Các đặc điểm của đất ngập mặn

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm môi trường vũng an hòa tỉnh quảng nam làm cơ sở phục hồi rnm (Trang 60 - 62)

7 Tiền Giang 463 Khang và cs

3.4.1.2. Các đặc điểm của đất ngập mặn

(a) Thành phần các cấp hạt của đất:

Theo kết quả phân tích thành phần hạt trong trầm tích của vũng An Hịa thì tỷ lệ đất cát dính và cát pha nằm trong khoảng từ từ 60 – 90%. Tỷ lệ cát cao này được cho là thường không phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của CNM.

(b) Hàm lượng chất hữu cơ trong đất:

Kết quả phân tích các mẫu trầm tích ở vũng An Hịa cho thấy hàm lượng hữu cơ ở khu vực này rất thấp, tất cả các giá trị được xác định qua các đợt khảo sát cho thấy hàm lượng này ở mức dưới 1% trong tất cả các mẫu khảo sát. Bên cạnh đó, hàm lượng đạm và lân dễ tiêu ở khu vực này cũng khá thấp. Với các mức độ đối với mỗi chỉ tiêu (được đánh giá là nghèo dinh dưỡng), có thể cho rằng hàm lượng dinh dưỡng đáp ứng kém với sự sinh trưởng và phát triển của CNM. Như vậy, bên cạnh tỉ lệ cát cao thì yếu tố dinh dưỡng trong đất tại vũng An Hòa cũng được xem là trở ngại lớn cho cơng tác phục hồi rừng ngập mặn

Nguồn gốc trầm tích ở vũng An Hòa là từ các doi cát cổ và do phù sa sông bồi đắp trên nền cát biển, vì vậy đất ngập mặn ở đây khơng có phèn tiềm tàng và rất phù hợp để CNM phát triển tốt.

Từ các đánh giá trên chúng tôi tiến hành lập bảng tổng hợp các yếu tố liên quan đến công tác trồng phục hồi RNM tại vũng An Hòa. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Đánh giá mức độ phù hợp của các tiêu chí phục hồi RNM ở vũng An Hịa

STT Các tiêu chí đánh giá Tam Khu vực

Hải GiangTam QuangTam TamHịa NghĩaTam

1

Mơi trường nước

Nhiệt độ + + + + + pH + + + + + Độ mặn + + + + + 2 Mơi trường trầm tích pH + + + + + Độ dẫn điện (Độ muối) + + + + + Đạm dễ tiêu - + + + + Lân dễ tiêu - - - - -

Hàm lượng hữu cơ - - - - -

Thành phần hạt - - - - +

3 Nhu cầu phục hồi + + + + +

4 Ý thức người dân + + + + +

5

Điều kiện phục hồi

Diện tích + + + + +

Nguồn giống + + + + +

6 Chính sách địa phương + + + + +

Ghi chú: +: phù hợp, -: không phù hợp

Qua đánh giá, chúng tơi nhận thấy có hai vấn đề chính cần quan tâm ở khu vực này để làm cơ sở phục hồi RNM trong hiện tại và thời gian tới. Đó là:

- Một là thành phần hạt chủ yếu là cát nên khả năng giữ lại chất dinh dưỡng trong đất rất kém;

- Hai là hàm lượng đạm, lân, thành phần hữu cơ ở khu vực này khá thấp, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng để CNM có thể sinh trưởng và phát triển. Nguyên nhân là khu vực này chịu tác động mạnh từ thủy triều biển, do đó các chất hữu cơ hầu như bị cuốn trơi ra biển theo sự dao động triều. Vì vậy, CNM ở đây chỉ phát triển ở mức độ trung bình và khả năng tái sinh tự nhiên của cây con rất chậm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm môi trường vũng an hòa tỉnh quảng nam làm cơ sở phục hồi rnm (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w