Các yếu tố tác động và điều kiện bảo đảm cho phòng, chống tham

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố hải phòng làm đại diện chủ sở hữu (Trang 37 - 42)

nhũng trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp Nhà nước

Tham nhũng trong khu vực tư được hiểu là hành vi lợi dụng quyền hạn hoặc ảnh hưởng của cá nhân trong tổ chức nội bộ và hoạt động của doanh nghiệp khu vực tư vì vụ lợi. Do vậy, cơng tác phịng, chống tham nhũng trong khu vực tư nói chung và trong các doanh nghiệp liên doanh nói riêng chịu các yếu tố tác động đặc thù và điều kiện bảo đảm đặc thù, trong bối cảnh phòng, chống tham nhũng cần phải được xác định là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài, xuyên suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.1. Các yếu tố tác động đến phòng, chống tham nhũng trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp Nhà nước nghiệp liên doanh có vốn góp Nhà nước

- Nền công vụ hiệu quả, minh bạch, phục vụ nhân dân và xã hội, với đội ngũ cán bộ, công chức trung trực, công tâm, liêm khiết, tận tụy, chuyên nghiệp và được trả lương hợp lý; các chuẩn mực đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp được củng cố và phát triển.

- Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng và các cơ quan dân cử; trong đó có việc thực thi quyền lực nhà

nước, việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi và các điều kiện, cơ hội phát sinh tham nhũng trong việc hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật.

- Mơi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch nhằm thu hút đầu tư trong nước và nước ngồi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; từng bước giảm thiểu tệ hối lộ trong quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước và trong giao dịch kinh doanh.

- Tính trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, sức chiến đấu và hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng được nâng cao, giữ vai trò nòng cốt trong phát hiện và xử lý tham nhũng.

- Nhận thức của xã hội về tham nhũng, về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng; qua đó tác động tới sự tham gia chủ động của các tổ chức, đoàn thể xã hội, các phương tiện truyền thông và mọi công dân trong nỗ lực phòng, chống tham nhũng; xây dựng văn hóa và tạo ra thói quen phịng, chống tham nhũng trong đời sống của cán bộ, công chức và trong các tầng lớp nhân dân, cùng như trong nội bộ doanh nghiệp.

-Sự chủ động, tích cực của bên Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh trong công tác phòng, chống tham nhũng gắn với thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí; qua đó tạo dựng hình ảnh tốt đẹp, làm gương cho bên nước ngoài trong liên doanh.

- Nhận thức của chính các nhà đầu tư nước ngoài trong việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, coi Việt Nam là điểm đến đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận hợp pháp chứ không phải là mảnh đất dung dưỡng cho tiêu cực, sai phạm. Thông qua nhận thức đúng đắn của các nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh, các quy định nội bộ như Quy chế Đạo đức doanh nghiệp, Quy chế Ứng xử nội bộ, Thỏa ước lao động tập thể… mới phát huy hết ý nghĩa, tác dụng, đóng góp vào tiến trình phịng, chống tham nhũng tại doanh nghiệp.

1.3.2. Điều kiện bảo đảm cho phòng, chống tham nhũng trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp Nhà nước nghiệp liên doanh có vốn góp Nhà nước

Một là, công tác tuyển dụng và quản lý cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp liên doanh phải đảm bảo hiệu quả, có chất lượng cao. Doanh nghiệp phải

tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cả người sử dụng lao động và người lao động về phòng, chống tham nhũng. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các Quy chế Đạo đức doanh nghiệp, Quy chế Ứng xử nội bộ… nhằm bảo đảm sự liêm chính của cán bộ, nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó cần bảo vệ hiệu quả, biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong đấu tranh phịng, chống tham nhũng.

Hai là, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với tình hình thực tế và đổi mới không ngừng công tác cán bộ phục vụ nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng. Sửa đổi, bổ sung các quy định về công tác cán bộ, bảo đảm công khai, dân chủ; chấn chỉnh công tác thi tuyển, tiếp nhận cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm túc việc chuyển đổi vị trí cơng tác trong hệ thống chính trị và việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng. Xây dựng lộ trình cải cách tiền lương trong những năm tới theo hướng tăng thu nhập cao hơn cho cán bộ, công chức. Đề cao vai trị, trách nhiệm của báo chí trong phịng, chống tham nhũng.

