Đặc điểm môi trường trầm tích 1 Thành phần hạt trong trầm tích

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm môi trường vũng an hòa tỉnh quảng nam làm cơ sở phục hồi rnm (Trang 41 - 43)

7 Tiền Giang 463 Khang và cs

3.2. Đặc điểm môi trường trầm tích 1 Thành phần hạt trong trầm tích

3.2.1. Thành phần hạt trong trầm tích

Thành phần hạt trong trầm tích có quan hệ đến hệ số thấm và độ bền chặt của đất. Đất RNM là do phù sa các sơng mang từ nội địa ra cùng với trầm tích biển do thủy triều đem vào. Sự biến đổi thành phần độ hạt phụ thuộc vào điều kiện thủy động lực học của mơi trường trầm tích. Khi tỷ lệ hạt có kích thước khác nhau, ở mỗi loại đất, mỗi tầng đất khác nhau, sẽ tác động trực tiếp đến tính chất đất là khác nhau và từ đó ảnh hưởng đến cây trồng [4].

Kết quả phân tích qua 2 đợt thu mẫu cho thấy, thành phần hạt của trầm tích vũng An Hịa bao gồm cát thơ (0,5 - ≥1 mm), cát mịn (0,02 – 0,5 mm), limon (0,002-0,02 mm) và sét (<0,002 mm). Đặc điểm tỉ lệ thành phần hạt trầm tích được khái qt ở hình 3.4.

Hình 3.4. Đặc điểm thành phần hạt trong trầm tích khu vực nghiên cứu

Cát thơ: Tỉ lệ cát thơ trong các mẫu trầm tích biến động từ 29,54- 52,82%. Trong đó, điểm có tỉ lệ cát thơ cao nhất là Tam Quang 1 (52,82%),

thấp nhất là Tam Hải 2 (29,54%), giá trị trung bình là 42,59%. Kết quả so sánh giá trị trung bình tỉ lệ cát thơ trong trầm tích cho thấy khơng có sự khác biệt rõ rệt qua hai đợt khảo sát (t-test, n = 14, P = 0,91 > 0,05). Tuy nhiên, nếu xét theo khơng gian từng xã thì có sự khác biệt rõ (ANOVA single factor, F = 7,44 > Fcrit. = 2,79). Trong đó, khu vực có tỉ lệ cát thơ cao nhất là xã Tam Quang (52,54%) và thấp nhất ở xã Tam Hải (34,99%).

Cát mịn: Tỉ lệ cát mịn trong các mẫu trầm tích biến động từ 42,74 - 65,73%. Kết quả phân tích bằng t-test khơng nhận thấy có sự khác biệt về giá trị trung bình tỉ lệ cát này giữa 2 đợt khảo sát (P = 0,13, n = 14) nhưng có sự khác biệt theo khơng gian (ANOVA single factor, F = 5,67 > Fcrit. = 2,79).

Trong đó, khu vực xã Tam Hải có tỉ lệ cát mịn cao nhất với 61,48% và thấp nhất là xã Tam Quang với 45,66%.

Limon: Nhìn chung, tỉ lệ limon có sự khác nhau giữa hai đợt khảo sát nhưng theo khơng gian thì khơng nhận thấy rõ sự khác biệt (ANOVA single factor, F = 1,97 < Fcrit. = 2,79). Một đặc điểm dễ nhận thấy ở hầu hết các mẫu là hàm lượng limon chiếm tỉ lệ thấp, , dao động từ 1,37 - 8,53% với giá trị trung bình chung chỉ đạt 3,81%. Khu vực có tỉ lệ limon cao nhất là xã Tam Nghĩa (6,57%). .

Sét: Sét chiếm tỉ lệ thấp nhất trong thành phần trầm tích ở khu vực An Hịa, tỉ lệ sét có sự biến động khá rõ theo không gian và thời gian khảo sát với mức dao động trong khoảng từ 0,23 - 5,77%. Tam Hịa 3 là điểm có tỉ lệ sét cao nhất (5,77%), Tam Quang 2 là điểm có tỉ lệ sét thấp nhất (0,23%), giá trị trung bình chung là 2,14%. Xã Tam Nghĩa là khu vực có tỉ lệ sét cao nhất (4,55%).

Để đánh giá mức độ phù hợp với CNM, tỉ lệ hàm lượng cát nói chung (bao gồm cả cát thơ và cát mịn) được đưa vào xem xét. Kết quả phân tích sự khác biệt về giá trị trung bình tỉ lệ cát trong trầm tích cho thấy dù có sự chênh

lệch giữa hai đợt khảo sát (t-test, P = 0,005 < 0,05, n = 14), nhưng mức độ không lớn và tỉ lệ đều vượt quá 90% (91,2% ở đợt 1 so với 96,9% ở đợt 2). Hơn nữa, khi so sánh giá trị tỉ lệ hàm lượng cát trung bình thì thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa theo khơng gian (ANOVA single factor, F = 1,60 < Fcrit. = 2,79) nên có thể nói các điểm khảo sát đều có tỉ lệ cát trong trầm tích cao và ít có sự khác biệt giữa các khu vực. Tỉ lệ này không thực sự phù hợp với sự sinh trưởng của CNM [3], ngoại trừ khu vực Tam Nghĩa có hàm lượng sét và limon chiếm khoảng gần 10%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm môi trường vũng an hòa tỉnh quảng nam làm cơ sở phục hồi rnm (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w