Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố hải phòng làm đại diện chủ sở hữu (Trang 77 - 85)

2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phòng,

2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Như đã phân tích, người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn nhà nước do UBND thành phố Hải Phòng làm đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp liên doanh được xác định là điểm mấu chốt trong cơng tác phịng, chống tham nhũng của các doanh nghiệp này, với vai trò là cầu nối giữa các cơ quan chức năng với doanh nghiệp, hài hịa lợi ích của doanh nghiệp và của thành phố. Cầu nối này càng vững mạnh thì hiệu quả phòng, chống tham nhũng càng cao, và ngược lại.

Các khó khăn chủ quan chủ yếu xuất phát từ những bất cập liên quan đến việc UBND thành phố Hải Phòng chưa ban hành quy định quản lý người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố Hải Phịng làm đại diện chủ sở hữu.

Tại mỗi doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố Hải Phịng làm đại diện chủ sở hữu chỉ có 01 người đại diện hoạt động chuyên trách theo quyết định của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, các người đại diện cịn lại hoạt động khơng chun trách (kiêm nhiệm). Thông tin người đại diện tại các Công ty cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Thông tin người đại diện tại doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố Hải Phòng làm đại diện chủ sở hữu

Công ty

Chức vụ người đại diện hoạt động

chuyên trách trước khi được bổ

nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc thứ nhất

Chức vụ hiện tại người đại diện hoạt động không chuyên trách

NHIZ Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng

Người thứ nhất: Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phịng. Người thứ hai: Phó trưởng ban Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng. DEEP C Trưởng phòng Phòng Tổng hợp - Văn

phòng UBND thành phố Hải Phòng

Người thứ nhất: Trưởng ban Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng. Người thứ hai: Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phịng.

DSIZ Phó Trưởng phịng Phịng Tổ chức cán bộ - Ban Tổ chức Thành úy Hải Phịng

Phó trưởng ban Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phịng.

Trên thực tế, người đại diện hoạt động khơng chuyên trách đều là các cán bộ chủ chốt của thành phố Hải Phịng, do đó vô cùng bận rộn trong công việc hàng ngày. Mặc dù trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố Hải Phòng làm đại diện chủ sở hữu đều có cả người đại diện hoạt động chuyên trách và người đại diện hoạt động không chuyên trách với trách nhiệm như nhau trước chủ sở hữu phần vốn nhà nước; ngoài ra tại từng Cơng ty đều có một người đại diện khơng chuyên trách được phân công là người đại diện phụ trách chung (theo quy định của pháp luật hiện hành nếu có từ hai người đại diện trở lên thì chủ sở hữu phải phân công 01 đại diện phụ trách chung) nhưng chủ yếu mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp đều do người đại diện hoạt động chuyên trách đảm nhiệm và chịu trách nhiệm chính. Như vậy, nếu buông lỏng quản lý, thiếu sâu sát với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tạo lỗ hổng rất lớn cho tiêu cực, sai phạm, nhất là với các lĩnh vực quản lý dự án, đấu thầu, mua sắm hàng hóa và dịch vụ.

Thời điểm trước 01/04/2014, việc quản lý người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trên toàn quốc hoàn toàn chưa theo một Quy chế thống nhất mà căn cứ vào từng loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân công, phân cấp hoặc được giao là Chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm quy định các nội dung liên quan đến người đại diện trong văn bản ủy quyền đối với người đại diện. Điều này gây nên sự lỏng lẻo, thiếu đồng bộ trong quản lý người đại diện, dễ xảy ra kẽ hở dẫn đến bng lỏng quản lý, khơng có cơng cụ để nắm bắt những thông tin cần thiết phục vụ cho phịng, chống tham nhũng.

Thơng tư số 21/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2014 của Bộ Tài chính (căn cứ Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân cơng, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp) ban hành Quy chế hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đã tháo gỡ mối nguy cơ nêu trên, theo

đó quy định căn cứ vào quy định của Quy chế này và các quy định khác của Chính phủ (trong thời hạn 90 ngày kể từ 01/04/2014), các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân công, phân cấp hoặc được giao là Chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải ban hành Quy chế hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền phù hợp với Điều lệ của doanh nghiệp, với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp; ban hành Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Người đại diện trên cơ sở đó quyết định các nội dung có liên quan đến Người đại diện như: khen thưởng, kỷ luật, quyền lợi, về việc tiếp tục ủy quyền, chấm dứt ủy quyền, thay thế Người đại diện, các nội dung khác (nếu có) (Điều 12.1).

