Đánh giá sự phát triển của doanh nghệp NVVNQD ngành công nghiệp-

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng Thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Trang 95 - 117)

5. Kết cấu của đề tài

3.3. Đánh giá sự phát triển của doanh nghệp NVVNQD ngành công nghiệp-

xây dựng của Thành phố Thái Nguyên

3.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

Một là, các doanh nghiệp NVVNQD của hai ngành công nghiệp và xây dựng đã và đang cố gắng tìm cách để tồn tại và phát triển trong khi có nhiều biến động lớn trên thị trƣờng và sự thay đổi các chính sách của Nhà nƣớc dành cho loại hình doanh nghiệp này. Sau những sự biến động lớn đó, các doanh nghiệp đã tự lực đứng dậy, khôi phục lại các cơ sở, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh để phù hợp với sự phát triển chung của xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Hai là, tuy về số lƣợng doanh nghiệp có giảm ở một số năm, xong nhìn chung lại tăng lên về các năm sau khi mà có sự trợ giúp của Nhà nƣớc.

Ba là, về số lƣợng lao động của các doanh nghiệp tuy có sự tăng giảm thất thƣờng theo thời gian nhƣng đã tạo ra đƣợc một số lƣợng lao động có việc làm trong cả hai ngành công nghiệp và xây dựng, góp phần vào giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Bốn là, lao động có trình độ chuyên môn ngày càng đƣợc nâng lên cả về số lƣợng và cơ cấu, cho thấy việc sử dụng lao động của các chủ doanh nghiệp đã thể hiện sự quan tâm tới chất lƣợng lao động, góp phần vào việc nâng cao trình độ dân trí nói chung của Thành phố. Đó là dấu hiệu theo chiều hƣớng phát triển tốt về chất lƣợng nguồn nhân lực cho những năm tiếp theo.

Năm là, tỷ lệ lao động nữ trong từng ngành nghề của hai ngành công nghiệp và xây dựng đều tăng lên theo các năm, cho thấy các chủ doanh nghiệp đã quan tâm tới lao động nữ, bản thân lao động nữ cũng đã có sự cố gắng trong hoạt động sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ xuất kinh doanh, nó thể hiện một trong những tiêu chí đánh giá ngày càng cao về văn hóa doanh nghiệp.

Sáu là, các chủ doanh nghiệp NVVNQD của hai ngành công nghiệp và xây dựng đều có nguồn nhân lực trẻ về tuổi đời, tuổi nghề và có số lƣợng lao động tƣơng đối phù hợp với quy mô của từng loại hình doanh nghiệp.

Bẩy là, các doanh nghiệp NVVNQD đã biết phát huy và tạo điều kiện cho nhiều ngƣời dân tham gia quá trình hoạt động, đặc biệt là việc huy động vốn, sử dụng các khoản tiền phân tán trong dân cƣ thành một khoản vốn đầu tƣ để phát triển kinh tế.

Tám là, góp phần tạo ra các sản phẩm hàng hóa có tính đa dạng, tận dụng đƣợc nguồn nguyên vật liệu tại chỗ và nguồn lực của địa phƣơng, tạo ra mối quan hệ kinh tế với nhiều tầng lớp dân cƣ khác nhau.

* Nguyên nhân của những kết quả đạt được:

- Các doanh nghiệp NVVNQD đã tận dụng đƣợc ƣu thế, có tính đặc thù của họ trong sản xuất kinh doanh.

- Sự trợ giúp của Nhà nƣớc đã dần đƣợc cải thiện. Lãnh đạo, chính quyền Thành phố Thái Nguyễn đã quan tâm đến sự phát triển của doanh nghiệp NVV trong đó có doanh nghiệp NVVNQD, đã cụ thể hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc chỉ đạo các cơ quan chức năng, các ngành tạo ra một sự đồng thuận, hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sự phát triển doanh nghiệp loại này. Sự cụ thể hóa các văn bản pháp luật, nghị định, quyết định ở các mặt nhƣ: Vốn của các tổ chức tín dụng, nhân lực, tìm kiếm thị trƣờng, thông tƣ, tƣ vấn và định hƣớng phát triển.

