5. Kết cấu của đề tài
4.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp phát triển doanh nghiệpNVVNQD ngành
công nghiệp - xây dựng Thành phố Thái Nguyên
4.1.1. Xu hướng phát triển
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Thái Nguyên đến năm 2020 là đảm bảo sự hài hòa giữa các ngành nghề, đầu tƣ có hiệu quả, làm động lực để phát triển cho các vùng khác, đảm bảo sự phát triển bền vững. Phát triển kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế tƣ nhân ngày càng phát triển mạnh với những cơ chế chính sách của nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa, sự giúp đỡ của các tổ chức tín dụng, tạo sự bình đẳng trong đối xử giữa các doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp NVVNQD. Có nhƣ vậy khu vực doanh nghiệp NVVNQD mới có điều kiện thuận lợi phát triển.
4.1.2. Các quan điểm
Trƣớc tiên, phát triển các doanh nghiệp NVVNQD phải gắn chặt với việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng có định hƣớng XHCN trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.
Thứ hai, phát triển doanh nghiệp NVVNQD phải gắn liền việc khai thác lợi thế so sánh, lợi thế tƣơng đối, thế mạnh và sử dụng có hiệu quả tiềm năng.
Thứ ba, phát triển doanh nghiệp NVVNQD gắn liền và đi đôi với việc đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH, tạo ra công ăn việc làm, công bằng xã hội, phúc lợi xã hội.
Thứ tƣ, phát triển doanh nghiệp NVVNQD luôn luôn hƣớng tới sự phát triển bền vững, sự phát triển đó đảm bảo các lợi ích doanh nghiệp, nhà nƣớc và cộng đồng dân cƣ.
Thứ năm, trên cơ sở hiện trạng phát triển của doanh nghiệp NVVNQD ngành công nghiệp - xây dựng của Thành phố cần có giải pháp phù hợp để tháo gỡ tồn tại, khó khăn, tạo các điều kiện thuận lợi để phát huy năng lực nội tại của họ trong sản xuất kinh doanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4.2. Giải pháp phát triển doanh nghiệp NVVNQD ngành công nghiệp - xây dựng Thành phố Thái Nguyên dựng Thành phố Thái Nguyên
4.2.1. Giải pháp phát triển về số lượng
- Tạo môi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội ổn định. Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp NVVNQD ngành công nghiệp - xây dựng Thành phố Thái Nguyên tham gia ngày càng nhiều về số lƣợng. Về mặt đƣờng lối, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc nêu rõ trong chủ trƣơng đƣờng lối, các thông tƣ hƣớng dẫn của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cần phải chuẩn xác và cụ thể hóa cho từng đối tƣợng các loại hình doanh nghiệp NVVNQD. Sự ổn định về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội là tiền đề quan trọng nhất để các doanh nghiệp tƣ nhân có môi trƣờng thuận lợi để đầu tƣ, để tham gia ngày càng nhiều hơn trong kinh tế thị trƣờng. Đảm bảo cho các doanh nghiệp NVVNQD đƣợc đối xử bình đẳng trong lĩnh vực đầu tƣ, tín dụng, định giá tài sản, thuê đất và các giải pháp về thị trƣờng của nhà nƣớc.
- Về thủ tục hành chính: Điều kiện thuận lợi có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển của các doanh nghiệp là đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Mỗi quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nƣớc với các doanh nghiệp NVVNQD phải là quan hệ trong đó doanh nghiệp vừa là khách hàng vừa là đối tƣợng phục vụ. Sự phối hợp quản lý các doanh nghiệp sau khi đã đăng ký kinh doanh cần có quy chế, phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp ngày càng rõ ràng hơn. Từ đó việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có chức năng không bị chồng chéo giẫm chân lên nhau. Việc xây dựng mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc của Thành phố, của tỉnh cần gắn chặt hơn nữa thông qua các hội nghị, hội thảo với các doanh nghiệp để nắm đƣợc những vƣớng mắc, hạn chế của các doanh nghiệp mà đƣa ra những giải pháp, biện pháp phù hợp, kịp thời để tháo gỡ.
