Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố hải phòng làm đại diện chủ sở hữu (Trang 28 - 34)

1.1. Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh

1.1.2. Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh

1.1.2.1. Tham nhũng và hành vi tham nhũng

Theo Từ điển Tiếng Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của.

Theo Thanh tra Chính phủ, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người

nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ,

quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi (Website của Thanh tra Chính phủ).

Theo Luật phịng, chống tham nhũng năm 2018, tham nhũng là hành vi của

người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi (Điều 3.1). Trong đó người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc khơng hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó, bao gồm: a) Cán bộ, công chức, viên chức; b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó (Điều 3.2).

Luật phịng, chống tham nhũng năm 2018 đã quy định rõ các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước (Điều 2).

Theo đó, 12 hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm: a) Tham ô tài sản; b) Nhận hối lộ; c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi;

đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; g) Giả mạo trong cơng tác vì vụ lợi; h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản cơng vì vụ lợi; k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi; l) Khơng thực hiện, thực hiện khơng đúng hoặc khơng đầy đủ nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi; m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Ba hành vi tham nhũng trong khu vực ngồi nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm: a) Tham ô tài sản; b) Nhận hối lộ; c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Có thể thấy rằng, khơng như một số người nhầm tưởng chỉ có “quan chức”, “đảng viên” mới có thể tham nhũng, trên thực tế các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước là rất đáng kể, xuất phát cả từ người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức lẫn những người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó. Như vậy, ngay cả một nhân viên của doanh nghiệp, tổ chức cũng có thể có hành vi tham nhũng nếu người đó “được giao thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ”.

Điều 352 Bộ luật Hình sự hợp nhất số 01/VBHN-VPQH (Hợp nhất Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Bổ sung Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13; có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) quy định: Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện cơng vụ, nhiệm vụ. Trong đó, người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền

hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ. Luật quy định: các tội phạm

tham nhũng thuộc loại tội phạm về chức vụ, bao gồm 7 loại tội danh sau: Tội tham ô tài sản; Tội nhận hối lộ; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi và Tội giả mạo trong công tác (các Điều từ 353 đến 359). Theo đó, với những hành vi tham nhũng hội đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm được xác định là tội phạm tham nhũng, thì mức xử lý hình sự thấp nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm trở lên, mức cao nhất bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Người phạm tội cịn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc tồn bộ tài sản.

Riêng Tội tham ơ tài sản và Tội nhận hối lộ, Luật quy định rõ: Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ơ tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này (Điều 353.6 Bộ luật Hình sự hợp nhất); Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này (Điều 354.6 Bộ luật Hình sự hợp nhất). Như vậy, có thể thấy ở nước ta, tội phạm tham nhũng liên quan đến tham ô, nhận hối lộ đã khơng có sự phân biệt khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, thể hiện sự quyết tâm đấu tranh không khoan nhượng của Đảng, Nhà nước ta đối với loại tội phạm nguy hiểm này.

Về các hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi trong khu vực ngồi nhà nước, Luật Hình sự quy định Tội đưa hối lộ và Tội môi giới hối lộ (Các tội phạm khác về chức vụ), theo đó Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho cơng chức nước ngồi, cơng chức của tổ chức quốc tế cơng, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định (Điều 364 Bộ luật Hình sự hợp nhất) và Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định (Điều 365 Bộ luật Hình sự hợp nhất). Nếu các hành vi đưa hối lộ, môi giới hối

lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi trong khu vực ngồi nhà nước là do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện thì được coi là hành vi tham nhũng, vừa chịu sự điều chỉnh của pháp luật hình sự với tội danh tương ứng nếu cấu thành tội phạm, vừa chịu sự điều chỉnh của Luật phịng, chống tham nhũng năm 2018.

Có thể thấy, đối với khu vực ngồi nhà nước, pháp luật Hình sự đã quy định đầy đủ hành lang pháp lý cho việc định tội và xử lý các tội danh tham nhũng.

