.14 Đánh giá của nông hộ về mức độ mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (Trang 74)

Tiêu chí

Nội dung Thuận lợi

Bình thƣờng Khơng quan tâm Tổng Tiêu thụ sản phẩm 32(32,32) 17(17,17) 6(6,06) 55(55,56) Mua sắm hàng hóa 15(15,15) 26(26,26) 3(3,03) 44(44,44) Tổng 47(47,48) 43(43,43) 9(9,09) 99(100) (Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình, 2011) Ghi chú: Số liệu trong ngoặc đơn là tỷ lệ % tương ứng.

Nhằm làm sáng tỏ hơn các tác động tích cực và tiêu cực của q trình phát triển KCN của hộ, tác giả đưa ra bảng phân tích SWOT dưới đây, qua đó sẽ nói lên phần nào được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ mà các nông hộ bị thu hồi đất của quá trình phát triển KCN đang gặp phải.

Bảng 3.15. Phân tích SWOT khi nơng hộ chịu ảnh hưởng của quá trình phát triển KCN

Điểm mạnh (S):

- Có chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, của chính quyền địa phương.

- Có được khoản tiền đền bù là cú hích để phát triển kinh tế

- Cần cù, chịu khó

Điểm yếu (W):

- Tư duy tiểu nơng - Trình độ hạn chế

- Thiếu vốn, khả năng tiếp cận với nguồn vốn kém

Nguy cơ (T):

- Ơ nhiễm mơi trường

- Thu nhập giảm vì tư liệu sinh kế truyền thống khơng cịn

- Các vấn đề xã hội như cờ bạc, rượu chè, …

Cơ hội(O):

- Được tiếp cận với các khu công nghiệp, được đào tạo việc làm.

- Thay đổi tư duy thích ứng với các khó khăn

- Nhiều việc làm ở gần nhà

3.3.4. Vai trị của của chính quyền và các tổ chức xã hội tác động đến nông hộ bị thu hồi đất trong q trình phát triển khu cơng nghiệp hộ bị thu hồi đất trong q trình phát triển khu cơng nghiệp

Để chuẩn bị cho cơng tác thu hồi và giải phóng mặt bằng thì các doanh nghiệp và chính quyền địa phương đã bàn bạc và đi đến thống nhất các phương án đền bù, hỗ trợ. Tuy nhiên, theo bảng 3.16 cho chúng ta thấy ở nhóm hộ 1 có đến 48 hộ tương đương với 60,76% được hỗ trợ bằng tiền để ổn định sản xuất và đời sống và ở nhóm 2 thì số hộ này cũng chiếm tỷ lệ lớn hơn cả là 55%. Trong khi đó các doanh nghiệp địi hỏi lao động vào làm tại cơng ty phải tốt nghiệp ít nhất từ Trung học cơ sở trở lên đến số hộ được giải quyết việc làm trong KCN ở nhóm 1 đứng ở vị trí thứ 2 với 25 hộ tương đương 31,6% và ở nhóm 2 thì chỉ có 6 hộ được hỗ trợ dạng này và chiếm 30%. Cũng qua bảng phân tích ta thấy số hộ được vay vốn tạo việc làm còn chưa cao, cũng vì do các hộ mới nhận tiền đền bù nên chưa quan tâm các khoản tiền

vay, chỉ những hộ thực sự có đầu óc và chập nhận rủi ro mới mở rộng sản xuất kinh doanh và vay thêm từ nguồn vốn hỗ trợ.

Bảng 3.16. Thực trạng hỗ trợ giải quyết ổn định đời sống từ các cấp chính quyền và doanh nghiệp

Chỉ tiêu Đơn vị Nhóm 1 Nhóm 2 SL CC(%) SL CC (%) 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 79 100 20 100 - Số hộ được ưu tiên giải quyết lao động

vào doanh nghiệp trên địa bàn Hộ 25 31,65 6 30 - Số hộ được hỗ trợ bằng tiền ổn định sản

xuất và đời sống Hộ 48 60,76 11 55 - Số hộ được vay vốn ưu đãi Hộ 6 7,59 3 15 2. Tổng số lao động của các hộ điều tra Người 176 100 64 100 - Số lao động được làm tại KCN Người 42 23,86 15 23,4 - Số lao động được tư vấn việc làm Người 33 18,75 30 46,9 - Số lao động được hỗ trợ đào tạo nghề Người 101 57,39 19 24,7

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2010)

