Từ Humboldt đến Saussure

Một phần của tài liệu lô-gích, ngữ nghĩa và lập luận; trên cứ liệu tiếng việt (Trang 159)

C ng 3 LƠ-GÍH VÀ LẬP LUẬN: NHỮNG PHƯƠNG DIỆN KHÁ

3.2.2.1Từ Humboldt đến Saussure

3.2 Trường nghĩa từ góc độ lơ-gích và lập luận

3.2.2.1Từ Humboldt đến Saussure

Khi bàn đến hệ thống - cấu trúc từ vựng, người ta thường nhắc đến J.Trier như là người đặt nền móng cho một lĩnh vực quan trọng của từ vựng - ngữ nghĩa học. Tuy nhiên, thực chất điều này đã được nhận diện từ trước đó khá lâu. Cội nguồn của vấn đề có lẽ được bắt đầu từ Humboldt (1767-1835) [93] khi nhà bác học này phát hiện ra sự phân bố từ vựng một cách tự động và u cầu nhìn nhận nó như một “thể hữu cơ”. “Thể hữu cơ” ở đây được hiểu như là sự gắn bó chặt chẽ, tác động, quy định lẫn nhau giữa các đơn vị, qua đó hình thành nên các hệ thống trong tồn bộ kho từ vựng của một ngôn ngữ. Nhưng sự gắn bó, quy định đó khơng phải do ý nghĩa của các đơn vị trong hệ thống làm nên mà chính do ở sự cố định tính chất tinh thần, vốn đã nâng cái yếu tố cấu âm lên thành sự diễn đạt ý nghĩa. Humboldt chủ trương, không nên tìm kiếm tư liệu cho việc nghiên cứu so sánh giữa các ngôn ngữ - một cơng việc chỉ có thể mang tính chất lịch sử, mà chỉ nên tìm kiếm bằng con đường có thể lý giải mối liên hệ nguyên thủy của các hiện tượng và nhận thức ngơn ngữ như là một thể hữu cơ có quan hệ bên trong. Theo đó, cái bản chất của sự vật về đại thể là khơng làm thành lý do để kéo về phía nó khối âm thanh đã được khốc lên mà do ý chí tinh thần của mỗi một dân tộc. Tính chất cấu trúc linh hồn dân tộc đã quy định tính chất cấu trúc của ngơn ngữ mà nó dùng làm phương tiện. Cho nên, giới hạn ý nghĩa mà mỗi đơn vị ngôn ngữ muốn vươn tới trong sự diễn đạt được tiên định bởi nhu cầu bên trong của chủ thể, làm cho nó mang đặc trưng của hoạt động tự thân kiến tạo hơn là sản phẩm của hoạt động này. Kết quả, mỗi dân tộc khác nhau đã có cách định danh khơng giống nhau cho cùng một đối tượng. Chẳng hạn, người Đức dựa vào hình dáng của cây hoa tuyết để đặt tên cho nó là schneeglockchen - dịch từng chữ

là ái h ng t yết; trong khi người Anh lại dùng từ snowdrop với ý nghĩa là

hình dung khác hẳn: một bên dựa vào hình dáng bên ngồi của hoa, một bên so sánh nó với một dạng tồn tại của tuyết.

Cũng vì vậy mà theo Humboldt, quan hệ giữa sự vật và ngôn ngữ - đúng hơn là quan hệ giữa khái niệm và từ - khơng có sự tương ứng một - một. Đối với các từ, đó khơng phải là những cái nhãn hay những cách gọi tên từng cá thể. Tuy vậy, chúng đồng thời lại chỉ một sự vật và quy vào một phạm trù tư duy đặc biệt. Các từ của mỗi ngôn ngữ được tổ chức thành một tổng thể có hệ thống, đến nỗi việc phát ngôn ra một từ thôi cũng tiền giả định cái tổng thể của ngôn ngữ ấy như là một cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ pháp và lơ-gích.

Đến những năm 80 của thế kỷ XIX, vấn đề này lại được Pokrovskij M. nêu lên. Pokrovskij là nhà bác học người Nga, với ông nhiệm vụ nghiên cứu từ vựng một cách hệ thống lần đầu tiên được đặt ra. Những gì mà nhà khoa học này làm được theo cách đó đã tạo ra một kiểu trường mang tên ông: trường Pokrovskij. Pokrovskij quan niệm cũng gần giống như Humboldt ở chỗ, sự tổ hợp lại với nhau gồm các đơn vị từ vựng dựa trên một cơ sở nhất định nào đó là điều có thật. Tuy nhiên, khác với Humboldt, ơng đã nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể và rành mạch hơn. Pokrovskij đã gắn hệ thống “biểu tượng” giống nhau với các hệ thống của hiện tượng đời sống xã hội và kinh tế (cơng cụ lao động). Theo đó, kiểu trường Pokrovskij được chia dựa trên cơ sở sử dụng đồng thời ba tiêu chuẩn:

