hoạt động học tập của sinh viên.
Trong giáo dục hiện đại “người học” là nhân vật trung tâm. Mọi hoạt động giáo dục phải xoay quanh “nhân vật trung tâm” để làm cho quá trình đào tạo chuyển biến thực sự thành quá trình “tự đào tạo” [8]. Vì vậy cần quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác giáo dục đối với mỗi GV để họ thấy hết được ý nghĩa: “Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe và có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng với yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của các trường.
Để quản lý tốt quá trình học THN của sinh viên, nhà quản lý cần chỉ đạo tổ môn tăng cường các hoạt động phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường với các đơn vị, các cơ sở sản xuất bên ngoài xã hội nhằm đạt hiệu quả trong quản lý. Phát huy vai trò tự quản của tập thể sinh viên trong hoạt động THN; quá trình tự học tập, tự rèn luyện giữ vai trị vơ cùng quan trọng trong công việc nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý THN.
Trong quản lý q trình đào tạo thì cơng tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên có ý nghĩa rất quan trọng. Một mặt có thể đánh giá được trình độ năng lực của người học, mặt khác có thể đảm bảo tính cơng bằng xã hội; từ đó tăng thêm lịng tin và ý thức phấn đấu trong học tập của sinh viên.
Khi chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, cần có các chuẩn đánh giá nhằm đánh giá hoạt động dạy, học một cách khoa học, chính xác
có sự kết hợp giữa các phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm đánh giá đúng năng lực học tập của sinh viên một cách khách quan, chính xác, công bằng.... Đánh giá phải mang tính tồn diện, có tác dụng tạo động lực cho hoạt động dạy và học THN.
1.4.2.5. Quản lý hoạt động bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho GV giảng DHTHN
Trong thời đại thông tin và khoa học công nghệ phát triển, cùng với nó là sự lão hóa tri thức, đặc biệt là tri thức nghề nghiệp diễn ra với tốc độ nhanh, địi hỏi giáo dục nói chung và quản lý giáo dục nói riêng phải thường xuyên đổi mới nhằm đáp ứng với yêu cầu của xã hội. Trong quản lý hoạt động THN là những nội dung trọng tâm của nhà trường cần phải thường xuyên được đổi mới. Nhân tố giữ vai trò then chốt trong cơng cuộc đổi mới đó là nhân tố con người, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển [15].
Trong quá trình quản lý Hiệu trưởng nhà trường cần có các biện pháp nhằm khuyến khích GV đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học thực hành, để không ngừng nâng cao được năng lực trình độ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GV giảng DHTHN đổi mới phương pháp dạy thực hành thơng qua các hình thức như: sinh hoạt chuyên môn, báo cáo chuyên đề, tổ chức Hội thảo, thăm lớp dự giờ hay các Hội thi GV dạy nghề giỏi ...
Song song với những hoạt động bồi dưỡng, thì việc giúp cho mỗi GV nhận thức đúng và có ý thức tự giác nâng cao năng lực chuyên môn bằng con đường không ngừng tự học, tự bồi dưỡng đấy là con đường quan trọng, hiệu quả nhất.
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động THN
1.4.3.1. Các yếu tố chủ quan
- Nhận thức của CBQL nhà trường đối với tầm quan trọng của hoạt động THN đối với sinh viên trong quá trình đào tạo. Nếu nhà quản lý nhận thức đầy đủ về hoạt động THN sẽ có hành vi quản lý sâu sát và quan tâm đến các yếu tố trong quá trình THN như: chương trình, giáo trình, phịng thực hành, dụng cụ thực hành, phương tiện dạy học, công tác bồi dưỡng giáo viên, cơng tác kiểm tra, đánh giá q trình dạy và học THN.
- Năng lực và kinh nghiệm của người quản lý trong nhà trường là yếu tố có vai trị quyết định trong cơng tác quản lý. Nếu chủ thể quản lý có năng lực và kinh nghiệm quản lý thì có thể sử dụng phù hợp các biện pháp quản lý góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý nói chung và quản lý cơng tác THN nói riêng.
