Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (Trang 69 - 71)

Hệ số Giá trị Mức ý nghĩa Ghi chú

1 ˆ  1,7015*** 0,0000 Hằng số 2 ˆ  0,000837 0,7687 Tuổi chủ hộ 3 ˆ  0,0825 0,1646 Giới tính 4 ˆ  0,009439 0,6921 Nhân khẩu 5 ˆ  -0,0000859*** 0,0088 Diện tích cịn lại 6 ˆ  0,1155** 0,0296 Gửi ngân hàng 7 ˆ  0,0346*** 0,000 Thu nhập của hộ R2 0,7230*** 0,0000 Hệ số xác định bội

(Nguồn: Ước lượng từ số liệu điều tra, 2010)

Ghi chú: ** và *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5%

Như vậy khi ước lượng bộ số liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ cho cả hai nhóm chúng ta thấy hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi chi tiêu của hộ là diện tích đất cịn lại và tiền tiết kiệm gửi ngân hàng và thu nhập của hộ.

Khi chưa các yếu tố khác khơng đổi thì diện tích đất cịn lại của hộ tăng 1m2 sẽ làm cho chi tiêu của hộ giảm là 0,00859 % với các yếu tố khác là khơng đổi, điều này có nghĩa là các hộ cịn nhiều đất sản xuất nơng nghiệp hơn thì sẽ chi tiêu dè sẻn hơn so với các hộ cịn ít đất hơn, lý do được giải thích ở đây là do hộ có tính tiết kiệm từ xưa bởi vì thu nhập của họ chủ yếu dựa vào nơng nghiệp là chính và khi được đền bù thì cũng là một món tiền để trang trải thêm chứ chưa thực sự tạo thành nguồn lực để cho hộ bứt phá trong phát triển kinh tế.

Khi hộ có tiền gửi ngân hàng thì chi tiêu sẽ cao hơn hộ khơng có tiền gửi ngân hàng là 0,1155 triệu đồng với các yếu tố khác không đổi, điều này khá phù hợp với hoàn cảnh thực tế bởi lẽ các hộ đã tích lũy được số tiền khá từ trước, đến nay có thêm khoản tiền đền bù thì sẽ tăng thêm món tiền sinh lời tại ngân hàng. Bởi vì đặc trưng của nơng hộ ln dè dặt trong các hoạt động đầu tư hay đầu cơ nên giải pháp gửi tiền vào ngân hàng khi có là giải pháp an toàn.

Khi thu nhập của hộ tăng lên 1 triệu đồng thì sẽ làm cho chi tiêu tăng lên 3,46 % điều này hoàn toàn phù hợ với lý thuyết kinh tế và cho chúng ta thấy tính tiết kiệm của các nơng hộ là rất cao.

Nhận xét: Qua mơ hình ta thấy các yếu tố tuổi, giới tính và số nhân khẩu khơng ảnh hưởng đến chi tiêu của gia đình mà các yếu tố diện tích đất cịn lại, tiền gửi ngân hàng và thu nhập sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu, như vậy tâm lý tiêu dùng cho sinh hoạt hàng ngày của nông hộ không bị ảnh hưởng nhiều mà khi nhận được tiền đền bù như một khoản lời may mắn nên các nông hộ thường mua sắm nhiều hơn.

3.3.3.3. Sự thay đổi việc làm của người dân.

Phỏng vấn nông hộ bị thu hồi đất cho thấy, gần một nửa số nơng dân bị thu hồi đất nơng nghiệp có thay đổi việc làm (43%). Kết quả điều tra cho thấy rằng có đến 78,6% số nơng dân này đã chuyển đổi sang làm nghề khác, 6,9% chuyển đổi cây trồng và 33% có thêm việc làm mới (nghĩa là vẫn làm nghề nơng nhưng có thêm việc khác như thu gom phế liệu, chạy chợ,..)

Từ bảng số 3.11 chúng ta thấy sau khi bị thu hồi đất các nông dân khơng dễ dàng thích nghi ngay được, với số người tìm được việc làm ngay chỉ chiếm 18,9% và những công việc được nơng dân dễ làm nhất đó là làm các công việc thời vụ như làm thợ xây, làm mộc, bốc vác… tỷ lệ việc làm loại này chiếm 33,7%. Mức độ nhanh chóng có việc làm của nơng dân chiếm tỷ lệ lớn nhất 46,9% đó là tìm được việc sau 1 tháng, điều này cho ta thấy các nơng dân vẫn mang tác phong nơng nghiệp khi có sự thay đổi. Đứng vị trí thứ hai là nhóm từ 3 tháng đến 1 năm mới tìm được việc làm, chiếm 27,5%, đây là nhóm nơng dân ít thích nghi và dễ dàng hưởng thụ cuộc sống vật chất hơn cả, họ cho rằng khi có một khoản tiền đền bù thì cứ từ từ rồi chuyện cơng ăn việc làm đâu sẽ có đó. Một số sinh ra tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè.

Chúng ta thấy nghề nghiệp mới của lao động trong nông hộ rất đa dạng, trong đó các cơng việc thời vụ chiếm tỷ lệ lớn nhất với 33,7% sau đó đến trồng trọt chiếm 18,5%, chứng tỏ một điều rằng sau khi bị thu hồi đất nhiều nông hộ vẫn xác định bám lấy ruộng để tạo ra thu nhập. Trong số các nghề mới thì nghề thủ cơng được xếp vào hàng cuối cùng, điều này cho thấy việc

phát triển nghề thủ công tại địa phương đang gặp nhiều khó khăn, lý do là trong thời gian gần đây thì nghề này đã khơng cịn mấy mặn mà nữa, mà thay vào đó là các hàng sản xuất cơng nghiệp thay thế và một số ngành nghề mất dần theo thời gian, nếu có sản xuất thì cũng là sản xuất các mặt hàng mây tre đan xuất khẩu, tuy nhiên mặt hàng này cũng không dễ dàng tiêu thụ trong thời gian gần đây. Chúng ta cũng thấy dịch vụ buôn bán, kinh doanh nhỏ đang phát triển với tỷ lệ là 16,3% trong số việc làm mới của lao động trong nơng hộ, như vậy có một bộ phận nơng hộ đã biết tận dụng lợi thế về mặt bằng và vốn của mình để kinh doanh, bn bán, đây là một dấu hiệu đáng mừng và cần phát huy, bởi vì để mở một cửa hàng tạp hóa gọi là tạm đủ hàng hóa thì cũng phải đầu tư chừng 50-70 triệu đồng và cần có kỹ năng kinh doanh bn bán, vì trên thực tế có nhiều cửa hàng đã xảy ra hiện tượng lãi giả và lỗ thật.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (Trang 69 - 71)