Đối với khu vực nhà nước, trên thực tế các hành vi từ thứ 8 (Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi) đến hành vi thứ 12 (Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi) theo Điều 2 Luật phịng, chống tham nhũng năm 2018 đang diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, được xác định là các hành vi tham nhũng nhưng chưa cấu thành tội phạm nên thường được xử lý bằng biện pháp kỷ luật hành chính. Riêng hành vi “nhũng nhiễu (cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ) vì vụ lợi” hiện nay xuất hiện rất nhiều và tinh vi trong hoạt động của các cơ quan hành chính, nơi trực tiếp giải quyết cơng việc của cơng dân và doanh nghiệp, thực chất chính là sự ép buộc đưa hối lộ được che đậy dưới nhiều hình thức, rất khó có căn cứ để xử lý.

Hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh là toàn bộ những hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước bao gồm tham ô tài sản, nhận hối lộ và đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết cơng việc của doanh nghiệp vì vụ lợi. Tuy nhiên, nhà đầu tư trong doanh nghiệp liên doanh có yếu tố nước ngoài, do vậy những quan hệ, giao dịch dân sự, thương mại phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tính chất, phạm vi quốc tế. Vì vậy, các hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh luôn tiềm ẩn yếu tố phức tạp, khó nhận diện và khó xử lý triệt để hơn.

1.1.2.2. Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh

Phòng, chống tham nhũng được hiểu là tổng thể các thiết chế, thể chế. cơ chế, biện pháp pháp lý và xã hội nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng; phát hiện, xử lý tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh được hiểu là tổng thể các hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh nói riêng và khu vực tư nói chung; phát hiện, xử lý tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh theo quy định của pháp luật; giảm thiểu tác hạn do tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh gây ra đối với đời sống Nhà nước và xã hội.

Điều 4 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định rõ trách nhiệm phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, trong đó Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm: a) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; thực hiện quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; b) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng; c) Tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng; d) Kịp thời cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngồi nhà nước có trách nhiệm: a) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức; b) Kịp thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng.

dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đồng thời có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phịng, chống tham nhũng.

Điều 4 Bộ luật Hình sự hợp nhất quy định trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm như sau:

-Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.

- Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.

-Mọi cơng dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phịng, chống tội phạm.

Điều 3 Bộ luật Hình sự hợp nhất quy định một số nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội như sau: a) Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, cơng minh theo đúng pháp luật; b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, khơng phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần, địa vị xã hội; c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập cơng chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.

Bên cạnh quy định công minh, khoa học của pháp luật như nêu trên, Chính phủ Việt Nam ln khẳng định quan điểm "khơng có vùng cấm, khơng có ngoại lệ, bất kể người đó là ai" trong đấu tranh phịng, chống tham nhũng. Theo Báo cáo của Chính phủ, riêng năm 2019 cơ quan điều tra đã khởi tố mới 214 vụ, 487 bị can tham nhũng; thiệt hại trên 1.028 tỷ đồng và 22.069m2 đất; thu hồi 615.06 tỷ đồng và 11.867m2 đất; kê biên trên 795 tỷ đồng. Đã kết luận điều tra đề nghị truy tố 217 vụ, 653 bị can. Tòa án nhân dân các cấp thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 344 vụ, 849 bị cáo (tăng 31 vụ so với năm 2018); đã xét xử sơ thẩm 240 vụ, 517 bị cáo về các tội danh tham nhũng. Có 9 bị cáo bị tuyên phạt mức án tử hình, tù chung thân (Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái báo cáo tại phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Website của Thanh tra Chính phủ).

Như vậy, chúng ta thấy phịng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh nói riêng cũng như phòng, chống tội phạm tham nhũng (là một trong những loại tội phạm về chức vụ như đã nêu) và phịng, chống tham nhũng nói chung là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Pháp luật Việt Nam đã quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; cũng như quy định rõ quyền và

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố hải phòng làm đại diện chủ sở hữu (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)