Diện tích RN Mở vũng An Hịa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm môi trường vũng an hòa tỉnh quảng nam làm cơ sở phục hồi rnm (Trang 54 - 56)

7 Tiền Giang 463 Khang và cs

3.3.2. Diện tích RN Mở vũng An Hịa

RNM tại khu vực này đã bị suy giảm diện tích nghiêm trọng so với trước đây. Diện tích RNM tại khu vực nghiên cứu đã có sự thay đổi từ năm 1990 đến 2010 (Bảng 3.2). Trong đó, Tam Hịa là xã có diện tích RNM suy giảm nhiều nhất chiếm 94%, tiếp theo là xã Tam Quang 88%, Tam Giang 84%, Tam Hải 79% và Tam Nghĩa 67%.

Bảng 3.2. Sự biến động RNM ở vũng An Hòa Địa điểm 1990 2010Sự biến động RNM (ha)Diện tích giảm % giảm

Tam Hải 106,68 22,15 84,53 79%

Tam Giang 184,26 29,75 154,51 84%

Tam Hòa 113,32 6,53 106,79 94%

Tam Quang 22,8 2,83 19,97 88%

Tam Nghĩa 56,62 18,57 38,05 67%

(Nguồn: Phạm Tài Minh, 2011)

Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động chặt phá rừng để nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên từ năm 2003 đến 2007 bệnh trên tôm ni xảy ra nghiêm trọng trên tồn tỉnh Quảng Nam, và đến thời điểm năm 2008 trở đi thì hầu hết các ao ni bị bỏ hoang. Những diện tích RNM cịn lại bao gồm một phần rừng ngun sinh cịn sót lại, phần khác lớn hơn là rừng tái sinh chịu nhiều tác động và một phần nhỏ rừng tái sinh tại các đầm nuôi tôm bị bỏ hoang. CNM lâu năm tại rừng ngun sinh cịn sót lại phân bố với diện tích nhỏ và khá thưa thớt, rừng thứ sinh phát triển với diện tích lớn, tập trung và khá phổ biến ở hầu hết các xã. Sự phân bố các khu RNM ở vũng An Hòa được khái quát ở hình 3.11.

Hình 3.11. Phân bố RNM tại vũng An Hịa

RNM tại vũng An Hòa đã và đang bị tác động bởi nhiều nguyên nhân khác, đặc biệt là các hoạt động kinh tế trong khu vực như khai thác khoáng sản lịng sơng, nạo vét luồng lạch để phục vụ giao thông thủy, mở rộng và phát triển cảng Kỳ Hà, cảng hàng hóa Tam Hiệp, cảng cá An Hịa… cùng với các hoạt động xả thải từ khu công nghiệp Tam Hiệp và khu kinh tế mở Chu Lai.

Hiện nay, trong bối cảnh chịu tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, của thiên tai hàng năm, đồng thời chính quyền và người dân địa phương nhận thấy rõ tầm quan trọng của RNM trong bảo vệ môi trường thông qua bài học lớn về sự thất bại của việc phá rừng để nuôi tôm phát triển kinh tế. Nhu cầu phục hồi RNM được đặt ra và trở nên cấp thiết. Nhiều dự án, chương trình hỗ trợ trong và ngồi nước đang tập trung nguồn lực cho cơng tác này. Bên cạnh đó, ý thức của người dân đã được nâng cao đáng kể qua các chương trình truyền

thơng cộng đồng về vai trị của HST RNM. Đây là các điều kiện thuận lợi cho công tác phục hồi và bảo vệ RNM tại khu vực này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm môi trường vũng an hòa tỉnh quảng nam làm cơ sở phục hồi rnm (Trang 54 - 56)