- Tâm huyết của các chủ doanh nghiệp đối với các ngành nghề kinh doanh, mong muốn góp một phần công sức và vật chất cho sự phát triển của địa phƣơng. Bản thân các chủ doanh nghiệp đã dần rút đƣợc kinh nghiệm, nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp, đã có bƣớc tiến bộ trong sự thích ứng và linh hoạt đối với cơ chế kinh tế thị trƣờng, đã có một số chủ doanh nghiệp tạo ra chỗ đứng với uy tín cao trong một số ngành, nghề.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế: Ngoài các hạn chế đã đƣợc phân tích ở chƣơng 1 nhƣ: Nhỏ về quy mô sản xuất, nhỏ về vốn chủ sở hữu, năng lực và trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp, trình độ chuyên môn của lao động chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ triển của doanh nghiệp. Xuất phát điểm thành lập các doanh nghiệp NVVNQD phần lớn đều mang tính tự phát, chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm thƣờng thiếu chủ động, chủ yếu là tự lập kế hoạch mà không có cơ sở hoặc thiếu cơ sở khoa học. Lao động đƣợc sử dụng, bố trí phân công nhiều khi thiên về lao động của gia đình, dòng họ, bạn bè và còn tính áp đặt. Chất lƣợng lao động nhìn chung còn thấp, phần lớn chƣa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ lớn. Sức thu hút lực lƣợng lao động công nhân giỏi, có tay nghề cao, cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ trình độ cao và quản lý giỏi chƣa đƣợc chủ doanh nghiệp quan tâm thích đáng. Mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với nhân viên, công nhân cần đƣợc tạo ra sự gắn bó, lao động coi doanh nghiệp nhƣ là nhà của chính mình là hết sức cần thiết. Việc thực hiện của chủ doanh nghiệp về tiền lƣơng, phụ cấp, khen thƣởng cần phải minh bạch, công bằng, đúng, đủ, kịp thời, tƣơng ứng với sức lao động của họ đã bỏ ra. Trang thiết bị máy móc giản đơn, cơ khí và nửa cơ khí là chủ yếu dẫn tới năng suất lao động không cao. Song song với các hạn chế trên, còn một hạn chế cần phải thay đổi thuộc về các chủ doanh nghiệp đó là tƣ duy nhỏ và vừa thƣờng trực với loại hình doanh nghiệp của họ, với sức ỳ không phải thay đổi ngay đƣợc.

* Nguyên nhân:

Nguyên nhân của các hạn chế:

Một nguyên nhân cũng hết sức quan trọng đó là cộng đồng doanh nghiệp NVV nói chung và doanh nghiệp NVVNQD nói riêng dƣờng nhƣ đang bị phân biệt đối xử, họ phải tự gồng mình với khó khăn cho đến khi không trụ đƣợc thì tự giải thể, rời bỏ thƣơng trƣờng là điều tất yếu, trong khi đó các doanh nghiệp nhà nƣớc nếu gặp khó khăn vẫn nhận đƣợc những ƣu ái, cứu vớt kịp thời từ phía nhà nƣớc. Doanh nghiệp NVVNQD phát triển một cách tự phát, sự hỗ trợ của nhà nƣớc đối với cộng đồng doanh nghiệp này không nhiều, hầu hết các chính sách nguồn vốn vẫn đổ dồn vào doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhà nƣớc. Theo ý kiến trong hội thảo của Hiệp hội các doanh nghiệp NVV tại Thái Nguyên năm 2012 có nhận định thực trạng các doanh nghiệp NVV thu hẹp quy mô từ vừa thành nhỏ, từ nhỏ đến thu nhỏ đã và đang diễn ra cấp tập nhƣ một xu hƣớng trong những năm qua. Những giải pháp quản lý Nhà nƣớc đƣa ra trong thời gian vừa qua hầu nhƣ không phát huy đƣợc nhiều tác dụng, có nhiều ý kiến cho rằng các giải pháp, chính sách của Nhà nƣớc đƣa ra hỗ trợ doanh nghiệp chƣa trúng, bất hợp lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Về thủ tục vay vốn của các Ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn còn nhiều phức tạp, thủ tục rƣờm rà, ngoài ra còn có những tiêu cực phát sinh trong quá trình tìm kiếm vốn cho sản xuất kinh doanh. Những trợ giúp về vốn của Chính phủ trung ƣơng đã đƣợc triển khai đến với Thành phố, nhƣng việc thực hiện cụ thể của các cơ quan hữu quan, Ngân hàng Nhà nƣớc, Ngân hàng thƣơng mại chƣa đƣợc thực hiện, nên vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp NVVNQD các ngành nói chung, ngành công nghiệp và xây dựng nói riêng càng khó, nhiều doanh nghiệp không đủ vốn phải tạm dừng sản xuất, có một số doanh nghiệp bị phá sản, làm cho số doanh nghiệp trụ vững đƣợc trƣớc sự biến động của khủng hoảng kinh tế không còn nhiều. Từ đó vốn dĩ đã vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này nhiều trƣờng hợp từ vừa về nhỏ, từ nhỏ xuống siêu nhỏ. Nguyên nhân phải kể đến là các chủ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phần lớn dựa trên kinh nghiệm, thiếu cơ sở khoa học trong kinh doanh, thiếu chiến lƣợc kinh doanh, có một số doanh nghiệp xoay sở tìm kiếm vận may, cùng với trình độ về chuyên môn, kỹ thuật của lao động còn rất thấp, lao động phổ thông chiếm chủ yếu đã dẫn tới sự bất ổn định trong quá trình phát triển. Song song với những nguyên nhân trên, các cơ chế, chính sách về thuế, lãi suất tín dụng… chƣa đủ sức nặng thúc đẩy, hỗ trợ để phát triển các doanh nghiệp này.

