KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm môi trường vũng an hòa tỉnh quảng nam làm cơ sở phục hồi rnm (Trang 68 - 69)

7 Tiền Giang 463 Khang và cs

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

1. Điều kiện môi trường nước ở khu vực vũng An Hịa có sự biến động theo chu kỳ và khơng có sự khác biệt lớn giữa các khu vực khảo sát trong cùng thời điểm. Các thông số môi trường nước như nhiệt độ, pH, độ mặn đều thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của RNM.

2. Ở vũng An Hịa, thành phần hạt của trầm tích nơi có RNM phân bố chủ yếu là cát, tỉ lệ sét và limon rất thấp (cát chiếm trung bình từ 91,2% đến 96,9%, còn lại là limon và sét). Độ pH trong trầm tích dao động quanh mức trung tính (từ 6,14 – 7,85), trầm tích mang tính mặn (độ dẫn điện dịch chiết EC = 4,38 mS/cm) và nghèo dinh dưỡng. Các yếu tố về thành phần hạt và dinh dưỡng trầm tích được cho là không đáp ứng tốt cho sự sinh trưởng, phát triển của CNM.

3. Thành phần CNM tại vũng An Hòa khá phong phú với 20 họ và 28 lồi thực vật ngập mặn, trong đó có 13 lồi CNM chính thức chiếm 46,4%. Kết quả ghi nhận bổ sung 2 loài và một họ mới cho khu vực, đó là vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza (L.), họ xay (Myrsinaceae) với loài sú cong (Aegiceras corniculatum (L.) Blanco).

5. Sự suy giảm RNM vũng An Hịa có ngun nhân chủ yếu từ hoạt động phá rừng làm ao ni thủy sản. Các dải RNM cịn lại ở khu vực này phân bố chủ yếu ở dọc theo các bãi triều, hoặc rải rác dọc theo các ao nuôi tôm bị bỏ hoang. Hiện tại công tác phục hồi RNM để bảo vệ môi trường đang là nhu cầu bức thiết đối với chính quyền và người dân địa phương.

6. Các biện pháp trồng phục hồi RNM có thể áp dụng cho khu vực này bao gồm: (1) Trồng phục hồi; (2) Trồng dặm phục hồi; (3) Trồng mới. Để đảm bảo sự sống sót, sinh trưởng và phát triển tốt của CNM trồng phục hồi cần bổ sung dinh dưỡng cho CNM; Sử dụng giống cây bản địa và bố trí 3

vành đai trồng cây mơ phỏng q trình diễn thế tự nhiên. Các lồi được chọn bao gồm: mắm biển (Avicennia maria), mắm trắng (Avicennia alba), bần trắng (Sonneratia alba), đước đôi (Rhizophora apiculata), đưng (Rhizophota

mucronata), vẹt trụ (Bruguiera cylindrical), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza)

(trồng ở các xã Tam Hải, Tam Hòa, Tam Giang và Tam Quang) và dừa nước (Nypa fruticans) (trồng ở xã Tam Nghĩa).

KIẾN NGHỊ

RNM đóng góp vai trị quan trọng đối với cuộc sống của người dân địa phương và cả những HST khác trong vũng An Hòa. Sự phát triển mạnh mẽ từ các hoạt động kinh tế trong khu vực đã gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến HST RNM nơi này, đặc biệt là việc chặt phá RNM để nuôi trồng thủy sản của người dân những năm trước đây. Vì vậy, trồng và phục hồi RNM đang là nhu cầu cấp thiết cần được quan tâm tại địa phương.

Để phục hồi RNM có hiệu quả, ngồi các đề xuất nêu trên cần phải xây dựng một kế hoạch quản lý RNM phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong khu vực, đặc biệt hướng tới sự tham gia của cộng đồng trong việc khôi phục và khai thác RNM.

Địa phương nên xây dựng các kế hoạch quản lý tổng hợp cho khu vực vũng An Hòa, nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội - như xây dựng cơ sở hạ tầng, khu dân cư, khu công nghiệp - và bảo vệ RNM cũng như các HST khác.

Các cấp chính quyền địa phương cần khuyến khích và hỗ trợ kinh phí, giống cây trồng cho nhân dân để trồng RNM. Xây dựng các vườn ươm cây con đảm bảo chất lượng tại chỗ để chủ động nguồn giống và nâng cao tỉ lệ sống sót của cây.

Xây dựng các mơ hình ni trồng thủy sản kết hợp với trồng rừng nhằm bảo vệ bờ, chống thối hóa ao, đìa và giảm nguy cơ bệnh tật cho các đối tượng nuôi.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm môi trường vũng an hòa tỉnh quảng nam làm cơ sở phục hồi rnm (Trang 68 - 69)