Tuy nhiên, hết thời hạn theo luật định, UBND thành phố Hải Phòng vẫn chưa ban hành được Quy chế hoạt động của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố Hải Phòng làm đại diện chủ sở hữu. Việc quản lý người đại diện vẫn được vận dụng áp dụng dựa trên những quy định tại Quy chế chung theo Thông tư số 21/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014, dẫn đến thiếu tính thực tiễn, khó áp dụng một cách thực sự linh hoạt và hiệu quả.

Hiện nay, việc quản lý người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn nhà nước đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2015) của Chính phủ về quản lý Người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 cũng quy định “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm chủ sở hữu” (Điều 44.3), Như vậy, đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ như các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố Hải Phịng làm đại diện chủ sở hữu, Chính phủ đã trao quyền cho UBND thành phố Hải Phòng chủ động ban hành Quy định về quản lý người đại diện nhằm bảo đảm khoa học, linh hoạt và

phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương, tránh tình trạng “lúc lỏng lúc chặt” một cách cảm tính, duy ý chí.

Mặc dù vậy, suốt từ ngày 10/12/2015 đến nay, UBND thành phố Hải Phòng cũng vẫn chưa ban hành được Quy định về hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố Hải Phòng làm đại diện chủ sở hữu và vẫn áp dụng những quy định tại Quy chế chung theo Thông tư số 21/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014.

Ngày 30/01/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2019 về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước thay thế Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Điều 13.6 Nghị định này thêm một lần khẳng định, cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có trách nhiệm quy định tại Quy định về hoạt động của người đại diện phần vốn nhà nước các vấn đề mà người đại diện phần vốn nhà nước phải báo cáo, xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 36% vốn điều lệ không trái với quy định tại Điều 48 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Điều lệ của doanh nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan.

Mặt khác, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định tại Điều 34.3 Luật Phòng chống tham nhũng 2018. Theo quy định tại Điều 36.1 Luật Phòng chống tham nhũng 2018, việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2019. Tuy nhiên, do chưa có Quy định về quản lý người đại diện, nhiệm vụ này của Người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố Hải Phòng làm đại diện chủ sở hữu đã không được thực hiện đúng theo quy định.

Như vậy, có thể thấy việc UBND thành phố Hải Phòng cần thiết phải ban hành Quy định về hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố Hải Phịng làm đại diện chủ sở hữu là có đầy đủ hành lang pháp lý và vô cùng cấp thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định phòng, chống tham nhũng là vấn đề sống cịn của Đảng và chế độ ta.

Ngồi ra, cơng tác phịng, chống tham nhũng đối với các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố Hải Phòng làm đại diện chủ sở hữu còn gặp các khó khăn chủ quan: hạn chế về nguồn lực trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng của các cơ quan hữu quan, đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp đối với các dự án FDI và các cơ quan Nội chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng; vai trò của các cơ quan báo chí, nhất là báo chí địa phương cịn mờ nhạt, chưa phát huy hết vai trò, tác dụng trong phịng, chống tham nhũng.

Trong đó, nguồn lực trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng của các cơ quan hữu quan còn hạn chế cả về nguồn nhân lực lẫn các trang thiết bị, cơ sở vật chất cẩn có, nhất là trong bối cảnh tồn cầu hóa như vũ bão hiện nay, các dự án FDI đôi khi dồn dập đổ về như làn sóng, có khi gây quá tải cho công tác quản lý nhà nước.