- Quy hoạch phát triển doanh nghiệp NVVNQD ngành xây dựng và công nghiệp cần đƣợc gắn chặt và trở thành một trong những nội dung chính trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Sau khi quy hoạch cần đƣợc công khai quy hoạch về sự phát triển các ngành, nghề sản phẩm chính để doanh nghiệp nắm đƣợc, tổ chức sản xuất kinh doanh theo quy hoạch đó.
- Sự tiếp cận về đất đai, mặt bằng sản xuất của các doanh nghiệp. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp NVVNQD đều phải chịu những chi phí rất lớn đối với khả năng của họ về việc trả tiền mua quyền sử dụng đất, vừa nộp thuế sử dụng đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trong khi mặt bằng sản xuất vẫn có nhu cầu sử dụng. Để giải quyết vần đề này cần có quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và các thủ tục về quản lý đầu tƣ về việc cải cách quyền sử dụng đất, tránh sự trùng lặp về nộp các chi phí trong thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh. Việc quy hoạch các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cần đƣợc xây dựng đầy đủ cơ sở hạ tầng: Điện, nƣớc, giao thông nội bộ, các công trình phúc lợi công cộng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuận lợi trong việc thuê mặt bằng để sản xuất kinh doanh. Quyền thuê đất để sản xuất kinh doanh theo giá thỏa thuận trên thị trƣờng đối với các chủ cho thuê là Nhà nƣớc hay tƣ nhân cần đƣợc quy định rõ ràng hơn. Việc định giá thống nhất và minh bạch trong việc thanh toán bồi thƣờng cho những đối tƣợng doanh nghiệp sử dụng đất là hết sức cần thiết, cần có quy định từ phía Nhà nƣớc địa phƣơng một cách cụ thể hơn.
- Đối với chính sách để phát triển lực lƣợng chủ doanh nghiệp nói chung và chủ doanh nghiệp NVVNQD nói riêng, Nhà nƣớc, địa phƣơng cần có quy định ƣu đãi đối với họ, để có sự công bằng đối với chủ doanh nghiệp NVVNQD về kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng trình độ quản lý, chuyên môn của họ so với các chủ doanh nghiệp Nhà nƣớc.
4.2.2. Giải pháp về nguồn vốn
Qua khảo sát của việc phát triển doanh nghiệp (Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam) cho thấy có tới 55% trở ngại về thủ tục vay vốn phức tạp, không đủ thủ tục vay vốn; 50% trở ngại về yêu cầu thế chấp nhƣ thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp Ngân hàng không đa dạng hóa tài sản thế chấp nhƣ hàng tồn kho, các nguồn thu. Có 80% về tỷ lệ lãi suất chƣa phù hợp. Để giải quyết những vƣớng mắc đã nêu ở trên, trƣớc hết về phía Nhà nƣớc cần có cơ chế chính sách bình đẳng về việc tiếp cận vốn giữa doanh nghiệp NVVNQD và doanh nghiệp Nhà nƣớc, trong khi các điều kiện tiếp cận vốn của các doanh nghiệp NVVNQD hết sức khó khăn, doanh nghiệp Nhà nƣớc bị thu lỗ vẫn đƣợc ƣu tiên vay vốn. Theo Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07/9/2012 về việc phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp NVV giai đoạn năm 2012 - 2015 và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/1/2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/1/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh hỗ trợ thị trƣờng, giải quyết nợ xấu. Đó là hỗ trợ về thuế, lãi suất tín dụng và nguồn vốn. Tuy nhiên, trong thực tế địa phƣơng các loại hình doanh nghiệp NVVNQD đƣợc hƣởng từ những giải pháp đó còn rất hạn chế. Vì vậy, việc đơn giản hóa thủ tục vay vốn, đa dạng hình thức cho vay của các ngân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hàng thƣơng mại cần đƣợc Thành phố can thiệp một cách kịp thời và cụ thể. Các cơ chế chính sách từ phía Ngân hàng Nhà nƣớc đối với các Ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn cần đƣợc quy định, có kế hoạch tạo điều kiện về vốn vay cũng nhƣ các quỹ bảo lãnh tín dụng đối với các loại hình doanh nghiệp NVVNQD. Việc đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ của các Ngân hàng thƣơng mại cần mở rộng và linh hoạt hơn trong đó các Ngân hàng thƣơng mại bán lẻ cần mở rộng đối với nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp NVVNQD. Việc áp dụng lãi suất và thời hạn cho vay đối với các doanh nghiệp NVVNQD của các Ngân hàng thƣơng mại phù hợp hơn với nhu cầu và chu kỳ sử dụng vốn.