(i) Nhóm nội dung, bao gồm các từ có quan hệ dùng (ii) Hiện tượng đồng nghĩa

(iii) uan hệ hình thái học

Tiêu chuẩn cuối cùng được hiểu là xu hướng theo nguyên tắc gọi tên của người hành động, công cụ, cách hành động. Nghĩa là, các từ được quy vào nhóm này đều có những tiêu chí chung về hình thái, đó là các hậu tố và những cái khác. Về sau áp dụng điều này, người ta xây dựng những cuốn từ điển bậc

thang, mang lại giá trị nhất định cho việc tra cứu và tìm hiểu tính thơng dụng của từ.

Đến năm 1910, trong khi nghiên cứu các thuật ngữ quân sự của nước Phổ, Meyer [109] nhận thấy sự ức chế lẫn nhau về giá trị của những danh từ chỉ cấp bậc, chức vụ trong quân đội. Từ đó, lần đầu tiên trong lịch sử ngơn ngữ học xuất hiện khái niệm hệ thống ngữ nghĩa do ông đề xuất. Khái niệm hệ thống ngữ nghĩa được Meyer định nghĩa như là sự tổ chức phối hợp một số lượng có hạn những cách biểu đạt xuất phát từ một quan điểm cụ thể nào đó. Định nghĩa này được minh hoạ bằng hệ thống thuật ngữ quân sự mà tác giả đang nghiên cứu. ua đó Meyer tuyên bố rằng, mỗi yếu tố trong một bảng danh mục như thế đều rứt giá trị của mình khi đứng vào hệ thống. Chẳng hạn

major (thiếu tá) đứng giữa captain (đại úy) và lieutenant - colonel (trung tá)...

Hình dung sự phân chia giữa các đơn vị qua bảng danh mục của Meyer, người ta có thể thấy được phương thức tổ chức ngữ nghĩa và giá trị của các yếu tố trong cùng hệ thống. uan điểm này về cơ bản gần giống với lý luận giá trị của Saussure về sau.

Tiếp tục phát triển những học thuyết mà các nhà nghiên cứu đi trước để lại, hai mươi năm sau bản thân thuật ngữ trường được xuất hiện - một khái niệm mới chỉ hiện tượng liên kết tự động của các đơn vị từ vựng. Khái niệm này được phát triển ở Đức, sau đó lan toả dần ra các quốc gia lân cận. Hai nguồn ảnh hưởng lớn nhất đã tạo điều kiện cho nó kết tinh lại là Russell và Saussure. Hai ông này trong những cuộc tranh luận về học thuyết “hình thức ngơn ngữ bên trong” của Humboldt đã đưa ra những quan điểm có tính đối lập nhau. đây, ta chú ý đến luận điểm của Saussure, những luận điểm mà giá trị của nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình nghiên cứu của các nhà ngữ nghĩa học - từ vựng học nói riêng và cả nền ngơn ngữ học sau này.

Saussure (1857-1913) trước hết đã đóng góp các quan điểm của mình vào lĩnh vực này khi xem hệ thống đồng đại như một mạng lưới liên kết bằng

những sự há biệt (differences), đối (oppositions) và giá trị h biệt

(distinctive values). Cả ba mặt này đều được thể hiện trong cùng một hệ thống nhằm xác định giá trị của từng đơn vị (từ) khi chúng được mang ra so sánh. Hai khía cạnh được Saussure xem xét cho một giá trị là mặt khái niệm và mặt vật chất của nó. Theo đó, ơng chủ trương cần có sự phân biệt giữa giá trị và ý nghĩa của một từ, tương tự như cách ta phân biệt giá trị của một đồng xu có ghi trên đó một mức mệnh giá, trong điều kiện cho trước: một không gian cho trước và thời gian cho trước. Đối với một từ, giá trị chỉ có thể có được khi và chỉ khi nó đổi được một cái gì khơng cùng dạng: một khái niệm; và so sánh được với những cái cùng dạng với nó: những yếu tố lân cận trong cùng một hệ thống. Khi đó, khái niệm hiện diện như là sự đối lập với hình ảnh âm thanh ở bên trong tín hiệu; và đến lượt nó khi đứng trong hệ thống, bản thân tín hiệu này với sự đối lập giữa hai yếu tố cũng thực hiện sự đối lập với các tín hiệu khác. Vì thế, Saussure cũng cho rằng, nếu xuất hiện một sự thay đổi nào thì điều đó khơng phải là do hệ thống gây nên. Nó là do sự thay đổi của một vài yếu tố cấu thành, dẫn đến sự thay đổi trong toàn bộ hệ thống tĩnh trạng. Không bao giờ hệ thống lại biến đổi một cách trực tiếp, bản thân nó là bất biến. Chỉ có một vài yếu tố biến đổi, bất chấp cả mối quan hệ gắn bó nó với cái tồn thể. Phát hiện này có vai trị cực kỳ quan trọng, giúp các nhà ngôn ngữ học nắm rõ hơn về bản thể luận ngôn ngữ và triển khai chúng trong những nghiên cứu có dùng lát cắt đồng đại cho một hệ thống tĩnh trạng.

