Nhiệt độ (0C)

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm môi trường vũng an hòa tỉnh quảng nam làm cơ sở phục hồi rnm (Trang 35 - 41)

7 Tiền Giang 463 Khang và cs

3.1.1. Nhiệt độ (0C)

Nhiệt độ ở môi trường nước ảnh hưởng đến chất lượng nước bề mặt thông qua sự cân bằng lắng tụ và bốc hơi nước. Những vùng khơ hạn có xu thế chung là nồng độ muối cao hơn trong nước bề mặt so với những vùng ẩm ướt. Vì thế, nhiệt độ nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và số lượng loài CNM ở vũng An Hòa. Trong thời gian khảo sát nhiệt độ khu vực nghiên cứu dao động trong khoảng từ 29,6 – 33,10C (Hình 3.1), trung bình là 31,74 ± 0,920C. Do thời gian khảo sát rơi vào mùa khô và khu vực khảo sát khá nông, từ 0 - 1m nên nhiệt độ này được chúng tơi đánh giá là khơng có sự thay đổi so với khảo sát trước đó. Theo Phạm Viết Tích và cs.

(2009), vũng An Hịa có sự biến động nhiệt độ nước tầng mặt trên khoảng 27,7 – 29,40C, đơi khi có thể lên 34 – 350C vào thời điểm nắng nóng Cịn trong mùa mưa, giá trị này nằm trong khoảng 25,5 – 280C [20]. Nhiệt độ nước vũng An Hòa phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của CNM.

Hình 3.1. Nhiệt độ mơi trường nước khu vực nghiên cứu

3.1.2. pH

pH là một nhân tố mơi trường có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật. pH thích hợp cho thủy sinh vật nằm trong khoảng từ 6,5 - 9. Khi pH môi trường quá cao hay q thấp đều khơng thuận lợi cho q trình phát triển của thủy sinh vật. Do đó, pH là một trong những nhân tố quyết định giới hạn phân bố của các loài thủy sinh vật [13].

Giá trị pH ở vũng An Hịa có sự khác nhau giữa các khu vực khảo sát. Trong thời gian nghiên cứu, pH dao động trong khoảng từ 7,32 - 9,15, giá trị trung bình là 8,56 ± 0,43. Trong đó, Tam Giang 3 là điểm có giá trị pH cao nhất đạt 9,15, giá trị thấp nhất là 7,32 tại Tam Nghĩa 2. Giá trị pH ở Tam

Nghĩa có xu hướng thấp hơn các xã khác do các điểm khảo sát này thuộc ven sơng Trầu và sơng Bến, ít chịu tác động của biển hơn so với các điểm khảo sát cịn lại (Hình 3.2).

Hình 3.2. Độ pH trong nước ở khu vực nghiên cứu

So sánh với nghiên cứu của Phạm Viết Tích và cs. (2009) nhận thấy chỉ số pH trong vùng khơng có sự thay đổi đáng kể theo không gian và thời gian. Trong mùa khô pH dao động trong khoảng 7,33 – 8,73, trung bình là 8,16 ±

0,42. Còn trong mùa mưa, chỉ số này nằm trong khoảng 6,26 – 8,08, trung bình là 7,64 ± 0,47. Theo báo cáo của Trung tâm quan trắc mơi trường, tháng 11/2010 thì pH mơi trường nước vũng An Hịa dao động trong khoảng từ 7,5 – 8,5 lúc triều xuống và 7,5 – 8,6 lúc triều lên [17]. Như vậy, giá trị pH tại vũng An Hòa phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của CNM dù theo kết quả khảo sát này có cao hơn so với các kết quả trước đây, nhưng mức độ tăng không đáng kể và không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của RNM ở khu vực này.

3.1.3. Độ muối

Độ muối là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sự phân bố của RNM. Những nghiên cứu của Blasco (1984), Aksornkoe (1993), Phan Nguyên Hồng (1996) đã chỉ ra rằng CNM tồn tại và phát triển tốt ở nơi có độ muối trong nước dao động trong khoảng từ 10 đến 30‰ [11].

Ở khu vực nghiên cứu, trong thời gian khảo sát độ muối dao động từ 12 - 34‰. Trong đó, điểm có độ muối cao nhất là Tam Giang 1, Tam Giang 3 và Tam Quang 2 (34‰), điểm có độ muối thấp nhất là Tam Nghĩa 2 (12‰). Độ muối trung bình cao nhất là xã Tam Giang (33,67‰) và thấp nhất là xã Tam Nghĩa (13‰) (Hình 3.3).

So sánh với nghiên cứu của Phạm Viết Tích và cs. (2009), độ muối trên tồn khu vực dao động trong phạm vi khá lớn ở cả 2 mùa tùy thuộc vào tác động của nguồn nước và thủy triều. Trong đó, vũng An Hịa có độ muối dao động từ 4,80 – 30,20‰ (cao nhất có khi lên đến 34‰ ở nơi nước cạn vào những ngày nắng nóng), trung bình 18,05 ± 8,44‰ trong mùa khơ và từ 0,00 – 27,50‰, trung bình 9,23 ± 11,82‰ trong mùa mưa. Đặc biệt, sự chênh lệch độ muối ở đây khá lớn theo pha triều cũng như theo mùa. Báo cáo của trung tâm quan trắc Mơi trường tháng 11/2010 thì độ muối mơi trường nước vũng An Hòa dao động trong khoảng từ 2,2 – 4,6‰ lúc triều xuống và 2 – 4,5‰ lúc triều lên [2].

Như vậy, độ muối trong mơi trường nước ở vũng An Hịa có ở thời điểm khảo sát là khá cao nhưng do đây là thời điểm nắng nhiều và các điểm khảo sát có độ sâu khơng q 1 m nên có thể nói độ muối khơng có sự chênh lệch rõ ràng so với các nghiên cứu trước đó và phù hợp với sự sinh trưởng của CNM.

Ngồi ra, theo khảo sát trước đây của Phạm Viết Tích và cs. (2009), Báo cáo của Trung tâm Quan trắc mơi trường tháng 11/2010 thì kết quả các thơng số chất lượng nước khác như: DO, TSS, BOD5, COD, nitrat, nitrit, amoni, photphat, Zn, Pb, Hg, Fe, Cu, Cd, dầu mỡ và tổng Coliform đều nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật thủy sinh nói chung và CNM nói riêng [17]. Như vậy, từ những kết quả trên chúng tơi cho rằng chất lượng nước ở vũng An Hịa vẫn cịn đủ thuận lợi để CNM có thể sinh trưởng và phát triển.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm môi trường vũng an hòa tỉnh quảng nam làm cơ sở phục hồi rnm (Trang 35 - 41)