Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệpNVVNQD ở tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng Thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 47)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.2.Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệpNVVNQD ở tỉnh Tuyên Quang

Để phát triển doanh nghiệp NVVNQD, tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2006 - 2010 đã lập kế hoạch phát triển trên địa bàn tỉnh, tốc độ tăng trƣởng về số lƣợng doanh nghiệp đã tăng trƣởng bình quân đạt 14%/năm, nghĩa là từ 431 doanh nghiệp lên 829 doanh nghiệp năm 2010. Các khoản thu từ doanh nghiệp vào nguồn thu Ngân sách của tỉnh đạt 580,48 tỷ đồng, tăng trƣởng bình quân 27,4%/năm. Tỷ lệ đóng góp vào Ngân sách tỉnh đạt 26,7%/năm năm 2010. Số doanh nghiệp đƣợc cấp giấy chứng nhận trong 5 năm là 688 doanh nghiệp gồm: 126 DNTN, 229 công ty TNHH MTV, 229 công ty TNHH có 2 thành viên trở lên, 77 công ty Cổ phần, 27 Chi nhánh thuộc công ty Nhà nƣớc, mức vốn đăng ký bình quân 1 doanh nghiệp cả giai đoạn này là: 2,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tuy vậy số doanh nghiệp bị xóa tên gồm 290 doanh nghiệp do tự giải thể, chuyển đổi loại hình hoạt động, bị thu hồi giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh do vi phạm quy định của Luật doanh nghiệp.

Để có kết quả trên, tỉnh đã thực hiện các nội dung nhƣ sau: Một là, triển khai các quy định để đơn giản hóa thủ tục, thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh nhƣ thực hiện quy chế một cửa tại các cơ quan hành chính, triển khai đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, khắc dấu theo cơ chế một cửa đƣợc quy định tại Thông tƣ liên tịch số 02/2007/TTLT-BTC-BCA ngày 27/02/2007 và Thông tƣ liên tịch số 05/2008/TTLT-BTC-BCA ngày 29/7/2008. Thực hiện Nghị định số 43/2010-NĐCP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, địa phƣơng đã cho đăng ký kinh doanh thực hiện theo quy trình đăng ký doanh nghiệp trên hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp trên trang thông tin của UBND tỉnh, các Sở ban ngành. Công bố, công khai quy hoạch xây dựng tạo nguồn lực chính sách khuyến khích đầu tƣ, chƣơng trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hai là, hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và hoàn thành kế hoạch đất theo từng giai đoạn. UBND tỉnh hàng năm ban hành đơn giá thuê đất, mặt bằng cho các doanh nghiệp, công khai hƣớng dẫn trình tự thủ tục lập hồ sơ giao đất, thuê đất. Ba là, giúp các doanh nghiệp tiếp cận một cách thuận lợi các nguồn vốn, vốn vay hỗ trợ, quỹ đầu tƣ phát triển của tỉnh đã giúp 32 dự án của doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn số vốn 79,46 tỷ đồng. Bốn là, tạo điều kiện cho các doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nghiệp nhỏ và vừa tham gia ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại. Thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu, tăng đầu tƣ cho vùng nguyên liệu để ổn định sản xuất và giá trị sản phẩm, tham gia các hội chợ thƣơng mại, cải thiện khả năng cạnh tranh. Năm là, phát triển nguồn nhân lực bằng cách nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề, trung tâm dạy nghề tại Thành phố và 5 huyện. Tổ chức đào tạo đƣợc 1750 học viên về một số chuyên môn kỹ thuật của ngành công nghiệp, nông nghiệp và thƣơng mại dịch vụ. Xây dựng và hỗ trợ 23 đề án đào tạo nghề bằng quỹ khuyến công. Sáu là, chính quyền chỉ đạo các ngành chức năng tuyên truyền, phổ biến về vị trí, vai trò tầm quan trọng của việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Tổ chức gặp mặt các Doanh nhân hàng năm để động viên, tôn vinh, khen thƣởng các Doanh nhân có nhiều thành tích đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng Thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 47)