3.2.2.2 Quan điểm nối tiếp tiến bộ của Trier .

Đặc biệt, sự xuất hiện của tác phẩm Der deutsche wortschatz im sinnbezirk

des verstandes (Từ vựng tiếng Đức trong phạm vi lĩnh hội của ý thức) của Trier [122] vào năm 1930 được đánh giá như là bước ngoặt quan trọng trong sự hình thành một phương pháp khá tồn diện và sâu sắc hơn bất cứ phương pháp nào từ trước cho đến thời điểm này. Trong tồn bộ tác phẩm của mình, Trier J. ln nhắc đến các trường ng n ng , hái niệm à từ ựng; trong đó

kho từ vựng của một trạng thái đồng đại nhất định. Định nghĩa của Trier về trường được nêu lên một cách cẩn thận như sau: “Trường là những thực thể ngôn ngữ tồn tại giữa những từ cá biệt và từ vựng; chúng là bộ phận của một tổng thể, giống từ ở chỗ kết hợp với nhau tạo thành một loại đơn vị cao hơn và giống từ vựng ở chỗ tự chia mình thành những đơn vị nh hơn”. Đây chính là kết quả của cuộc khảo sát về các khái niệm thuộc lĩnh vực học thuật trong tiếng Đức vào thời cổ đại và trung đại của tác giả. Lúc đó, Trier nhận thấy bức tranh về một địa bàn từ vựng liên kết chặt chẽ và tổ chức ăn khớp; trong đó, ý nghĩa của mỗi yếu tố được xác định bởi các yếu tố lân cận. Có những lĩnh vực ngữ nghĩa giới hạn lẫn nhau, phân chia và cùng nhau bao khắp địa bàn. Chẳng hạn, khu vực mà từ red phủ lên là các từ scarlet (đ tía), crimson (đ thẫm), vermillion (đ son); đồng thời ta thấy các từ này đã chia nhau địa bàn giá trị. đó, mỗi đơn vị chiếm lĩnh một giá trị đặc hữu duy nhất. Cũng có nghĩa là, mỗi từ chỉ dùng đúng với một thực tế nó gọi tên mà thơi.

Một nội dung nữa của Trier được nhiều nhà nghiên cứu trong địa hạt này quan tâm là nỗ lực của ơng trong việc tìm hiểu sự hoạt động biến đổi nghĩa của một trường trong những giai đoạn đồng đại nhất định. Trier cho rằng ở vào hai thời điểm t1, t2 khác nhau với cùng một trường thì khơng giống nhau cho các đơn vị. Một cách cụ thể, nghĩa của một đơn vị trong trường bao giờ cũng tồn tại trên cơ sở những cái sở chỉ mà từ đó làm sở biểu; nhưng một khi cái cơ sở này khơng cịn thì tự nó cũng biến đổi theo. Đây là một nhận định hợp với quy luật phát triển chung của ngôn ngữ và mang một luận cứ khoa học hết sức minh bạch. Để rõ hơn, ta giả định cơ sở (điều kiện) tồn tại của ký hiệu X1 với nghĩa Y1 ở thời điểm t1 là Z1. Khi chuyển sang thời điểm t1 lúc mà

cơ sở tồn tại của Z1 do quá trình biến đổi (lịch sử nhận thức) trở thành Z2 thì sẽ làm biến đổi tất cả quan hệ của những yếu tố mà nó đã quy định trước đó.

Đây là trường của Trier khi ơng nghiên cứu về hoạt động trí tuệ vào năm 1200. Lúc này, bộ ba các từ wisheit, kunst, list lập thành một trường, trong đó nghĩa của chúng lần lượt là mư mẹo héo éo sáng s ốt. Các từ này về bản

