Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội huyện Đan phượng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (Trang 48 - 50)

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2008 2010 So sánh 2008/ 2006 (%) 20010/ 2008( %) BQ (%) GDP theo giá thực tế Tỷ đồng 251,00 541,00 824,00 215,54 152,31 183,92 GDP bình quân đầu người Trđ/người/ năm 5,60 11,60 16,60 207,14 143,10 175,12 Giá trị sản xuất Tỷ đồng 614,00 1.490,00 1.934,00 242,67 129,80 186,23

Tổng đầu tư toàn xã hội Tỷ đồng 82,16 229,09 285,28 278,85 124,53 201,69

Xuất, nhập khẩu Tr.USD 2,23 2,87 3,06 128,70 106,62 117,66

Thu ngân sách trên địa

bàn Tỷ đồng 6,90 23,50 30,00 340,58 127,66 234,12

Chi ngân sách địa

phương Tỷ đồng 14,02 46,60 54,30 332,38 116,52 224,45

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Đan phượng)

Huyện Đan phượng được coi là trọng điểm phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tây cũ , nên chúng ta thấy năm 2006 mức tổng đầu tư trên địa bàn huyện đạt 82,16 tỷ đồng thì năm 2010 tăng lên 285,28 tỷ đồng điều đó cho chúng ta thấy huyện đang được sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ, và đây là

cơ sở để kinh tế hộ trên địa bàn huyện có được điều kiện phát triển. Cũng từ hoạt động đầu tư mạnh mẽ, công tác thu chi ngân sách trên địa bàn cũng được dần cải thiện theo hướng hợp lý, tuy nhiên chúng ta cũng thấy thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 134,12% trong giai đoạn 2002-2008 nhưng vẫn chưa đủ chi trong giai đoạn này.

3.1.2.2 Một số chỉ tiêu xã hội của huyện.

a) Thực trạng về nhân khẩu và lao động.

Với sự nỗ lực cố gắng của nhân dân và chính quyền địa phương, trong giai đoạn 2006-2010 số hộ nghèo theo chuẩn quốc gia của huyện giảm một cách đáng kể, nếu như năm 2006 số hộ nghèo là 1.233 hộ thì đến năm 2010 chỉ cịn 976 hộ tuy rằng số nhân khẩu khơng ngừng tăng lên trong giai đoạn này, chúng ta có thể thấy tốc độ tăng bình quân của nhân khẩu là 5,24% và tốc độ tăng bình quân số hộ là 5,86%.

Qua bảng 3.3 chúng ta có thể thấy huyện Đan phượng có một lực lượng lao động khá lớn, nếu năm 2006 là 26.700 lao động thì năm 2010 tăng lên 28.140 lao động và tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 2,66% tuy nhiên lao động được giải quyết việc làm hàng năm lại ở mức thấp, nếu năm 2006 huyện đã giải quyết việc làm cho 210 lao động thì đến năm 2010 con số này là 850 như vậy số lượng lao động có việc làm và tạo thu nhập không cao. Đây là một thách thức trong việc giải quyết việc làm của huyện. Với tổng số hộ là 12.213 năm 2010 nhưng số hộ được vay vốn tạo việc làm rất thấp, mới chỉ có 312 hộ được tham gia vay vốn và chúng ta cũng thấy tỷ lệ lao động được đào tạo năm 2006 là 23%, đến năm 2010 là 26% và tốc độ tăng bình quân trong giao đoạng này là 6,36% như vậy nhiều lao động trên địa bàn huyện chưa thực sự có sự trang bị bài bản trong làm việc nhìn dưới góc độ đào tạo và đó là một rào cản để lao động địa phương thực sự làm chủ trên mảnh đất của mình, đó cũng là lý do mà khơng có nhiều lao động của huyện được vào làm tại các khu công nghiệp. Số hộ vay vốn tạo việc làm của huyện khá thấp, giai đoạn 2006-2010 tăng lên được 19,22% với 312 số hộ được vay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (Trang 48 - 50)