Qua bảng phân tích ta thấy, số người được hỗ trợ đào tạo nghề trong các nơng hộ ở nhóm 1 là rất lớn có 101 người được tư vấn chiếm 57,39%, cịn ở nhóm 2 thì số này ít hơn lý do chính bởi vì các hộ nhóm 1 cịn ít đất sản xuất hơn, thậm chí khơng cịn m2 nào cả, cịn các hộ nhóm 2 thì vẫn cịn tư liệu khoảng hơn 3 sào bắc bộ. Mới chỉ có 7,59% số hộ ở nhóm 1 được vay vốn ưu đãi, trong khi đó thì con số này ở nhóm 2 là 15%, chứng tỏ việc các hộ sử dụng ưu tiên của mình khi bị thu hồi đất cịn rất ít, vì các hộ được ưu tiên vay vốn để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh khi có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, nhưng điều này cũng có thể được lý giải là vì thủ tục vay vốn và khả năng tiếp cận của các nông hộ chưa tốt nên số các hộ được vay vốn ưu đãi mới dừng lại ở mức đó. Tuy rằng định hướng tư tưởng và tư vấn về việc làm là rất quan trọng nhưng dường như các hộ cịn quan tâm ít

đến nó, ta thấy ở nhóm 1 mới có 18,57% lao động được tư vấn việc làm cịn nhóm 2 con số này chiếm đến 46,9%, đây là một yếu kém trong việc thông tin tuyên truyền của các cấp chính quyền và đồn thể của địa phương.

Tuy nhiên việc tư vấn việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề gần như chỉ dừng lại ở mức đó, bởi vì theo số liệu khảo sát thì có đến 64,5% số lao động được nhận vào các doanh nghiệp phải nghỉ việc sau 3 tháng với lý do chủ lao động đưa ra không đáp ứng được yêu cầu công việc, để hiểu rõ hơn ta xem hộp dưới đây:

Hộp 3.4: Lý do không làm việc trong nhà máy thu hồi đất

“Khi chuẩn bị xây nhà máy và thỏa thuận đền bù, nhà máy luyện kim mầu có hứa sẽ tuyển mỗi hộ bị thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc trong nhà máy, nhưng đến khi chồng tôi vào đó làm được 03 tháng thì phải nghỉ làm do công ty cho Chồng tôi làm việc xúc quặng, rất nặng nhọc và bụi độc độc hại, lương tháng 1,1 triệu, chứ không phải làm bảo vệ như đã hứa”.

(Chị Nguyễn Thị Nga ở Phố Thụy Ứng).

3.3.5. Các ứng xử của hộ và các vấn đề khó khăn

Tuy rằng đã chuẩn bị trước tâm lý và được tư vấn bởi các doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành của địa phương, nhưng những nông hộ bị thu hồi đất sản xuất không khỏi lo ngại khi quá trình phát triển KCN diễn ra. Qua bảng phân tích 3.17 ta thấy trước có đến 82,82% số hộ được hỏi trả lời rằng ít ruộng là một trong những rào cản lớn nhất để họ phát triển kinh tế trong quá trình phát triển KCN tại địa phương, điều này có vẻ khơng hợp lý nhưng thực tế thì lại rất hợp lý bởi lẽ có đến 73 hộ (tương đương 73,73%) số hộ đánh giá khó khăn chính là họ chưa được đào tạo gì về cơng việc, mà nếu được đào tạo thì họ cũng sẽ mất thời gian khá dài để thích ứng bên cạnh những thay đổi toàn diện khi thu hồi đất, đất sản xuất khơng cịn nhiều trong khi đó có một khoản tiền được coi là “trên trời” thì quả là khó khăn đối với các nơng hộ.

Bảng 3.17. Những khó khăn của hộ trong q trình phát triển KCN Những khó khăn cụ thể Số Những khó khăn cụ thể Số lượng Tỷ lệ (%) Thứ bậc

