1.3.2.1. Kinh nghiệm của huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Với Luật NSNN được sửa đổi về đẩy mạnh phân cấp, tăng nguồn lực cho địa phương và đơn vị cơ sở khai thác nội lực nâng cao hiệu quả tiết kiệm, giảm bớt thủ tục hành chính, huyện Hưng Hà tổ chức thực hiện khá tốt đáp ứng được các hoạt động phát triển KT-XH. Trong điều hành chi ngân sách, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Hưng Hà đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ngay từ đầu năm nên việc chi tiêu được bám sát dự toán, bảo đảm cân đới tích cực. Chi đầu tư phát triển KT-XH được bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, chi tiêu dùng tiết kiệm, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của huyện và cơ sở. Ngồi ra Hưng Hà cịn đáp ứng kinh phí phục vụ các khoản chi đột xuất của huyện, xã, thị trấn, đã tạo điều kiện cho các cấp, ngành hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Cơng tác quản lý tài chính ngân sách xã luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Kho bạc huyện đã tích cực kết hợp với các ngành thuộc khới Tài chính quản lý chặt chẽ thu, chi, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quản lý, điều hành ngân sách và quỹ quốc gia trên địa bàn huyện. Đồng thời Phịng Tài chính đã triển khai chương trình tin học kế toán ngân sách xã, nhằm đưa ứng dụng cơng nghệ vào việc hạch tốn kế toán quản lý thu, chi, đáp ứng nhu cầu quản lý ngân sách xã trong giai đoạn hiện nay.
Hiện nay, Chi cục Thuế Hưng Hà đang thực hiện có hiệu quả cơng tác cải cách hành chính thuế, góp phần đổi mới tác phong, lề lối làm việc, nâng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cao chất lượng công tác trong cơ quan. Chi cục Thuế Hưng Hà đã phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thể trong cơ quan từng bước tuyên truyền tới các doanh nghiệp hình thức kê khai thuế qua mạng Internet. Chủ động phối hợp với cơ quan báo chí, truyền thơng làm tớt cơng tác tun truyền đến các tổ chức và cá nhân trên địa bàn nắm và hiểu những điểm mới của các văn bản pháp luật về thuế như Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Thuế Thu nhập cá nhân, Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ… Đẩy mạnh hoạt động tiếp dân, để lắng nghe ý kiến phản ánh của người dân, doanh nghiệp về chính sách, thủ tục hành chính thuế và việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức thuế, tổ chức tiếp nhận hồ sơ khai thuế, đăng ký thuế tại bộ phận một cửa, giải quyết thủ tục hành chính trong ngày cho đới tượng nộp thuế. Với việc triển khai sâu rộng cải cách hành chính Thuế đã mở một diễn đàn công khai cho các bên tham gia bình đẳng để xây dựng cơ chế chính sách. Trong đó, doanh nghiệp được xếp ở vị trí trung tâm, vừa đứng vai trị là người thụ hưởng cơ chế chính sách vừa đứng vai trị là một bên đới trọng xây dựng cơ chế chính sách thuế. Với những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của Chi cục Thuế, sự đồng thuận giữa cơ quan quản lý thuế và đối tượng nộp thuế, trong những năm qua nguồn thu tại Chi cục Thuế huyện Hưng Hà năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể: Năm 2011, thu ngân sách Nhà nước đạt 214.107.572.900 đồng, so với dự toán đạt 297,9% và so với cùng kỳ bằng 85%.
Đối với chi ngân sách, Hưng Hà đã ổn định theo dự toán mà HĐND huyện đã phê duyệt. Để chủ động quản lý về điều hành ngân sách những tháng cuối năm, Hưng Hà tập trung khắc phục những yếu kém, đề ra các biện pháp thực hiện, phấn đấu hồn thành vượt dự tốn thu, bảo đảm nhiệm vụ chi. Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, phấn đấu thực hiện đạt, vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2007. Các cấp chính quyền, ngành thuế và một sớ ngành chức năng làm rõ nguyên nhân thất thu đối với từng chỉ tiêu thu ở từng lĩnh vực, từng địa bàn. Tổ chức thực hiện đấu giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quyền sử dụng đất, tạo vốn từ quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng. Hưng Hà thực hiện nghiêm các quy định để nâng cao hiệu quả SXKD. Tiếp tục củng cố cơng tác quản lý tài chính, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy chính quyền cấp xã [30].
