Đặc điểm địa hình và địa chất

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm môi trường vũng an hòa tỉnh quảng nam làm cơ sở phục hồi rnm (Trang 29 - 31)

7 Tiền Giang 463 Khang và cs

2.1.2.1. Đặc điểm địa hình và địa chất

Khu vực nghiên cứu có địa hình thấp, bằng phẳng nằm ở phía Đơng huyện Núi Thành và kết nối với các khu vực núi cao có địa hình trung bình 700 – 800 m, dốc đứng từ 25 – 300.

Khu vực này có 4 phân hệ đa tầng chính: - Hệ tầng đá biến chất Cambri sớm. - Đá trầm tích Miocen trung và thượng.

- Đa bazan phun trào và trầm tích thuộc Pliocene – Pleixtocen hạ. - Đá trầm tích đệ tứ.

Bề mặt vũng chỗ rộng nhất là 4km, có một dải san hơ lớn nằm trong khoảng giữa về phía Bắc và phía Nam của cửa sơng. Nằm giữa vũng An Hịa có nhiều diện tích các thảm cỏ biển, dọc theo bờ của các đảo trong vũng là RNM và các đầm ao nuôi trồng thủy sản.

Vực nước sâu nhất của vũng An Hòa nằm ở khu vực dưới cửa An Hòa (khu vực từ bến phà Tam Quang - Tam Hải trở ra), độ sâu thường từ 4 – 6 m và tăng dần khi ra ngoài cửa biển đến 11 m khi triều cao. Phần bên trên phía đỉnh vũng hình thành tập hợp rãnh sâu, uốn lượn theo hình thái đường bờ và các bãi bồi, cồn nổi. Chúng là những kênh giao lưu và tiếp nhận dinh dưỡng từ các sông, lạch ra và từ biển vào.

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu hình thái đặc trưng của vũng An Hịa [20] Kích thước (km2) Dài 14,7 Rộng 4 Diện tích 36,9 Độ sâu (m) Min-Max 0,6 – 2 Trung bình 1,1

Kích thước cửa (m) RộngSâu 50011

Diện tích bãi triều (km2) Dưới 0m (S1) 21,1 Trên 0m (S2) 15,8 Tỷ số S1/S2 0,749 Thể tích nước (x106m3) V max 72,77 V min 23,21 Tỷ số Vmax/Vmin 3,14 Thủy triều

(bán nhật triều không đều)

Mức triều cao TB (m) 1,2 Mức triều TB (m) 0,9 Mức triều thấp TB (m) 0,6

2.1.2.2. Khí hậu

Tỉnh Quảng Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm trong khu vực là 270C, tháng 7 là tháng nóng nhất trong năm (nhiệt độ trung bình là 310C), tháng Giêng là tháng mát nhất (nhiệt độ trung bình là 220C). Tổng lượng mưa trung bình hàng năm trên địa bàn huyện là 2532 mm.

Có hai mùa chính ở tỉnh Quảng Nam: mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) và mùa khơ. Trung bình có 140 ngày mưa trong năm, với lượng mưa tập trung trong tháng 10 và tháng 11 chiếm khoảng 50% lượng mưa hàng năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 với lượng mưa thấp nhất vào tháng 3 (trung bình là 38 mm).

Khối lượng bốc hơi bề mặt trung bình hàng năm là 1.000 – 1.159 mm ở vùng đồng bằng ven biển, và 600 – 1.000 mm đối với khu vực đồi núi. Hàng năm độ ẩm tương đối trên địa bàn tỉnh là khoảng 80 – 87%, thấp ở vùng đồng bằng và cao ở khu vực đồi núi, đặc biệt là khu vực dễ bị mưa lớn. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 12 (khoảng 90%) và thấp nhất là tháng 7 (khoảng

76%). Các vùng đồng bằng ven biển thường có độ ẩm dao động trong khoảng 80 – 85%.

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa là mùa mưa và mùa khơ. Gió mùa Đơng - Bắc thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, trung bình mỗi đợt kéo dài từ 6 đến 8 ngày. Gió Tây Nam khơ nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8.

Hằng năm Quảng Nam chịu ảnh hưởng từ 3 đến 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, tần xuất cao từ tháng 9 đến tháng 11, thường gây tổn thất về người và tài sản nhất là đối với nghề khai thác hải sản.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm môi trường vũng an hòa tỉnh quảng nam làm cơ sở phục hồi rnm (Trang 29 - 31)