Trong việc giải quyết vốn cho các doanh nghiệp NVVNQD, hiện nay về phía các Ngân hàng thƣơng mại nên áp dụng một hình thức là cho thuê tài chính. Lợi ích của việc cho thuê tài chính là việc các doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản cho thuê và thanh toán dần tiền thuê trong suốt thời hạn đã đƣợc thỏa thuận một khoản tín dụng trung hạn, dài hạn thông qua việc thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác từ công ty cho thuê tài chính. Việc sử dụng cho thuê tài chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạn hẹp về ngân quỹ, mức độ tín nhiệm thấp nhƣng vẫn có cơ sở vật chất và thiết bị cần thiết để sử dụng vào sản xuất kinh doanh, bởi loại hình này có thủ tục đi thuê đơn giản, linh hoạt, nhanh gọn, giảm bớt thời gian và thủ tục thế chấp, bảo lãnh, tránh đƣợc rủi ro về tính lạc hậu của tài sản, thiết bị, có điều kiện về tranh thiết bị máy móc hiện đại để tập trung sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn.
4.2.3. Giải pháp phát triển doanh nghiệp NVVNQD cần thiết phải gắn kết và tạo lập quan hệ liên kết với các doanh nghiệp lớn, đóng vai trò đầu mối trung tâm lập quan hệ liên kết với các doanh nghiệp lớn, đóng vai trò đầu mối trung tâm dẫn dắt và chi phối đối với doanh nghiệp NVVNQD
Trong xu thế toàn cầu hóa quốc tế đã và đang thúc đẩy nhanh sự phát triển quy mô của các công ty lớn, tập đoàn kinh tế lớn, song song với sự phát triển này tốc độ cải cách công nghệ nhanh và sự biến đổi thƣờng xuyên của nhu cầu thị trƣờng về các loại sản phẩm, nó đặt ra một yêu cầu đối với các doanh nghiệp NVVNQD phải thích ứng với môi trƣờng kinh doanh. Các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn thƣờng chiếm lĩnh những ngành kinh tế trọng yếu, đòi hỏi có những trang thiết bị hiện đại, tổ chức sản xuất kinh doanh liên hoàn, có khả năng sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất, lựa chọn năng suất lao động cao, công suất lớn để đạt hiệu quả lớn hơn. Còn lại là những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp có quy mô NVV. Do vậy, các doanh nghiệp NVV nhất là các doanh nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ NVVNQD cần phải có sự liên kết, hợp nhất thành một doanh nghiệp lớn, sự hợp nhất này đƣợc quy định bởi lợi ích kinh tế mà không phải là giảm bớt các đầu mối một cách đơn giản. Các doanh nghiệp NVVNQD khi đó có thể phát huy tốt hơn sức mạnh của mình trong việc sản xuất những sản phẩm, phụ kiện, hỗ trợ, nguyên liệu hoặc vật liệu, dịch vụ nào đó cho doanh nghiệp hoặc tập đoàn kinh tế lớn. Tạo nên mối liên kết này giữa nội bộ ngành, liên ngành sẽ gây nên hiệu ứng lan tỏa, sự thúc đẩy cả doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp NVVNQD cùng phát triển, trong đó doanh nghiệp hoặc các tập đoàn kinh tế lớn trở thành trung tâm nòng cốt, khi ấy các doanh nghiệp NVVNQD sẽ trở thành các vệ tinh của họ. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp NVVNQD có điều kiện, tiền đề trở thành doanh nghiệp lớn.
Các hình thức của mối quan hệ liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế với doanh nghiệp NVVNQD có thể đƣợc thực hiện theo một số hình thức nhƣ sau:
- Doanh nghiệp lớn hoặc tập đoàn kinh tế sản xuất những phần, những bộ phận đòi hỏi công nghệ cao, phức tạp, vốn đầu tƣ lớn, trong khi đó các doanh nghiệp NVVNQD gia công các chi tiết, các bộ phận, các công đoạn sản xuất nhƣ lắp ráp, tiêu thụ sản phẩm… Thực chất của vấn đề ở đây là khả năng nội địa hóa trong ngành công nghiệp của các doanh nghiệp NVVNQD.