1.3.2.2. Kinh nghiệm của huyện Hiệp Hòa , tỉnh Bắ c Giang
Qua khảo sát tại huyện Hiệp Hòa cho thấy cơng tác lập dự tốn hàng năm của huyện đã đi vào ổn định và nề nếp. Các nguồn thu, nhiệm vụ chi tương đối ổn định. Căn cứ vào chỉ thị của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Tài chính và thơng báo về dự tốn ngân sách cho UBND huyện. Căn cứ vào chủ trương cấp uỷ, Nghị quyết HĐND huyện, kế hoạch phát triển KT-XH và dự tốn thu chi ngân sách của các đơn vị, phịng ban, các xã, thị trấn, Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện phối hợp với Chi cục Thuế xây dựng dự toán ngân sách huyện để UBND huyện báo cáo UBND tỉnh và các ngành chức năng. Căn cứ báo cáo của huyện, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh thảo luận dự tốn ngân sách và thớng nhất với UBND huyện về dự toán thu, chi ngân sách năm của huyện trình UBND tỉnh phê duyệt và ra quyết định giao dự toán thu, chi cho ngân sách huyện [29].
Hết năm ngân sách, các đơn vị dự tốn thuộc ngân sách huyện căn cứ sớ liệu thực hiện sau khi có xác nhận của KBNN lập báo cáo quyết tốn trình cơ quan tài chính huyện thẩm định, sau khi thẩm định phịng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp báo cáo quyết toán thu chi ngân sách huyện có xác nhận của KBNN báo cáo UBND huyện trình HĐND huyện phê duyệt.
Đối với ngân sách xã, thị trấn, căn cứ báo cáo quyết toán xã, thị trấn gửi lên, phịng Tài chính - Kế hoạch thực hiện thẩm định để UBND xã trình HĐND cùng cấp phê duyệt. Phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp quyết tốn ngân sách xã báo cáo quyết toán ngân sách huyện, báo cáo HĐND huyện và báo cáo Sở Tài chính để tổng hợp vào NSĐP theo quy định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cho thấy , thực trạng công tác quản lý ngân sách trên địa bàn huyện đã có một sớ kết quả và hạn chế nhất định như sau [29]:
* Những mặt đã đạt được:
- Cơng tác lập dự tốn NSNN của huyện nhìn chung đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương. Công tác thu, chi NSNN của huyện đã sử dụng các biện pháp thích hợp để đảm bảo đúng, đủ và kịp thời. Cơng tác quyết tốn và kiểm tốn, thanh tra, kiểm tra các khoản chi thường xuyên luôn được thực hiện tốt. Tổng thu ngân sách huyện Hiệp Hòa những năm gần đây có nhiều cớ gắng, kế hoạch tỉnh giao ln hồn thành và hoàn thành với tỷ lệ cao; năm 2008 là 189.193 triệu đồng, đạt 130,7% dự toán; năm 2009 đạt 134,7% dự toán, tăng 23,7% so với cùng kỳ; năm 2010 đạt 138% dự toán, tăng 40,5% so với cùng kỳ; năm 2011 là 386.588 triệu đồng đạt 118,8% dự toán, tăng 17,5% so với cùng kỳ.
- Trên cơ sở các nguồn thu được hưởng bảo đảm cân đối ngân sách. Đối với các khoản chi thường xuyên, việc lập dự toán được dựa trên cơ sở các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Chính phủ và UBND tỉnh quy định. Đối với các khoản chi đầu tư phát triển trên cơ sở bớ trí kế hoạch cho các dự án có đủ điều kiện, bớ trí vớn phù hợp khả năng ngân sách đồng thời ưu tiên bớ trí đủ vớn để trả nợ và các dự án đang thực hiện.