1. Hồn tồn khơng được đào tạo gì về cơng việc hiện nay 73 73,73 2

2. Khó khăn để hịa nhập với cơng việc hiện tại 36 36,36 5

3. Cảm thấy cơ chế quản lý của chính quyền địa phương

gây cản trở cho phát triển công việc 14 14,14 8

4. Không đủ vốn để tự tạo việc làm hoặc phải phát triển

công việc 21 21,21 7

5. Thói quen đã cản trở sự thích ứng nhanh với công việc 49 49,49 3

6. Khơng có sự say mê, hứng thú với cơng việc hiện nay 6 6,06 10

7. Thiếu tự tin trong công việc 11 11,11 9

8. Khơng có điều kiện để học một nghề cụ thể 28 28,28 6

9. Ít ruộng 82 82,82 1

10. Công việc khơng đều lại có thu nhập thấp 37 37,37 4

Khơng có khó khăn 18 18,18

Trong số các khó khăn được đánh giá thì sự say mê cơng việc hiện tại của các hộ chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ chiếm 6,06% và xếp hàng thứ 9 trong các khó khăn. Có đến 18,18% số hộ được hỏi trả lời khơng gặp khó khăn, đây là số hộ thuộc diện năng động và tích cực tại địa phương, trong tư duy của họ thường trực về cơng cuộc đổi đời ngay chính trên quê hương mình và họ sẵn sàng chấp nhận thay đổi dường như mọi khó khăn đều được họ biến thành các cơ hội để phát triển. Cũng qua bảng phân tích ta thấy có 28,28% lượt hộ trả lời khơng có điều kiện để học các cơng việc cụ thể bởi vì họ chưa thực sự biết phải bắt đầu từ đâu mà chủ yếu phát triển kinh tế theo lối mịn từ đời cha ơng để lại. Ta thấy, chỉ có 11,11% lượt hộ đánh giá rằng mình thiếu tự tin trong công việc hiện tại, 21,21% số lượt hộ cho rằng không đủ vốn để tự tạo việc làm và phát triển công việc, vậy đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư cho phát triển kinh tế của hộ? qua bộ số liệu được điều tra, tác giả sử dụng mơ hình Logistic để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư phát triển kinh tế sau khi bị thu hồi đất và nhận khoản tiền đền bù. Với lập luận rằng, khi nhận được khoản tiền đền bù và với khát khao phát triển kinh tế gia đình từ bấy lâu, tác giả sử dụng câu hỏi về các quyết định dùng tiền đền bù cho hoạt động phát triển kinh tế, các chủ hộ hộ có quyết định phát triển kinh tế như: mua đất và đầu tư xây nhà trọ cho thuê, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới như: rửa xe, sửa chữa, các hoạt động đầu tư này không bao gồm các hoạt động mua đất để chờ lên giá hay các hoạt động dành tiền cho con đi học trong tương lai mà học nghề ngắn hạn để có thể làm việc ngay được

Với số liệu điều tra thu được, kết quả chạy kiểm tra tính độc lập của các biến cho thấy các cặp biến lựa chọn có tính độc lập khá cao (xem phụ lục 01)

Dựa vào kết quả chạy mơ hình ở bảng 4.14 có thể sơ bộ nhận xét

- Hệ số các biến độc lập X3, X7, X8, X9, X10, X11, X12 có độ tin cậy rất cao, cho thấy các biến này đều có ảnh hưởng rõ rệt đến Y

Các biến trên cũng cho thấy đầu tư cho học hành (X7) ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định của hộ

Bảng 3.18. Mơ hình logistic về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cho các hoạt động kinh tế

Hệ số Giá trị Mức ý nghĩa Hiệu ứng biên Ghi chú

1 ˆ  0,68297 0,7477 0,1685 Hằng số 2 ˆ  0,0262 0,4404 0,0648 Tuổi chủ hộ 3 ˆ  1,2498* 0,0512 0,3084* Giới tính 4 ˆ  -0,356 0,1951 -0,08787 Nhân khẩu 5 ˆ  -0,04484 0,6897 -0,01106E Giáo dục 6 ˆ  -0,000106124 0,7644 -0,0000261 Diện tích cịn lại 7 ˆ  -1,8355***

0,005 -0,45307*** Đầu tư đi học

8 ˆ  -0,009369** 0,0397 0,00231** Chi xây dựng 9 ˆ  0,01147*** 0,0074 0,002832*** Tiền đền bù 10 ˆ  0,0622* 0,0789 0,01537* Thu nhập 11 ˆ  -0,201** 0,0349 -0,04967** Chi mua thực phẩm 12 ˆ  0,987* 0,0898 0,2437* Gửi ngân hàng

(Nguồn: Ước lượng từ số liệu điều tra, 2011)

Ghi chú: *, ** và *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%

Nếu X3 là nam giới thì sẽ ảnh hưởng đến quyết định của hộ lớn hơn là nữ giới, quyết định của chủ hộ là nam sẽ lớn hơn quyết định đầu tư của chủ hộ là nữ là 30,84%. Nếu hộ quyết định đầu tư cho con đi học thì quyết định đầu tư cho các hoạt động kinh tế của hộ sẽ giảm xuống 45,3%

Nếu số tiền chi cho xây dựng (X8) tăng lên 1tr.đ thì quyết định đầu tư sẽ giảm xuống là 0,231%

Nếu số tiền đền bù (X9) tăng lên 1tr.đ thì quyết định đầu tư sẽ tăng lên là 0,2832%.