1.4.3.2. Các yếu tố khách quan
Kết quả quản lý hoạt động DHTHN ở khoa MTB trường CĐNBNHP ngoài chịu ảnh hưởng chủ quan của chủ thể quản lý còn chịu tác động, ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố khách quan như:
+ Nhận thức của các cán bộ ngành và địa phương chủ quản đối với lợi ích, tác dụng và vai trò của hoạt động THN trong đào tạo nguồn nhân lực.
Cán bộ các ngành, cơ quan chủ quản đối với trường là các cơ quan có quyền quyết định về chương trình, nội dung, quy mơ đào tạo, nguồn kinh phí, cơ sở vật chất... Vì vậy nếu hoạt động THN được CBQL các Bộ, ngành và cơ quan chủ quản coi trọng thì sẽ được đầu tư tồn diện cả nhân lực, vật lực, tài lực cho cơng tác THN, từ đó giúp cho hiệu quả quản lý công tác này tốt hơn; ngược lại sẽ làm cho cơng tác quản lý hoạt động THN gặp khó khăn, từ đó ảnh hưởng xấu tới hiệu quả quản lý.
+ Nhận thức của sinh viên đối với hoạt động THN.
Hoạt động THN là một nội dung rất quan trong trong quá trình đào tạo nghề. Hoạt động thực hành giúp sinh viên có điều kiện thực hiện “học đi đôi với hành”, giúp người học sáng tỏ những kiến thức lý luận vận dụng vào thực tiễn, thực hành. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay do điều kiện kinh tế nước ta cịn khó khăn, nhiều trường cơ sở vật chất không đáp ứng được đầy đủ cho hoạt động thực hành của sinh viên, đội ngũ GV dạy thực hành còn yếu về kỹ năng, phương pháp hướng dẫn thực hành không tạo được hứng thú học tập cho sinh viên, không làm cho sinh viên nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của hoạt động thực hành... Đó cũng chính là rào cản, nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của hoạt động THN trong nhà trường.
+ Cơ sở vật chất và nguồn lực cho hoạt động THN
Trong hoạt động THN, từ việc giảng dạy chính khóa trên lớp đến ngoại khóa cho sinh viên, từ việc đổi mới phương pháp dạy học tới việc nghiên cứu khoa học của GV đều cần có đủ điều kiện như: phịng thực hành, phương tiện và dụng cụ luyện tập
để đáp ứng cho việc dạy và học. Ở các nước phát triển diện tích, số lượng dụng cụ… cho mỗi sinh viên được quy định cụ thể. Trong khi ở nước ta, rất nhiều trường học, cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ luyện tập phụ vụ cho hoạt động THN đều chưa đáp ứng đủ, chính điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động THN .
+ Chương trình, giáo trình hướng dẫn thực hành nghề
Chương trình và giáo trình mơn học là một bản thiết kế cho trình độ tay nghề đạt được của sinh viên, trong đó mục tiêu u cầu đào tạo đã mơ hình hóa các kiến thức và trình độ tay nghề của sinh viên sau khi hồn thành mơn học. Đồng thời chương trình cũng đã nêu lên các nội dung, phương pháp và phân bổ các nội dung, thời lượng thực hành, yêu cầu về kiểm tra, đánh giá kết quả học thực hành…
Vì vậy, nếu chương trình và giáo trình mang tính khoa học tiếp cận hiện đại thì sẽ giúp cho các GV thực hiện được các mơ hình đào tạo, đáp ứng được thực tiễn và nhu cầu của xã hội. Ngược lại, nếu chương trình giáo dục lạc hậu sẽ ảnh hưởng xấu tới việc đào tạo các mơ hình đáp ứng cho thực tiễn cuộc sống và xã hội.
+ Trình độ năng lực của người thầy
Trong quản lý hoạt động dạy học nói chung, hoạt động THN nói riêng, yếu tố trình độ năng lực của người thầy ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động dạy nghề. Bởi trong quá trình dạy học, GV và hoạt động giảng dạy là nhân tố giữ vai trò quyết định đến chất lượng dạy học. Chính vì thế, người thầy bên cạnh việc cần có phẩm chất đạo đức, tác phong gương mẫu, chuẩn mực thì cần phải có năng lực thực hành,