Công tác thanh tra kiểm tra cũng là một công tác hết sức quan trọng, Chi cục Thuế huyện luôn chú trọng quan tâm chỉ đạo công tác kiểm tra quản lý cán bộ. Trong quá trình kiểm tra đã phát hiện nhiều trường hợp có đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh, đã lập biên bản xử lý truy thu thuế nộp vào NSNN. Đồng thời, cũng phát hiện ra hàng trăm hộ mới ra kinh doanh để đưa vào quản lý thu thuế. Kiểm tra doanh thu và chế độ sử dụng hóa đơn đới với các hộ kinh doanh trên địa bàn, phát hiện hàng trăm hộ có doanh thu thực tế cao hơn doanh thu thuế, đã tiến hành điều chỉnh doanh thu với số thuế tăng hàng trăm triệu đồng. Kiểm tra chế độ sử dụng hóa đơn, phát hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trường hợp ghi chép hoá đơn bán hàng khơng đúng quy định, có tính chất gian lận doanh thu. Chi cục Thuế đã kết hợp với Phịng Tài chính - Kế hoạch kiểm tra quyết tốn tài chính của các xã, thị trấn để kiểm tra tình hình quản lý thu nộp lệ phí và phí, các khoản thu khác. Qua kiểm tra đã phát hiện một số đơn vị sử dụng sai chứng từ thu phí, lệ phí đã kiến nghị nộp vào ngân sách. Công tác kiểm tra nội bộ ngành, thực hiện tách ba bộ phận thường xuyên duy trì, nhằm tăng cường nâng cao trình độ, phẩm chất đạo đức của người cán bộ thuế.
Chi ngân sách của huyện cơ bản thực hiện theo dự toán được duyệt vào đầu năm, ngồi ra cịn tăng chi trên cơ sở tăng chi để cân đối. Nhờ vậy, đã đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH, củng cố an ninh - q́c phịng.
Khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất là chi cho sự nghiệp văn xã, các năm đều vượt dự toán đầu năm; năm 2008 là 93.384 triệu đồng, chiếm 51,8%; năm 2009 là 117.360 triệu đồng, chiếm 54,1%; năm 2010 là 135.486 triệu đồng, chiếm 43,9%; năm 2011 là 192.975 triệu đồng, chiếm 54,3% trong tổng chi ngân sách huyện.
Các khoản chi khác cũng đã bám sát dự toán để phân bổ ngân sách , cơ bản đáp ứng nhiệm vụ chi của ngân sách.
* Những tồn tại cần khắc phục:
- Đới với lập dự tốn ngân sách hàng năm của các xã, thị trấn, các đơn vị dự tốn thuộc huyện cịn chậm.
- Đới với thu ngân sách, cịn xảy ra tình trạng thất thu ở một sớ xã, thị trấn. Chi ngân sách cịn nhiều bất cập đối với chi thường xuyên cũng như chi cho đầu tư XDCB.
- Về kế toán và quyết toán ngân sách qua kiểm tra thực tế cho thấy, chất lượng kế tốn cịn yếu, các đơn vị chưa chấp hành nghiêm chỉnh Luật Kế toán.
- Chế độ công khai tài chính đới với NSNN chưa được thực hiện nghiêm túc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước đối với huyện Đại Từ nhà nước đối với huyện Đại Từ
Để tăng cường quản lý có hiệu quả thu , chi ngân sách nhà nước qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy đị nh của pháp luật trong quản lý ngân sách và thực hiện quá trình ngân sách.
- Phải lập dự toán ngân sách sát với thực tế và hợp lý , phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong từng giai đoạn phát triển . Thời gian thực hiện quy trình ngân sách phải đảm bảo theo đúng quy định.
- Cần phải tổ chức tốt bộ máy quản lý ngân sách nhà nước theo hướng gọn nhẹ, tiết kiệm nhưng phải có các cán bộ có trình độ chun mơn cao , biết áp dụng các kỹ thuật mới tiên tiến vào công tác quản lý ngân sách , đờng thời phải có tinh thần trách nhiệm cao, tư cách đạo đức tớt,... Phải có quy hoạch và kế hoạch đào t ạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức cho các cán bộ làm công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước.
- Công tác thanh kiểm tra thu , chi ngân sách phải được thực hiện thường xuyên và phải xử lý kịp thời , dứt điểm các sai phạm trong thực hiện ngân sách.
- Đặc biệt là phải có sự lãnh , chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền từ tỉnh đến huyện và xuống các xã, thị trấn trong quản lý ngân sách. Đồng thời phải có sự phới kết hợ p của các cơ quan , tổ chức, đoàn thể trong quản lý thu , chi ngân sách . Sự ủng hộ, chấp hành tốt pháp luật của các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế , các hộ kinh doanh và nhân dân trong cơng t ác này,.. Có như vậy mới đảm bảo sự thành công và đạt hiệu quả cao trong quản lý thu, chi ngân sách nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2