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp NVVNQD ngành công nghiệp- xây dựng Thành phố Thái Nguyên

3.4.1. Yếu tố cơ chế chính sách

Một là, đối với doanh nghiệp NVVNQD chính sách tiền tệ có tác động lớn tới việc tiếp cận các nguồn vốn, trong đặc biệt là lãi suất ngân hàng. Lãi suất ngân hàng biến động ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp NVVNQD, ảnh hƣởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi lãi suất ngân hàng tăng làm cho chi phí đầu vào dẫn tới giá thành sản phẩm tăng, làm cho lợi nhuận giảm, khả năng cạnh tranh giảm, có thể dẫn tới thua lỗ hoặc phá sản. Lãi suất Ngân hàng tăng dẫn tới xu hƣớng các doanh nghiệp NVVNQD giảm đầu tƣ, thu hẹp quy mô sản xuất, phạm vi hoạt động. Với đặc điểm vốn ít, quy mô nhỏ của doanh nghiệp NVVNQD, nên khi lãi suất ngân hàng tăng quá cao nhiều doanh nghiệp không chịu đựng đƣợc…

Hai là, đặc biệt về chính sách vốn mà nhà nƣớc ban hành, trên thực tế mới có một số lƣợng nhỏ doanh nghiệp đƣợc hƣởng thụ chính sách hỗ trợ. Còn lại phần lớn doanh nghiệp gặp phải các trở ngại về thủ tục vay vốn nhƣ hồ sơ vay phức tạp,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ không đủ thủ tục vay vốn đơn giản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, trở ngại yêu cầu thế chấp về tài sản có giá trị cao. Ngân hàng không đa dạng hóa tài sản thế chấp nhƣ hàng trong kho, các khoản thu, tỷ lệ lãi suất chƣa phù hợp, cho đến nay chỉ khoảng 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, khoảng 70% phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ các nguồn khác, có những doanh nghiệp phải chịu vay ở mức lãi suất cao. Nhìn chung về chính sách điều kiện cho vay vốn chƣa phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa, rất ít các doanh nghiệp đáp ứng điều kiện không đƣợc nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn. Điều kiện vay vốn rất khắt khe, đòi hỏi doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp, lành mạnh về tài chính... Những yêu cầu nhƣ vậy làm rào cản các doanh nghiệp NVVNQD tiếp cận nguồn vốn vay mà trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn không có tài sản lớn thế chấp, nếu có thì thủ tục xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, có thể doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội vay vốn.

Việc sử dụng tài sản bảo đảm thế chấp cho ngân hàng thì việc định giá tài sản của ngân hàng vẫn rất thấp chỉ đạt 60% giá trị thực tế của thị trƣờng. Đối với những doanh nghiệp có tài sản là hàng tồn kho luân chuyển, các khoản phải thu, nguyên vật liệu thƣờng rất khó đƣợc ngân hàng chấp nhận, nếu đƣợc chấp nhận thì việc định giá rất thấp không đáp ứng đƣợc quyền lợi của doanh nghiệp.