Đơn cử như nhân lực Phòng Kinh tế đối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng là đơn vị đầu mối trong quản lý nhà nước các dự án FDI trên địa bàn thành phố nhưng chỉ có 07 người, chịu áp lực rất lớn trong đảm nhiệm tốt các công việc được giao. Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng là cơ quan trực thuộc UBND thành phố Hải Phòng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính cơng và dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu kinh tế và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật. tuy nhiên, các phòng chức năng của Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phịng mỗi phịng chỉ có từ 04 đến 07 người, rất căng thẳng trong những khi cần hồn thành cơng việc gấp (trong giai đoạn cao điểm của dịch Covid -19 tại Việt Nam, có những lúc các

phịng chun mơn phải làm việc thơng trưa, thậm chí cả ban đêm do khơng đủ nhân lực xử lý công việc tổng hợp các báo cáo thống kê). Như vậy, nhân sự xử lý các việc sự vụ cịn khơng đủ, nói gì đến tham gia đóng góp chuyên sâu vào phòng, chống tham nhũng đối với các doanh nghiệp FDI nói chung và với các doanh nghiệp liên doanh nói riêng. Tình trạng này xảy ra cả đối với các cơ quan nội chính như Tranh tra Nhà nước thành phố Hải Phịng, Ban Nội chính Thành ủy Hải Phòng…

Vai trò và trách nhiệm xã hội của các cơ quan báo chí thành phố Hải Phịng trong phòng, chống tham nhũng đối với khối FDI nói chung và với các doanh nghiệp liên doanh nói riêng cịn chưa được đánh giá đúng mức. Một phần do cách nhận định, nhận thức về báo chí địa phương là thường thơng tin theo “định hướng”, ít có quan điểm độc lập hoặc “tuyên truyền” nhiều hơn là “phản biện” khiến cho vai trò, khả năng, thế mạnh của các cơ quan báo chí thành phố Hải Phịng đơi lúc chưa được chú trọng, nhất là trong những thông tin phản biện quyết liệt về những vấn đề nóng liên quan trực tiếp đến các doanh nghiệp FDI trên địa bàn hoặc vụ việc nóng xảy ra trên địa bàn. Do đó, khi cần thơng tin, tun truyền thì các cơ quan báo chí được doanh nghiệp nhiệt liệt chào đón nhưng khi cần sự phối hợp điều tra, tiếp cận nguồn tin thì lại gặp nhiều khó khăn, thậm chí bất hợp tác. Điều này phần nào ảnh hưởng đến uy tín, vị thế và hoạt động của các cơ quan báo chí trong thơng tin phịng, chống tham nhũng. Trên thực tế nhiều nội dung thơng tin báo chí vẫn cịn mang đậm màu sắc tin lễ tân, yếu tố tổng thể, đa chiều chưa nhiều. Ví dụ là các hoạt động ký kết, kêu gọi hợp tác, gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp xuất hiện tương đối nhiều trên báo nhưng cụ thể đằng sau những hoạt động ấy là những kết quả nào, cơ hội gì, có thách thức nào tiềm ẩn khơng thì báo chí chưa có nhiều bàn luận, lý giải, gợi ý.

Về phía các nhà quản lý, cơ quan xúc tiến đầu tư thường rùm beng, long trọng trong công tác tổ chức sự kiện có nhà đầu tư và mời rất nhiều cơ quan báo chí, cả trung ương và địa phương. Nhưng sau đó, khi xảy ra những vấn đề nổi cộm, bất cập trong thực tiễn triển khai dự án FDI, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI thì báo chí, nhất là các cơ quan báo chí thành phố lại khơng

nhận được nhiều sự phối hợp cung cấp thơng tin. Đó là vấn đề mấu chốt trong nhận thức của các nhà quản lý và cả các nhà báo. Phải có mối quan hệ bền chặt, đồng thời có tinh thần trách nhiệm cao trong liên hệ trao đổi, cung cấp thông tin thường xuyên giữa hai phía thì mới có thể có những hành động vào cuộc thiết thực và những tác phẩm báo chí có giá trị đích thực trong phịng, chống tham nhũng.

Tiểu kết chương 2

Qua những phân tích cụ thể tại chương 2, chúng ta đã thấy được bối cảnh, đặc điểm và thực trạng phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố Hải Phịng làm đại diện chủ sở hữu, tuy có những thành cơng đáng ghi nhận, nhưng cũng cịn khơng ít khó khăn, vướng mắc cả khách quan và chủ quan cần nhanh chóng tháo gỡ.

Các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố Hải Phịng làm đại diện chủ sở hữu có đầy đủ nguy cơ tham nhũng đối với bên ngoài,

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp liên doanh có vốn góp nhà nước do UBND thành phố hải phòng làm đại diện chủ sở hữu (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)