Nếu thu nhập của hộ tăng lên 1tr.đ (X10) thì quyết định đầu tư cho kinh tế hộ tăng lên 1,37%

Nếu chi mua thực phẩm (X11) tăng lên 1tr.đ thì quyết định đầu tư của hộ sẽ giảm 4,96%

Nếu hộ có gửi ngân hàng (X12) thì quyết định của hộ cao hơn so với hộ không gửi ngân hàng là 24,37%

Như vậy, qua kết quả chạy mơ hình cho chúng ta thấy nếu chủ hộ là nữ giới thì thường khơng mạnh dạn đầu tư cho phát triển kinh tế bằng nam giới và họ thường dùng tiền của mình một cách an tồn hơn, thí dụ gửi ngân hàng hoặc đầu tư cho con cái học hành hoặc gửi vào các loại hình tín dụng, chính điều này mà các cấp đồn thể cần quan tâm để hướng dẫn các hộ sử dụng tiền đúng mục đích tránh việc chơi hụi lấy lãi cao và thực tế trong khu vực đã có một số nông hộ gặp phải trường hợp này. Ta thấy trong mơ hình có các biến độc lập là dành tiền chi cho con đi học, tăng tiền để xây dựng phục vụ sinh hoạt, tăng chi phí ăn uống hàng ngày thì sẽ làm cho quyết định đầu tư giảm xuống, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn cuộc sống của người dân. Và như vậy yếu tố mà ta quan tâm nhất ở đây là các hộ đã có tích lũy và gửi ngân hàng thì quyết định đầu tư cho phát triển cao hơn so với các hộ khơng có tiền gửi ngân hàng là 23,37%, điều này cũng được lý giải bởi biến thu nhập của hộ, khi thu nhập của hộ tăng lên thì quyết định đầu tư cũng tăng lên. Và điều đó giúp các nhà hoạch định chính sách thấy rằng để kích thích phát triển kinh tế nơng hộ tại khu vực này và các khu vực khác thì điều quan trọng là cần làm các việc để nơng hộ phát triển kinh tế và có tích lũy, như vậy khi gặp điều kiện thì tạo nên hiệu ứng và khi đó kinh tế của hộ sẽ tự bung ra và tạo hiệu ứng lan truyền sang các tác nhân xung quanh, tuy nhiên các cấp chính quyền và đồn thể cũng cần định hướng và tạo hành lang pháp lý thơng thống giúp họ phát triển trong tiến trình hội nhập

Chƣơng 4 CÁC GIẢI PHÁP

- Để từng bước phát triển kinh tế hộ nông dân bị thu hồi đất trong q trình phát triển khu cơng nghiệp trên địa bàn huyện Đan phượng, chúng ta cần đưa ra một số giải pháp sau:

4.1. Giải pháp chung

* Đối với chính sách.

Qua các phân tích trên cho thấy, một trong những vấn đề nổi lên sau khi thu hồi đất của nơng hộ đó là tình trạng có nhiều người lao động mất việc làm và khơng ổn định cuộc sống, như khơng có việc để làm, việc làm khơng phù hợp (có việc làm nhưng trình độ, sức khỏe, tuổi tác, tính kỷ luật… của người lao động chưa đáp ứng được được yêu cầu của cơng việc), có việc làm nhưng người lao động không chấp nhận làm do lao động vất vả, thu nhập thấp…Song, nguyên nhân chủ yếu đều do chưa có sự chuẩn bị tốt về khả năng tìm kiếm việc làm trước khi Nhà nước thu hồi đất.

Chúng ta đều biết rằng, thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử dụng như trên là là rất cần thiết, nhưng Nhà nước phải đảm bảo cuộc sống lâu dài của người có đất bị thu hồi. Phải giải quyết tốt lợi ích của người dân và coi đó là gốc rễ cho sự thành công của chủ trương thu hồi đất chuyển đổi mục đích, thúc đẩy phát triển. Nếu cuộc sống của họ kém hơn hoặc gặp nhiều khó khăn thì sự nghiệp CNH, HĐH của chúng ta sẽ không thành công và không đạt được được mục tiêu phát triển bền vững. Cần phải có sự chuẩn bị tốt khả năng tìm kiếm việc làm cho họ.

Các cấp chính quyền địa phương cần thực tốt việc quy hoạch sử dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (Trang 74)