.Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (Trang 39 - 44)

Điểm nghiên cứu được chọn là Thị Trấn Phùng nơi có diện tích đất thu hồi để xây dựng khu công nghiệp là lớn nhất để xây dựng khu công nghiệp (320ha) .

2.1.2. Thu thập số liệu

2.1.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Tác giả sử dụng các nguồn thông tin khác khác nhau để thu thập như: Báo cáo kinh tế - xã hội qua các năm 2008, 2009, 2010, 2011 và 2012 của huyện Đan Phượng; các báo cáo về tình hình sử dụng đất, về dân số của địa phương; Báo cáo phát triển các KCN trên địa bàn Thành phố Hà Nội của Ban quản lý các KCN Thành phố Hà Nội; trang thông tin điện tử Thành phố Hà Nội.

2.1.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA). Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 99 hộ bị thu hồi đất cho xây dựng khu công nghiệp tại Thị Trấn Phùng Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn sâu và câu hỏi mở.

Nội dung phỏng vấn gồm các vấn đề:

- Thơng tin về chủ hộ, số diện tích hộ bị thu hồi, số tiền đền bù hộ nhận được, cách sử dụng tiền đền bù của hộ, đánh giá của hộ về ảnh hưởng của quá trình phát triển KCN, thu nhập và chi tiêu của hộ trước và sau khi bị thu hồi đất. (Chi tiết phiếu phỏng vấn được thể hiện trong phụ lục)

2.2. Phân tích số liệu

Sau khi thu thập số liệu cần thiết, để đánh giá thực trạng và tác động của quá trình phát triển KCN đến nông hộ bị thu hồi đất, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê mô tả.

Được sử dụng để thu thập, mô tả số liệu về các nông hộ, các ứng xử của nông hộ trong thời gian nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê so sánh.

Được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu, các yếu tố định lượng và định tính. So sánh giữa các nhóm hộ theo tỷ lệ đất bị thu hồi. Các yếu tố được so sánh với nhau qua các chỉ tiêu tuyệt đối hoặc tương đối, nhằm xác định sự thay đổi về:

- Diện tích đất canh tác, lực lượng lao động làm nơng nghiệp, làm trong các ngành nghề khác

- Thu nhập của nông hộ trước và sau khi bị thu hồi đất

- Đánh giá của nông hộ về mức độ tham gia thị trường, đánh giá của nơng hộ về khả năng tìm kiếm việc làm, đánh giá của hộ về tính tích cực của quá trình phát triển KCN

- Phương pháp mơ hình hóa.

Tác giả sử dụng phần mềm phân tích kinh tế lượng Limdep 7.0, Eviews 5.0 và Excel với các hàm phân tích đề xuất dựa trên các hàm đã sử dụng như sau:

- Công thức đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong một thời kỳ nhất định bằng việc sử dụng hệ số cos hoặc góc:

   ) ( ) ( ) ( ) ( 1 2 2 2 1 2 t S t S t S t S Cos i i i i

(công thức này do các chuyên gia Ngân hàng thế giới đề xuất)

Ở đây:

+ Si(t) là tỷ trọng ngành i trong GDP năm t +  (00

<<900) là góc giữa véc tơ cơ cấu kinh tế + Nếu  = 00, khơng có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế + Nếu  = 900, cơ cấu kinh tế chuyển dịch lớn nhất

- Mơ hình hồi quy về chi tiêu trung bình của hộ

Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của các nơng hộ, tác giả đưa ra mơ hình dưới đây với lập luận rằng sau khi nông hộ bị thu hồi đất thì thu nhập và các khoản chi tiêu của hộ thay đổi, do vậy việc đưa ra mơ hình để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của nông hộ.

