Sự phân bố CN Mở vũng An Hòa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm môi trường vũng an hòa tỉnh quảng nam làm cơ sở phục hồi rnm (Trang 56 - 58)

7 Tiền Giang 463 Khang và cs

3.3.3. Sự phân bố CN Mở vũng An Hòa

Kết quả khảo sát CNM theo ô tiêu chuẩn 10m x 10m ở đợt 1 (5/2012) và đợt 2 (6/2012) tại 14 điểm ghi nhận đặc điểm CNM ở vũng An Hòa như sau (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Đặc điểm thực vật tại các ơ tiêu chuẩn khảo sát Địa điểm Số lượng cây

Đường kính TB (cm) Chiều cao TB (m) Độ che phủ TB (%) Cồn Si 1

(Tam Hải 1) 49 bần trắng, 5 mắm biển 4 0,8 40 Cồn Si 2

(Tam Hải 2) 24 mắm đen, 12 mắm biển 12,3 10 80 Thôn 4-1

(Tam Hải 3) 1 mắm đen, 7 mắm biển 16 4,9 85 Thôn 4-2

(Tam Hải 4) 16 bần trắng, 9 mắm biển 16 3,6 90

Tam Giang 1 1 mắm đen 46 11 80

Tam Giang 2 1 mắm đen, 22 vẹt trụ 19,8 7,3 90

Tam Giang 3 21 bần trắng, 3 đước đôi 15,5 3,7 35

Tam Quang 1 12 mắm đen, 1 đước đôi 22,8 8,6 75

Tam Quang 2 9 mắm đen, 5 mắm biển 23,7 12 60

Tam Hòa 1 2 mắm biển 9 0,7 20

Tam Hòa 2 2 mắm đen, 12 Đước đơi 16,5 7 50

Tam Hịa 3 26 Đước đôi, 22 Đưng 4,6 2,6 98

Tam Nghĩa 1 0 0 0 0

Tam Nghĩa 2 35 Dừa nước 21 3,2 95

Qua bảng 3.3 cho thấy, tại vũng An Hịa, các lồi ưu thế là bần trắng, mắm biển và mắm đen. Các loại cây này kết hợp với nhau thành những quần xã đặc trưng và phổ biến theo từng khu vực: Quần xã bần trắng và mắm đen tập trung nhiều ở vùng ven bờ Cồn Si 1 (xã Tam Hải) và xã Tam Giang; Quần xã mắm đen và mắm biển phổ biến ở Tam Hải 2 và xã Tam Giang; Quần xã Bần trắng và Mắm biển chủ yếu là rừng tái sinh, cây thường có kích thước nhỏ; Ngồi ra, cịn gặp một số quần thể mắm đen ở nhiều nơi trên Cồn Si (xã

Tam Hải) hay ven bờ xã Tam Giang... với các khu rừng nhỏ mắm đen cổ thụ, cây có kích thước lớn với đường kính trên 40 cm, chiều cao cây lên đến hơn 10 m. Những rừng bần trắng mới tái sinh hoặc mới trồng, cây thường có kích thước nhỏ hơn, cao 3 – 5 m; các quần thể mắm biển phân bố nhiều ở bãi triều xã Tam Giang với diện tích hàng chục ha; Quần xã đước – đưng tái sinh chiếm ưu thế ở xã Tam Hòa, những cây này được người dân trồng cách đây khoảng 3 – 4 năm và hiện đang phát triển khá tốt; Quần xã dừa nước phát triển rất tốt ở khu vực nước lợ xã Tam Nghĩa, bên cạnh đó cịn có thêm các lồi cỏ như cói, năn xen kẽ.

Về mặt phân bố, nếu tính từ ngồi mép nước trở vào thì thứ tự thường gặp là (1)mắm đen - mắm biển xen lẫn bần; (2) đước đôi – mắm biển; (3) đước đôi, đưng; (4) đước – đưng – vẹt; và (5) vẹt và giá. Ở một số khu vực, loài phân bố đai bên ngoài là bần và mắm biển.

Theo điều tra của chúng tôi, các dải RNM phân bố dọc đường bờ phía Đơng xã Tam Giang với diện tích khá lớn (29,75 ha). Ở khu vực này bần trắng, mắm biển, mắm đen chiếm ưu thế. Các loài đước, vẹt thường mọc rải rác trong rừng bần trắng.

Ở khu vực Cồn Si (xã Tam Hải) mật độ CNM cao hơn các khu vực khác, với loài chiếm ưu thế là loài bần trắng và mắm đen. RNM ở đây bao bọc hầu hết vùng bờ của Cồn Si và phân bố rải rác trong vùng ao, đìa ni thủy sản. Diện tích RNM ở xã Tam Hải ước tính khoảng 22,15 ha.

Mắm đen và bần trắng là loại CNM chiếm ưu thế, phân bố dọc theo đường bờ xã Tam Quang. Đước đôi là thành phần CNM chính ở xã Tam Hịa. Diện tích RNM ở Tam Quang là 2,83 ha và Tam Hòa là 6,53 ha.

Tam Nghĩa là khu vực nằm trong vùng nước lợ nhạt, được đặc trưng bởi dừa nước với diện tích khoảng 18,57 ha. Dừa phát triển khá tốt, mật độ dày tập trung dọc theo hai bờ sơng Bến Đình, trong đó bờ phía Đơng có mật

độ dày hơn và diện tích cũng lớn hơn so với ven bờ phía Tây. Khu vực xung quanh phát triển nhiều đám cói, năn và cây hoa súng.

Theo người dân địa phương, tại vũng An Hịa có sự tồn tại song song giữa RNM nguyên sinh và thứ sinh. RNM ngun sinh bây giờ chỉ cịn sót lại ở dạng các dải hẹp dọc ven bờ xã Tam Quang hay dạng khóm ở ven bờ xã Tam Giang, mũi Đông Bắc Cồn Si và thôn 4, xã Tam Hải. Thành phần chính là cây mắm đen có kích thước lớn, chiều cao thường từ 6 – hơn 10 m, đường kính thân cây từ 21 – 35 cm, tán vịm lá rộng, thường từ 4 – 7 m đến trên 10 m. Rừng thứ sinh (rừng trồng) được trồng chủ yếu ở rìa ngồi của Cồn Si, rìa phía Đơng, Đơng Nam xã Tam Giang, một số ít ở thơn 4, xã Tam Hải. Loài cây chủ yếu là lồi bần và đước đơi được lấy giống từ Cà Mau về. Theo quan sát, chúng tôi nhận thấy sự tái sinh rừng và phục hồi tự nhiên diễn ra chậm nhưng ghi nhận các loài CNM ở đây sinh trưởng khá tốt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm môi trường vũng an hòa tỉnh quảng nam làm cơ sở phục hồi rnm (Trang 56 - 58)