chất là chia nhau một địa hạt hoạt động riêng của mình. List chỉ một sự hiểu biết nhưng sự hiểu biết ấy thiên về kinh nghiệm từng trải; kunst chỉ một trình độ tri thức cao hơn, bao gồm cả trình độ xử thế; wisheit là một từ khá đặc biệt, cơ sở tồn tại của wisheit là ý thức của những người đi theo Cơ Đốc giáo, một tôn giáo phát triển mạnh ở Đức vào thời điểm này. Khi đó, nó có nghĩa là sự trưởng thành đầy đủ của những con người được giáo dục trong một mơi trường trí tuệ và xã hội trọng vọng. Đó là sự cộng hợp của “trí tuệ con người” và “trí tuệ thần thánh”. Một trăm năm sau, năm 1300, tồn bộ bức tranh đã thay đổi hẳn, trường trí tuệ giờ đây cũng là bộ ba nhưng đó là một bộ ba hồn toàn khác trước. Trier nhận thấy đã có sự di chuyển ra bên ngồi hệ thống của

list và sự gia nhập thế chỗ của từ wissen. Khơng chỉ đơn giản ở mức đó, nghĩa

của các từ trong trường trí tuệ giờ đây cũng khác với thời điểm cách đó một thế kỷ. Wisheit lúc này khơng cịn mang ý nghĩa tơn giáo, nó đã biểu hiện một sự tách biệt giữa con người và thần thánh. Sự khu biệt giữa trí tuệ thần linh, trí thức và sự khéo léo trần tục đã làm mất hẳn sắc thái quý tộc, xã hội mà khi trước nó đã từng có.

3.2.3 C c p ng diện của tr ng ng ĩa - c s của s p u n

Các đơn vị từ vựng khi đứng vào cùng một hệ thống sẽ thực hiện sự đối lập, khác biệt và tạo giá trị khu biệt. Cho nên, khơng chỉ có sự kết hợp theo nguyên lý ngữ pháp mới xây dựng thành những câu chứa hàm ý và mang tính lập luận mà đôi khi hiện tượng này còn được đảm nhiệm bởi các từ của trường nghĩa, đặc biệt là các trường nghĩa tính từ. Chẳng hạn, trong một dịng ngữ lưu được xây dựng có một đơn vị thuộc trường nghĩa màu sắc như:

Ví dụ 3.26: Nắng xuống, nước biển khơng cịn màu xanh.

Rõ ràng người nói muốn phủ nhận màu xanh của nước biển và một cách tiên nghiệm xác nhận rằng nó có màu của các màu cịn lại, các màu này sẽ thuộc tập hợp của trường nghĩa chỉ màu sắc. Vấn đề này là cực kỳ quan trọng khi chủ thể ngôn ngữ muốn xây dựng một lập luận chứa hàm ý và có khi nó

phụ thuộc vào văn hố, tâm lý, truyền thống ứng xử, thói quen giao tiếp của mỗi dân tộc. Từ trường nghĩa đến việc ứng dụng các đơn vị từ vựng cùng trường vào chuỗi ngôn ngữ lập luận mang định hướng của chủ thể là hết sức quan trọng. Con đường này đi qua một số cơ chế về quan hệ ngữ nghĩa được xét sau đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3.1 Quan hệ trên hai trục toạ độ: liên tưởng và kết hợp

Trong Introduction to theorical linguistics [107], Lyons đã chỉ rõ ngoài sự đồng nghĩa, hệ thống trường nghĩa còn chứa những quan hệ ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn hồng và ợ không phải là đồng nghĩa nhưng chúng có quan hệ với nhau về ngữ nghĩa theo một cách không giống như hồng với trái cây

hay trái đất. Hay như giữa tốt và xấ khác nhau về ý nghĩa nhưng lại gần nhau hơn so với tốt và xanh …

Các quan hệ được nói ở đây là quan hệ liên tưởng, làm cho tất cả các đơn vị trong một trường nghĩa có thể xuất hiện trong cùng một bối cảnh. Cho nên, khi đứng chung hệ thống, tự thân các đơn vị này sẽ làm triệt tiêu nét nghĩa riêng, hay nói như Meyer [109], chúng tự rứt giá trị của mình khi đi vào hệ thống. Nhưng khi được ra kh i hệ thống ấy để đi vào dòng ngữ lưu, giá trị của nó lại được hình thành. Và chỉ ở vị trí đó trên trục ngữ đoạn thì giá trị ngữ nghĩa của chúng mới được phát huy, nâng hiệu quả thơng tin của dịng ngữ lưu lên mức cao nhất. Chẳng hạn trường hợp câu thơ:

Ví dụ 3.27:

Liếc mắt trông ngang thấy bảng treo Đền Sầm Nghi Đống đứng cheo leo.

(Đề đền S m Nghi Đống - Hồ Xuân Hương)

Rõ ràng, thay thế cho vị trí đó của từ iế có thể dùng từ đư (Đư mắt tr ng ng ng thấy bảng treo) nhưng về đại thể từ đư khơng có khả năng

Một phần của tài liệu lô-gích, ngữ nghĩa và lập luận; trên cứ liệu tiếng việt (Trang 159)