Ba là, các quy định về thời gian giải ngân còn rất bất cập, thủ tục vay phức tạp, thời gian làm thủ tục vay vốn thì quá dài, thời gian trả nợ gốc thì ngắn không phù hợp với chu kỳ kinh doanh của sản phẩm, dự án, kèm theo điều kiện phải có hóa đơn tài chính, thanh toán qua ngân hàng. Từ đó làm cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa giải hết ngân trong một thời gian rất ngắn thực sự khó khăn khi mà kinh tế chƣa hồi phục sau khi suy thoái, sức tiêu thụ sụt giảm, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng.

Yêu cầu về việc minh bạch hóa tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa để thỏa mãn điều kiện vay vốn của ngân hàng, trong khi phần lớn các doanh nghiệp này không đáp ứng đƣợc yêu cầu do đặc điểm tổ chức và hoạt động do từ nguồn vốn góp của gia đình, bạn bè, ngƣời thân, các cổ đông. Mặt khác, các doanh nghiệp ở các ngành chế biến gia công... mua nguyên liệu trực tiếp từ nông dân thanh toán cho họ bằng tiền mặt, không có hóa đơn chứng từ, làm cho việc chứng minh sự minh bạch đó theo yêu cầu của ngân hàng là rất khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Những bất cập này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngân hàng giải ngân chậm trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh vẫn khát vốn.

Bốn là, chính sách để tiếp cận đất đai đối với doanh nghiệp NVVNQD ngành công nghiệp - xây dựng còn nhiều bất cập, thủ tục rƣờm rà . Các thủ tục lập hồ sơ xin thu hồi, giao đất cho thuê đối với doanh nghiệp còn rất chậm. Phần lớn các địa phƣơng chƣa có quy hoạch tổng thể và chi tiết trong việc lập quỹ đất dành cho doanh nghiệp, thời gian chờ đợi để đƣợc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các doanh nghiệp này còn khá dài, làm cho thời cơ kinh doanh dễ bị mất đi.

Năm là, về chính sách thuế đối với doanh nghiệp NVVNQD ngành công nghiệp - xây dựng còn nhiều bất cập, thể hiện ở một số mặt về thuế suất và chế độ hƣởng chính sách ƣu đãi về thuế. Theo nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ đặt ra tiêu chí cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đáp ứng đủ cả 2 tiêu chí về lao động phải nhỏ hơn dƣới 200 lao động, doanh thu năm không vƣợt quá 20 tỷ đồng. So với các quy định cũ tại thông tƣ số 83/2012/TT-BTC, Nghị định số 60/2012/NĐ-CP thì điều kiện hiện nay đã thay thế tiêu chí vốn bằng tiêu chí doanh thu, cũng nhƣ sửa lại tiêu chí về lao động. Quy định mới này chặt chẽ hơn và làm cho sự ràng buộc của doanh nghiệp tăng lên, điều đó cũng dẫn đến một số doanh nghiệp đƣợc hƣởng chính sách năm 2012 sẽ không đƣợc hƣởng chính sách ở nửa đầu năm 2013.

Sáu là, chính sách đãi ngộ của nhà nƣớc còn có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp nhà nƣớc với các doanh nghiệp NVVNQD ở một số mặt nhƣ sau:

- BHXH đối với ngƣời lao động. - Kinh phí đào tạo nguồn nhân lực.

- Không cho doanh nghiệp vay vốn bằng tín chấp.

Bảy là, trong giai đoạn vừa qua việc thắt chặt chi tiêu công, đầu tƣ công của Chính phủ đã làm cho các doanh nghiệp về xây dựng càng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm việc làm.

3.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng thuộc nội tại của các doanh nghiệp NVVNQD

Từ sự phân tích thực trạng phát triển của các doanh nghiệp NVVNQD ngành công nghiệp và xây dựng cho thấy có một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của doanh nghiệp NVVNQD trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. Trong đó, những yếu tố nội tại có tác động tƣơng đối lớn đến sự phát triển. Những yếu tố nội tại của các doanh nghiệp NVVNQD có ảnh hƣởng tới sự phát triển, bao gồm: Vốn, trình độ của lao động, mức độ hiện đại trang thiết bị và công nghệ, khả năng tiếp nhận thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tin… Trong đó, ảnh hƣởng lớn nhất là quy mô vốn của doanh nghiệp có quy mô

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng Thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Trang 95 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)