Ba là, bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch; bổ sung quy định bảo đảm minh bạch quá trình ra quyết định, bao gồm cả chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và quyết định giải quyết một vụ việc cụ thể của cơ quan nhà nước các cấp. Hoàn thiện, cơng khai hóa và thực hiện đúng các chế độ, định mức, tiêu chuẩn sử dụng lao động, ngân sách và tài sản cơng.

Bốn là, tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế xã hội. Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai, công sở. Chấn chỉnh, bảo đảm công khai, minh bạch trong quy hoạch và quản lý, sử dụng tài sản công. Chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Công khai, minh bạch trong quyết định, chủ trương đầu tư và các hoạt động mua sắm công, kể cả việc cơng khai hóa các khoản hoa hồng từ mua sắm. Thực hiện thí điểm mơ hình mua sắm công tập trung. Chấn chỉnh công tác thu, chi ngân sách. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu ngân sách, trang bị tài sản, phương tiện đi lại, thiết bị làm việc. Tăng cường quản lý vốn, tài sản nhà nước và nhân sự tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Năm là, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng. Tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán một số lĩnh vực trọng điểm như: đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, thu, chi ngân sách, quản lý tài sản công và hệ thống ngân hàng thương mại. Nghiên cứu tổ chức các cơ quan phòng, chống tham nhũng theo hướng bảo đảm sự độc lập cần thiết với các cơ quan quản lý nhà nước theo cấp lãnh thổ và sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Trung ương. Tăng cường cán bộ cho các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, tòa án và kiểm tra của Đảng, đồng thời kiểm soát hoạt động của các cơ quan này. Người có hành vi tham nhũng phải bị xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh về trách nhiệm chính trị, hành chính hoặc hình sự, bất kể người đó là ai và ở cương vị nào. Chú trọng thu hồi tài sản tham nhũng. áp dụng chính sách khoan hồng đối với những người phạm tội nhưng có thái độ thành khẩn, đã bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả kinh tế, hợp tác tốt với cơ quan chức năng. Trừng trị nghiêm khắc những đối tượng tham nhũng có tổ chức, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Sáu là, tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng. Chủ động tham gia các chương trình, sáng kiến, diễn đàn quốc tế về phòng, chống tham nhũng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Thực hiện các cam kết quốc tế về phòng, chống tham nhũng, chú trọng tới các cam kết về xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày những kiến thức lý luận cơ bản về các khái niệm và tổng quan chung xoay quanh đề tài luận văn như: đầu tư nước ngoài, liên doanh, tham nhũng và phòng, chống tham nhũng. Nội dung chủ yếu của chương này là làm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam; tầm quan trọng của cơng tác phịng, chống tham nhũng trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố Hải Phòng làm đại diện chủ sở hữu

Tác giả đã làm rõ những nội dung liên quan đến việc doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố Hải Phịng làm đại diện chủ sở hữu là trường hợp đặc thù, cần có mơ hình, biện pháp phịng chống tham nhũng riêng tại các doanh nghiệp này, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi Luật Phòng chống tham nhũng 2018 đã có hiệu lực từ ngày 01.7.2019. Đồng thời, tác giả đưa ra những yếu tố cơ bản, giữ vai trò quyết định của cơng tác phịng, chống tham nhũng trong các doanh nghiệp liên doanh.

Những phân tích và lý giải ở chương 1 sẽ là cơ sở để khảo sát, nghiên cứu, phân tích rạch rịi, tỉ mỉ về cơng tác phịng, chống tham nhũng trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố Hải Phòng làm đại diện chủ sở hữu.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG

TRONG DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH CÓ VỐN GÓP NHÀ NƯỚC DO ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG

LÀM ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố hải phòng làm đại diện chủ sở hữu (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)