- Doanh nghiệp lớn hoặc các tập đoàn kinh tế đảm nhận ở khâu tinh chế, tổng hợp nguyên vật liệu trong khi doanh nghiệp NVVNQD ở vị trí sản xuất công đoạn sơ chế.
Gải pháp này khắc phục đƣợc một số hạn chế của doanh nghiệp NVVNQD về quy mô, về vốn, về công nghệ hiện nay đang cần giải quyết.
4.2.4. Phát triển doanh nghiệp NVVNQD trên cơ sở đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm truyền thống sản phẩm truyền thống
Đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm đây là một giải pháp cũng hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp NVVNQD của Thành phố Thái Nguyên, nó đặt ra nhƣ là một yêu cầu khách quan. Việc đa dạng hóa ngành nghề và sản phẩm sẽ tạo cho việc sử dụng phải khai thác tiềm năng, thế mạnh của các loại hình doanh nghiệp. Nó cho phép các doanh nghiệp NVVNQD linh hoạt và thuận lợi trong việc chọn lựa địa điểm trong việc sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố, tận dụng đƣợc tối đa lợi thế và tay nghề của lực lƣợng lao động, lợi thế về nguyên liệu, vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ liệu và truyền thống sản xuất kinh doanh, là cơ sở để giảm chi phí sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, nét độc đáo của các sản phẩm. Giải pháp này làm cho các doanh nghiệp NVVNQD giải quyết đƣợc một phần những rủi ro, mang tính bù đắp trong sản xuất kinh doanh bởi giá trị, chất lƣợng một số sản phẩm không cao, số lƣợng không đủ lớn để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
4.2.5. Phát triển doanh nghiệp NVVNQD, đặc biệt đối với ngành công nghiệp - xây dựng cần khuyến khích sự phát triển các hình thức sở hữu khác nhau xây dựng cần khuyến khích sự phát triển các hình thức sở hữu khác nhau
Với mục tiêu về huy động vốn trong dân cƣ, tạo việc làm cho lao động, cải thiện và nâng cao thu nhập, đồng thời thu ngân sách đƣợc tăng lên, vì thế khu vực doanh nghiệp NVVNQD sau khi đã phục hồi và phát triển đã và đang có nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ƣu điểm, hạn chế riêng. Sự lựa chọn và tập trung ƣu tiên cho các loại hình doanh nghiệp NVVNQD đã đƣợc phân tích ở phần thực trạng: Công ty TNHH, Công ty CP không có vốn Nhà nƣớc và Doanh nghiệp tƣ nhân cần đƣợc các cấp chính quyền, ngành liên quan tạo điều kiện tốt hơn. Việc định hình trong quản lý, sự ƣu tiên đối với 3 loại hình doanh nghiệp trên cần đƣợc chú trọng trên cơ sở cơ chế, chính sách trực tiếp của cơ quan quản lý Nhà nƣớc về vốn, thuế, sản phẩm, chất lƣợng lao động …
4.2.6. Giải pháp đối với chủ doanh nghiệp NVVNQD ngành công nghiệp - xây dựng của Thành phố Thái Nguyên dựng của Thành phố Thái Nguyên
Một là, đối với các chủ doanh nghiệp NVVNQD phải thƣờng xuyên học hỏi để nâng cao kiến thức quản trị của mình, bằng cách tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về kiến thức quản trị doanh nghiệp hiện nay, cập nhật và nắm bắt đƣợc những thông tin mới nhƣ: Pháp luật, cơ chế chính sách, thị trƣờng,… đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ phía các doanh nghiệp ở địa phƣơng khác nhau thông qua các cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp của hiệp hội doanh nghiệp NVV trên toàn quốc, vùng, miền khác nhau. Đây là điều hết sức quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp nhằm giải quyết về tồn tại trình độ học vấn của các chủ doanh nghiệp ngành công nghiệp và xây dựng đã phân tích ở chƣơng 3. Một số kiến thức và kỹ năng có thể đã có nhƣng cần đƣợc các chủ doanh nghiệp liên tục hệ thống hóa, cập