Ln(Y) = β1 + β2X2i + β3X3i + β4X4i + β5X5i + β6X6i+ β7X7i+ Ui Ở đây:

+ Y: là biến chi tiêu trung bình của hộ + X2i là biến tuổi của chủ hộ

+ X3i là biến giới tính (chủ hộ là nam =1; nữ = 0) +X4i là biến nhân khẩu (số người trong hộ)

+ X5i là biến diện tích cịn lại của hộ sau khi bị thu hồi đất (ha) + X6i là biến gửi ngân hàng (có =1; khơng gửi =0) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ X7i là biến thu nhập (triệu đồng)

- Hàm Logistic về ưu tiên quyết định cho đầu tư phát triển (bao gồm các hoạt động phát triển kinh tế, cho con cái đi học):

z e Y    1 1

(Robert S.pindyck &L.R Daniel, 1998), ta có thể biến đổi về dạng:

z z e e Y   1 , ở đây:

+ Y thể hiện quyết định đầu tư của hộ. Nếu Y = 1 hộ quyết định ưu tiên đầu tư cho phát triển, nếu Y = 0 hộ quyết định ưu tiên đầu tư cho xây dựng cơ bản và mua vật dụng sinh hoạt

+ z = β1 + β2X2i+ β3X3i + β4X4i+ β5X5i+ β6X6i+ β7X7i+ β8X8i+ β9 X9i+ β10 X10i+ β11 X11i+ β 12X12i+ Ui

với: X2i: tuổi của chủ hộ

X4i: Nhân khẩu (số người trong hộ) X5i: Giáo dục (số năm đi học của chủ hộ)

X6i: Diện tích cịn lại của hộ sau khi bị thu hồi đất(ha) X7i: Quyết định đầu tư cho đi học (có = 1; khơng đầu tư=0) X8i: Chi xây dựng (tr.đ)

X9i: Tiền đền bù (tr.đ)

X10i: Thu nhập trung bình của hộ/năm (tr.đ) X11i : Chi tiêu trung bình của hộ/năm (tr.đ) X12i : Gửi ngân hàng (có =1; khơng gửi =0)

2.3. Các chỉ tiêu phân tích

- Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, thu nhập trung bình của

các nơng hộ trên địa bàn toàn huyện, so sánh thu nhập của hai nhóm hộ

- Số lao động được đào tạo việc làm khi xây dựng khu công nghiệp, các lao động được làm việc trong khu cơng nghiệp và các lao động có thời gian làm việc trong các khu công nghiệp nhỏ hơn 6 tháng.

- Sử dụng số tiền đền bù đất nông nghiệp của nông hộ. - Mức độ tiếp cận thị trường của nông hộ.

2.4. Phƣơng pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp

2.4.1. Nội dung phương pháp

Nhân viên điều tra đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn.

Phương pháp này thường được áp dụng khi hiện tượng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu; khi muốn thăm dò ý kiến đối tượng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh được, …

2.4.2. Ưu, nhược điểm

- Do gặp mặt trực tiếp, nên nhân viên điều tra có thể thuyết phục đối tượng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tượng về các câu hỏi, có thể dùng

hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trước khi ghi vào phiếu điều tra.

- Tuy nhiên, nhược điểm là chi phí cao, mất nhiều thời gian và cơng sức.

2.5. Phƣơng pháp điều tra nhóm chuyên đề

2.5.1 Nội dung phương pháp

Nhân viên điều tra tiến hành đặt câu hỏi phỏng vấn từng nhóm, thường từ 7 đến 12 người có am hiểu và kinh nghiệm về một vấn đề nào đó, để thơng qua thảo luận tự do trong nhóm nhằm làm bật lên vấn đề ở nhiều khía cạnh sâu sắc, từ đó giúp cho nhà nghiên cứu có thể nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo và toàn diện.

Phương pháp này thường được áp dụng trong việc xây dựng hay triển khai một bảng câu hỏi để sử dụng trong nghiên cứu định lượng về sau; làm cơ sở để tạo ra những giả thiết cần kiểm định trong nghiên cứu. Chẳng hạn: Trắc nghiệm phản ứng của người tiêu dùng đối với các mẫu quảng cáo, đối với sản phẩm mới, tìm ra các nguyên nhân làm giảm doanh số, …

2.5.2 Ưu, nhược điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thu thập dữ liệu đa dạng, khách quan và khoa học.

- Tuy nhiên, kết quả thu được khơng có tính đại diện cho tổng thể chung, chất lượng dữ liệu thu được hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ năng của người điều khiển thảo luận, các câu hỏi thường không theo một cấu trúc có sẵn, nên khó phân tích xử lý.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (Trang 39 - 44)